Thế nào mới thực sự là nghỉ ngơi?
Chúng ta nghỉ một tuần để đi du lịch, ở nhà ngủ một giấc thật dài, đi hát Karaoke, đi uống rượu,… Nhưng sau khi thực hiện các hoạt động này, đôi khi ta cảm thấy còn mệt mỏi hơn trước. Lẽ nào chúng ta đã hiểu sai hàm nghĩa của nghỉ ngơi?
Hàm nghĩa thật sự của nghỉ ngơi là gì? Chính là phục hồi tinh thần, thả lỏng thần kinh, để có được tinh thần và thể lực sung mãn, dồi dào khi quay trở lại với công việc, học tập.
Nếu phương thức nghỉ ngơi của bạn không thể mang lại cho bạn điều này, thì cho dù là hoạt động nào cũng đều là sai lầm.
Dưới là những nghiên cứu về nghỉ ngơi, có thể bạn chưa biết
1. Người lao động trí óc, mà ngủ để lấy lại sức thì không có tác dụng gì
Bạn phải mất cả ngày viết văn kiện, chủ trì một cuộc họp, khi kết thúc bạn thở dài: Mệt quá, ngày hôm nay tôi phải ngủ một giấc thật ngon. Với nhận thức thông thường thì phản ứng đầu tiên của chúng ta khi cảm thây mệt mỏi là “nằm cái đã”. Nhưng như vậy có hoàn toàn đúng không?
Ngủ xác thực là một phương thức nghỉ ngơi hữu hiệu, nhưng thực tế là nó chỉ phát huy tác dụng đối với người thiếu ngủ, hoặc người lao động tay chân. Với người lao động nặng, thì nguyên nhân của mệt nhọc chủ yếu là do cơ thể sản sinh ra một lượng lớn các chất axit, nếu rất mệt thì nên áp dụng phương thức nghỉ ngơi tĩnh, thông qua việc ngủ có thể làm cho năng lượng đã mất được bổ xung trở lại.
Nếu như không mệt lắm, thì chỉ nên ngả lưng một chút xíu, nhắm mắt, buông lỏng toàn thân và hệ thống thần kinh, sau đó tìm hoạt động nhẹ nào đó để thư giãn, như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc ngủ li bì.
Nếu bạn là người lao động trí óc, thì vỏ não chính là vùng hoạt động mạnh nhất, mật độ hoạt động của cơ thể rất thấp. Với mệt mỏi sinh ra do lao động trí óc thì việc ngủ sẽ không mang lại tác dụng lớn, trừ khi bạn phải thức đêm tăng ca, hoặc thiếu ngủ, vì điều bạn cần không phải là hồi phục thể lực thông qua “tĩnh chỉ”, mà là tìm hoạt động nào đó để giúp cho thần kinh được thả lỏng trở lại.
2. Không cần phải dừng lại, chỉ là thay đổi một chút
Hơn 10 tỷ tế bào thần kinh của vỏ não được tổ hợp tạo thành từ những phương thức khác nhau, vùng liên hợp chức năng cũng khác nhau, không phải tất cả đều hoạt động trong một thời điểm, mà là khi vùng này hoạt động, vùng khác sẽ được nghỉ ngơi.
Vì thế, thông qua thay đổi nội dung hoạt động, thì có thể giúp các vùng khác nhau của đại não được nghỉ ngơi.
Nhà tư tưởng người Pháp Jean-Jacques Rousseau đã từng nói: “Không phải ngay từ nhỏ tôi đã giỏi về nghiên cứu, bởi vì tôi chỉ cần tập chung hỏi lâu một chút là cảm thấy mệt ngay, thậm chí tôi không thể tập trung vào một vấn đề trong nửa giờ đồng hồ.
Nhưng tôi lại có thể thay phiên nghiên cứu những vấn đề khác nhau trong một khoảng thời gian dài, cho dù không ngừng nghỉ, nhưng tôi vẫn có thể thư thả, thoải mái suy nghĩ về từng cái. Vấn đề này có thể làm tiêu trừ sự mệt mỏi do vấn đề khác gây ra. Tôi đã áp dụng triệt để phát hiện này trong quá trình nghiên cứu tìm tòi tri thức của minh, vì thế nên tôi có thể làm việc cả ngày mà không cảm thấy mệt mỏi”.
Vậy nên, nếu bạn có đến vài công việc cần phải xử lý, thì tốt nhất là luân chuyển thực hiện chúng cùng một lúc, thay vì thực hiện xong cái này rồi mới thực hiện cái tiếp theo.
3. Cách nghỉ ngơi tốt nhất, là thổi bùng lên nhiệt huyết cuộc sống trong bạn
Sự mệt mỏi của chúng ta chủ yếu đến từ sự nhàm chán trong cuộc sống hiện tại. Vì thế cách nghỉ ngơi tốt nhất chính là tham gia những hoạt động giúp chúng ta điều tiết cảm xúc, tìm thấy nhiệt huyết trong công việc và cuộc sống.
Lê Hiếu, Theo Sound Of Hope