Thảm cảnh dân vượt biển liệu có lay động được Châu Âu?

05/09/15, 07:49 Thế giới

Từ hôm 2/9, hình ảnh xác một cậu bé ba tuổi  bị chết đuối trên đường vượt biển vào Châu Âu gây chấn động trong công luận Châu Âu. Tuy nhiên, sau nỗi xúc động ban đầu, liệu hình ảnh gây sốc này có lay động được chính sách cứng rắn đối với người nhập cư tại Châu Âu hay không?

Lính biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ mang xác em bé bị chết đuối lên bờ, ngày 2/9/2015.

Chỉ ít lâu sau khí được tung lên trên các mạng xã hội, loạt hình ảnh về cậu bé chết đuối bị trôi dạt vào bờ biển đã được rất nhiều tờ báo Châu Âu đưa lên trang nhất vào hôm qua (3/9/2015).

Tên cậu bé là Aylan Kurdi, người Syria, bị chết đuối cùng với mười một người khác – trong đó có cả người mẹ và anh trai 5 tuổi – hai chiếc thuyền chở họ từ thị trấn ven biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đắm khi đang cố gắng tiến về đảo Kos của Hy Lạp.

Bức họa của nghệ sĩ Omer Tosun với chú thích ‘Tôi chỉ đang mơ điều có thể diễn ra. Tôi nghĩ điều này thể hiện nỗi xấu hổ’

Đối với ông Bruno Jeambart, thuộc Viện thăm dò dư luận Opinion Way, thì các bức hình chụp xác cậu bé Aylan “hiển nhiên” là đã có “tác động về mặt chính trị” vào lúc mà nhiều nước Châu Âu, trong đó có Pháp, đặc biệt là bên cánh hữu, vẫn có những lời lẽ cứng rắn không muốn tiếp nhận người nhập cư. Theo nhà phân tích này, hình ảnh gây chấn động đó có thể khiến các lãnh đạo thay đổi lập trường.

Thật vậy, trên khắp Châu Âu, nhiều chính khách đã bày tỏ nỗi xúc động trước thảm cảnh, và cho rằng cần phải có hành động cụ thể để cưu mang người tỵ nạn, thay vì chỉ tỏ thái độ phẫn nộ suông trước hoạn nạn của họ.

Các nghệ sĩ khắp thế giới chia sẻ những bức ảnh thể hiện tình cảm riêng của họ hoặc mang tính châm biếm về thực trạng khủng hoảng nhập cư, cả những đứa trẻ cũng thở thành nạn nhân.

Một ví dụ là tuyên bố vào hôm qua của Thủ tướng Pháp Manuel Valls, khẳng định “cần phải khẩn cấp hành động, khẩn cấp động viên toàn Châu Âu” để lao vào giúp đỡ. Thủ tướng Anh David Cameron cũng cam kết sẽ lấy “trách nhiệm đạo đức” trên vấn đề người di cư.

Đối với ông Jeambart, các bức ảnh về cậu bé Syria rõ ràng là có tác dụng thức tỉnh công luận.

Bức ảnh của họa sĩ người Ai Cập Islam Gawish cùng dòng chú thích ‘Đứa trẻ này chỉ khát khao tự do nhưng lại bị chiến tranh cướp đi mạng sống, chiến tranh không phải của em’

Vấn đề lại là người dân Châu Âu phản ứng ra sao. Trên toàn Châu Âu, trong những năm gần đây, phong trào cực hữu bài ngoại, ngày càng được nhiều người ủng hộ nhờ tung ra các luận điệu chống nhập cư. Tại Pháp chẳng hạn, Mặt trận Quốc gia (FN) đã về đầu trong cuộc bầu cử Nhị viện Châu Âu năm 2014, hay tại Thụy Điển, Đảng Dân chủ lần đầu tiên đã về nhất trong một cuộc thăm dò dư luận.

Theo hãng tin Pháp AFP, từ khi bùng lên cuộc khủng hoảng người di cư ở Châu Âu, đã có nhiều bức hình được tung ra, làm dấy lên những nỗi xúc động, chẳng hạn như hình ảnh một chiếc xe đông lạnh màu trắng, bên trên có vẽ một cái đầu gà, bị bỏ rơi bên một xa lộ ở Áo tuần qua. Bên trong chiếc xe là xác 71 người di cư bị chết ngạt. Thế nhưng gây chấn động nhất vẫn là ảnh xác cậu bé Aylan, úp mặt trên trong chiếc áo đỏ và quần soóc màu xanh. Đối với báo Pháp Le Monde thì có lẽ là phải chờ đến bức ảnh này thì Châu Âu mới mở mắt ra, và hiểu được là những gì đang xảy ra.

71 người tị nạn chết ngạt trên một xe tải màu trắng ở Áo tuần qua.

Tuy vậy, theo ông Jeambart, vẫn còn quá sớm để nói rằng các bức ảnh chụp cậu bé Aylan sẽ làm cuộc tranh luận về vấn đề di cư chuyển hướng, ở Pháp và ở các nơi khác tại Châu Âu. Ông Gael Sliman, Chủ tịch Viện thăm dò Odoxa thì tỏ ý rất bi quan : “Sẽ là điều đáng ngạc nhiên nếu một bức ảnh nào đó, dù thương tâm đến nào chăng nữa, làm thay đổi được cái nhìn về việc tiếp nhận người di cư”.

Chuyên gia này nhắc lại : “Nhiều người Pháp trước đây đã bày tỏ nỗi xúc động trước những bức hình về người tỵ nạn Châu Phi bị kiệt sức khi đổ bộ lên bờ biển Lampedusa tại Ý. Thế nhưng một trong những cuộc điều tra dư luận của chúng tôi, được tiến hành ngay sau lúc đó, vẫn cho thấy rằng 73% người Pháp cho biết họ chống lại nhiều biện pháp hợp lệ hóa người nhập cư”.

Theo vi.rfi.fr

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x