Thảm hoạ đến từ Kpop: Nam giới da mịn màng, ra đường là phải trang điểm, tô son!
Chỉ trong vòng vài năm, K-pop đã nổi lên thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu. Các nhóm nhạc nam của Hàn Quốc tạo ra một phân khúc riêng thu hút hàng triệu người hâm mộ trong thế giới giải trí đang chịu sự thống trị của điện ảnh Hollywood và nhạc pop Mỹ. Tuy nhiên, con đường vươn tới sự nổi tiếng của K-pop lại là chủ đề tranh luận sôi nổi, một số người cho rằng ảnh hưởng của K-pop đã tạo ra một cuộc khủng hoảng về nam tính.
“Nhan sắc” của sao nam K-pop đe dọa các giá trị nam tính
Các ngôi sao K-pop thường có vẻ ngoài nhu mì, làn da mềm mại, ăn mặc chau chuốt tinh tươm, môi tô son đỏ mọng… Phong cách điển hình của các sao nam Hàn Quốc khiến nhiều người xem K-pop là “mối đe dọa” đối với nam tính.
K-pop có một lượng fan hùng hậu, rải trên khắp thế giới. Việc người hâm mộ K-pop chấp nhận vẻ ngoài của các thần tượng đã gây ra tác động rất lớn đến hình ảnh đàn ông trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các diễn viên, ca sĩ Hàn Quốc cũng bị định hình với vẻ ngoài nữ tính như vậy. Trong thập niên 80 và 90, đàn ông Hàn Quốc xuất hiện trên các chương trình truyền hình ở xứ sở kim chi với vẻ ngoài rắn rỏi, nam tính.
Giữa những năm 1990, các ban nhạc nam như The Boys (Mỹ) đã bùng nổ trên sóng truyền hình. Xu hướng này đã sinh ra ngành công nghiệp K-pop với các nhóm nhạc nam có vẻ ngoài ẻo lả.
Sun Jung, tác giả của quyển Korean Masculinities and Transcultural Consumption (tạm dịch: Nam tính kiểu Hàn Quốc và sự tiêu thụ xuyên quốc gia) chia sẻ với BBC: “So với thập niên 80 và 90, bây giờ có nhiều xu hướng nam tính mềm mại hơn, như những hình tượng điển trai và hình tượng người đàn ông thanh lịch thường xuất hiện trên truyền thông. Khán giả cũng hoan nghênh và chấp nhận rộng rãi. Tôi nghĩ hiện tượng này nên được giải thích thông qua khái niệm lai hoặc sự nam tính đa năng – vừa dịu dàng nhưng cũng vừa nam tính, chứ không hẳn là ẻo lả”.
Bất chấp lập trường của Tiến sĩ Jung, vẫn không có nhiều người thực sự xem hình ảnh của các thần tượng K-pop là nam tính. Trong thực tế, họ thường được đánh giá là ẻo lả. Người ta thường đánh giá đàn ông qua sự nghiệp và tính cách hơn là ngoại hình. Khả năng chu cấp cho gia đình, đóng góp cho xã hội, bảo vệ quốc gia và những người yếu thế… bấy lâu nay vẫn được xem là chuẩn mực của phái mạnh. Thoát khỏi những hình mẫu lý tưởng theo quy ước xã hội để tạo ra phong cách mới cho đàn ông dựa trên vẻ ngoài bóng bẩy chưa chắc đã phù hợp.
Đây là một trong những lý do tại sao K-pop thường bị các tổ chức tôn giáo đề cao vai trò của giới tính truyền thống chỉ trích. Theo trang Christian Headlines: “Một trong những nhiệm vụ văn hóa cấp bách nhất mà chúng ta phải đối mặt là hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa của việc trở thành nam giới trong văn hóa của mình. Cho dù ta có khăng khăng như thế nào đi nữa thì xét về mặt sinh học, sinh lý học, tâm lý học, và thậm chí cả Kinh thánh, đều cho thấy rằng đàn ông và phụ nữ là khác biệt. Cả hai giới đều được tạo ra với sự độc đáo riêng sẵn có để mang lại sự sống cho thế giới”.
Trung Quốc rất ngại các anh “quần bó ẻo lả”
Lo lắng về ảnh hưởng của các nhóm nhạc nam K-pop đối với đàn ông của đất nước mình, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy chiến dịch tăng cường các phẩm chất truyền thống của nam giới. Truyền thông Trung Quốc thường gọi những người đàn ông bắt chước các thần tượng K-pop là “tiểu thịt tươi” hay “quần bó ẻo lả”. Phụ huynh cũng lên tiếng trước các chương trình truyền hình chiếu hình ảnh các bé trai trang điểm và ăn mặc nữ tính.
Lo lắng về ảnh hưởng của các nhóm nhạc nam K-pop đối với đàn ông của đất nước mình, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy chiến dịch tăng cường các phẩm chất truyền thống của nam giới.
Song Geng, đến từ Đại học Hồng Kông, phát biểu với tờ The Los Angeles Times: “Họ lo lắng rằng nếu đàn ông Trung Quốc quá ẻo lả… thì trong tương lai, chúng tôi sẽ trở thành một quốc gia yếu kém và không thể cạnh tranh với các đối thủ… Đang có sự lo ngại rằng sự rắn rỏi của đất nước đang bị những hình ảnh nam giới ẻo lả làm tổn hại”.
Nhà nước Trung Quốc xác định ưu tiên hàng đầu của quốc gia là khiến cánh mày râu thấm nhuần các giá trị nam tính. Một số biện pháp đang được ủng hộ như thành lập nhiều trường học chỉ toàn nam sinh. Một số chuyên gia Trung Quốc đang kêu gọi cần có sự phân biệt về giới tính gắt gao hơn trong giáo dục, đồng thời cảnh báo rằng xu hướng đàn ông ẻo lả là một vấn nạn khủng hoảng quốc gia.
Bảo San (theo Vision Times)
Xem thêm: