Thần thoại Hy Lạp: Icarus muốn chinh phục bầu trời và vọng tưởng của những “tín đồ” khoa học

01/05/21, 10:54 Đọc & Suy ngẫm

Những người thông thái và có thành tựu thường có cái tôi rất nhỏ, trong khi những người nhờ học theo người khác mà nắm được chút tri thức thì thường rất tự phụ và cho rằng bản thân có thể hiểu mọi thứ, thực chất là đang tự thu hẹp thế giới quan của mình. Câu chuyện về Icarus trong Thần thoại Hy Lạp đã để lại cho chúng ta một lời giáo huấn về điều này.

icarus
Câu chuyện về Icarus trong Thần thoại Hy Lạp thường dùng để cảnh tỉnh những người vọng tưởng làm những việc vượt quá khả năng của mình. (Ảnh qua Talenttalks)

Icarus vọng tưởng chinh phục bầu trời

Từ rất xa xưa, trong Thần thoại Hy Lạp kể lại rằng: Kiến trúc sư tài ba Daedalus vì giúp đỡ cho người anh hùng Theseus đánh bại quái vật Minotaur và thoát khỏi mê cung Labyrinth nên khiến vua Minos nổi giận. Để trừng phạt, vua Minos đã giam cầm Daedalus và người con trai Icarus của ông vào mê cung Labyrinth, cho họ chết dần trong vô vọng vì mê cung này không thể tìm được lối ra.

Tuy nhiên, vốn là một nhà phát minh thiên tài, Daedalus đã nghĩ ra một biện pháp táo bạo để thoát thân: Ông sử dụng sáp ong và lông chim thu lượm được trong mê cung để chế tạo ra hai đôi cánh giúp con người có thể bay lên bầu trời, một đôi cánh dành cho ông và một đôi dành cho Icarus. Sau khi phát minh hoàn tất, Daedalus và con trai quả nhiên có thể dùng nó để bay lên cao và thoát khỏi mê cung Labyrinth.

Trước khi bay, Daedalus đã dặn Icarus rất cẩn thận: “Con trai, hãy nhớ rằng không được kiêu ngạo vì phát minh này của ta, nó quá nhỏ bé! Nó chỉ có tác dụng duy nhất là giúp chúng ta rời khỏi nơi này mà thôi. Trong khi bay con không được vì đắc ý mà sinh ra vọng tưởng, hãy nhớ rằng các vị Thần đang quan sát chúng ta. Nếu con bay quá cao, mặt trời sẽ làm sáp ong bị chảy ra hết, và điều đó sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của con.”

Icarus đồng ý với cha. Nhưng sau khi bay lên trời, rời khỏi mê cung, Icarus càng lên cao càng cảm thấy hưng phấn, những gì cha dặn dò đã không còn lưu tâm nữa. Cậu dần nảy sinh tâm kiêu ngạo, cảm thấy dương dương tự đắc, vì trước giờ chỉ có các vị Thần mới bay được, có ngờ đâu hôm nay hai cha con mình đã thành công chinh phục bầu trời. Cậu bèn nghĩ: “Nếu lên cao hơn nữa thì sao nhỉ? Có đột phá được tới cung điện của các vị Thần không? Có thể lên đến nơi còn cao hơn cả Thần Zeus không?”

Thế là Icarus lại tiếp tục bay cao hơn nữa, cậu thậm chí không hề nghe tiếng réo gọi đầy lo lắng của người cha Daedalus đang vang lên từ bên dưới. Lên đến một nơi rất cao, Icarus nhìn thấy ánh mặt trời lóa mắt, cậu muốn đến gần hơn nữa để quan sát công việc của Thần mặt trời Helios, nhưng lúc này cậu mới hoảng hốt vì nhận ra sáp ong trên đôi cánh của mình bắt đầu tan chảy.

fall
Icarus bị rơi từ trên không xuống khi cố gắng tiếp cận Thần Mặt trời, dù rất thương xót con nhưng Daedalus cũng không còn cách nào ngoài việc tiếp tục cuộc hành trình. (Ảnh qua Pinterest)

Icarus vô cùng hoảng sợ, nhưng hối hận đã muộn, muốn bay ngược trở xuống cũng không còn thời gian nữa. Trong khoảnh khắc sáp ong tan hết, đôi cánh của Icarus đứt ra, người cậu rơi thẳng từ trên trời xuống biển sâu. Mặc dù vô cùng đau thương và tiếc nuối cho số phận bi thảm của con trai mình, nhưng Daedalus cũng không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục cuộc hành trình.

