Thích Hiểu Xuân và cây đàn nhị mê lòng người
Từ New York đến Paris, từ Tokyo đến Dallas, từ Stockholm cho đến Sydney – Thích Hiểu Xuân (Xiaochun Qi) đã khiến cho khán giả đắm chìm trong tiếng đàn nhị mê hồn của cô.
Đàn nhị, một trong những nhạc cụ truyền thống nổi tiếng nhất của Trung Quốc, có khả năng truyền đạt tấn bi kịch lớn. Dù nhịp độ âm nhạc nhanh hay chậm, đàn nhị cũng tạo ra một thứ âm thanh u sầu vừa du dương, khiến lòng người rung động khôn nguôi.
Âm nhạc Trung Hoa, bản thân nó cũng lâu đời như nền văn minh 5.000 năm, có chủ ý không giành quá nhiều cho giải trí, mà để tịnh hóa tư tưởng của con người. Theo niềm tin truyền thống, âm thanh cao thượng có thể tác động và làm hài hòa vũ trụ.
Nền văn hóa ấy đã cho ra đời cây đàn nhị hai dây với lịch sử khoảng 4.000 năm. Đàn nhị hiện trở thành một trong những nhạc cụ Trung Hoa dễ nhận biết và phổ biến nhất.
Cô Thích Hiểu Xuân trong đoàn vũ múa Shen Yun đã diễn tấu đàn nhị hòa cùng thanh âm của đàn dương cầm. Từ năm lên 6, cô đã được cha của mình truyền dạy kỹ năng và ngón nghề điêu luyện với loại nhạc cụ này.
“Khi tôi sáu tuổi, cha tôi bắt đầu dạy tôi cách chơi đàn nhị, và ông tập luyện với tôi mỗi ngày. Không gian sống rất hạn chế, để tránh làm phiền hàng xóm, ông dẫn tôi đến một công viên ở gần đó để tập luyện,” cô kể lại.
Những ngày đầu rèn luyện, quả thực rất khắc nghiệt đối với cô Thích. Cha huấn luyện cô quanh năm suốt tháng, bất chấp thời tiết. Cô từng nghĩ, ông là “người cha tàn nhẫn nhất thế giới”, cho đến khi cô bắt đầu hiểu được tình yêu sâu nặng mà ông dành cho âm nhạc cùng niềm vui “chinh phục đam mê” đằng sau nó.
“Trong khi tập luyện, đám đông quây quanh chúng tôi, nhìn ngắm, lắng nghe, gật gù, và nhịp chân. Giờ thì tôi hiểu vì sao cha tôi chịu khổ nhiều đến vậy để rèn luyện tôi thành một nghệ sĩ chơi đàn nhị—ông muốn tôi kế thừa trái tim và linh hồn nghệ thuật Trung Hoa và dùng âm nhạc để tạo ra niềm hy vọng, niềm vui và nội lực. Ông là một người cha tuyệt vời”, cô chia sẻ trong xúc động.
Mặc dù đàn nhị thỉnh thoảng được gọi là vĩ cầm hai dây của Trung Quốc, nhưng người chơi nhạc sẽ giữ đàn theo chiều dọc, chứ không phải theo chiều ngang, trong lòng của người ngồi chơi đàn. Chất liệu dùng làm đàn nhị là gỗ đặc, chẳng hạn như gỗ hồng mộc hoặc gỗ mun. Đàn còn có gồm có một bầu hợp âm nhỏ thường được bọc bằng da rắn. Hai dây bằng thép thay thế cho dây bằng lụa theo truyền thống. Cung đàn làm bằng tre và lông bờm ngựa màu trắng được đặt cố định giữa hai dây.
Đàn nhị mang nhiều phẩm chất độc đáo khiến cho nó trở thành một nhạc cụ thách thức người nghệ sĩ. Không có phím để tìm ra âm điệu thích hợp, các dây được ấn mà không được chạm vào cổ đàn.
Cô Thích cho biết, văn hóa Trung Hoa cổ đại khuyến khích sự hài hòa giữa đất trời, cuộc sống dung hợp giữa con người và tự nhiên. Đây cũng là nét đặc trưng được phản ánh trong các chương trình múa nghệ thuật của Shen Yun.
“Hôm nay, tôi ở trên sân khấu vì sự cống hiến của cha tôi cho những gì mà ông đã coi là nhiệm vụ của mình trong cuộc đời: giữ gìn bản chất và vẻ đẹp của văn hóa truyền thống Trung Hoa cho thế hệ mai sau”
– Thích Hiểu Xuân –
Chúng ta cùng thưởng thức tuyệt tác “Thệ Ước” được biểu diễn trong chương trình của Shen Yun qua video dưới đây:
Theo ShenyunPerformingArts