Người vô Thần chỉ tin vào khoa học, còn nhà khoa học thì tin vào Thần học

Câu chuyện trên trong Thần thoại Hy Lạp là một lời nhắc nhở đối với thế nhân: Đừng vì có chút hơn người mà trở nên ngạo mạn, tự cao tự đại, muốn làm cả những việc vượt khỏi năng lực của mình, thậm chí tự coi bản thân là Thần Thánh, để rồi cuối cùng phải trả một cái giá rất đắt. Ở một tầng ý nghĩa sâu hơn, câu chuyện này minh họa cho câu nói của Einstein: “Cái tôi càng lớn thì hiểu biết càng nhỏ, và ngược lại”.

Daedalus, nhà phát minh thiên tài, là một người rất thông minh và thông thái, dù đã sáng chế ra một đôi cánh có thể bay lên bầu trời nhưng ông không hề có chút tự mãn nào với thành tựu của mình, trái lại, ông cho rằng điều này quá nhỏ nhoi và không có gì đáng kể. Còn Icarus con trai của ông, dù chưa nắm được tri thức gì đáng kể và chỉ là người sử dụng lại phát minh của cha mình, nhưng đã vô cùng đắc chí, thậm chí còn cho rằng bản thân có thể đột phá bầu trời, siêu việt khỏi cảnh giới của các vị Thần. 

Có một cách nói rằng: Người vô Thần tin vào khoa học, còn các nhà khoa học vĩ đại lại tin vào Thần. Câu chuyện của Icarus cũng vừa khéo ứng với điều này: Icarus chỉ tin vào phát minh khoa học của Daedalus chứ không tin vào quyền năng của Thần, trong khi đó, chính Daedalus lại là một người biết tôn kính Thần, nể sợ Thần, ông biết phát minh của mình trong mắt Thần là quá nhỏ bé, nên không dám với cao, cũng cẩn thận dặn dò con trai điều đó, chỉ tiếc là Icarus “không thấy thì không tin”, tới lúc “tin” thì đã muộn rồi.

Chúng ta biết rằng, rất nhiều nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nhân loại, như Nicolaus Copernicus, Galileo Galilei, Isaac Newton, James Clerk Maxwell, Louis Pasteur, Blaise Pascal, Albert Einstein… đều là những người tin vào Thần, tin vào sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa. Đương nhiên rất nhiều người ngày nay dùng cụm từ “phản khoa học” để công kích vào tôn giáo và các niềm tin tâm linh, nhưng chúng ta không thể nói rằng các nhà khoa học vĩ đại trên là “phản khoa học” được.

nhà khoa học
Từ trái qua: Nicolaus Copernicus, Galileo Galilei, Isaac Newton, James Clerk Maxwell, Albert Einstein. (Ảnh: Wikipedia Commons)

Einstein đã nói: “Những điều nhân loại biết được chỉ giới hạn trong một vòng tròn, còn những điều nhân loại chưa biết đó là thế giới bên ngoài vòng tròn và nó là vô hạn.” Thực chất những nhà khoa học có thành tựu như Einstein, Newton… sẽ không tin vào Thần một cách mù quáng, sở dĩ họ lựa chọn tin vào Thần cũng là bởi vì càng nghiên cứu khoa học, càng mở mang tri thức, càng trở nên thông thái, thì họ càng cảm thấy những gì mình biết so với những gì mà tạo hóa đã tạo ra thật quá nhỏ bé, giống như so sánh hạt cát với cả đại dương vậy. Vì vậy mà họ đã lựa chọn tin vào sự tồn tại của Sáng Thế Chủ, bởi họ không thể phủ nhận được điều mà họ không biết chút gì. Điều này không phải là “mê tín”, mà trái lại, là rất có lý trí.

Còn những người dùng danh nghĩa khoa học để công kích tôn giáo, thực chất cũng giống như Icarus vậy, đứng trên thành tựu của những người tin vào Thần nhưng lại muốn phủ định Thần, điều này có lẽ chính là do tri thức hữu hạn và cái tôi quá lớn mang lại. Nếu nói theo cách của Einstein, thì chính là họ không chịu nhìn ra thế giới bên ngoài “vòng tròn”, mà cứ đi quanh quẩn trong “vòng tròn”, rồi tự cho rằng cái gì mình cũng đã thấu hiểu cả rồi. Thực chất điều này mới đúng là thật sự “mê tín”: Chỉ tin vào hiểu biết của bản thân mình và những gì mà mình có thể thăm dò được.

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

    Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

x