Thái Sơn – Thánh sơn trong lòng người, biểu tượng tinh thần không thể thay thế

12/10/18, 16:23 Tri thức

Từ xa xưa, Thái Sơn đã được sùng bái là núi thánh, bởi vậy, hoàng đế các triều đại từ Tần – Hán đến Minh – Thanh đều phải đến Thái Sơn tế cáo thần linh, dựng miếu thờ, lập bia, đề tự… Thái Sơn đối nhiều người mà nói, chính là một biểu tượng tinh thần không thể nào thay thế…

Núi Thái Sơn. (Ảnh từ everythingzoomer)

 

Năm Khai Nguyên thứ 24 thời Đường Huyền Tông (năm 736), Đỗ Phủ năm đó 25 tuổi đến Trường An tham dự kì thi Cống Cử, kết quả không đậu, sau đó bèn chu du khắp đất Tề Triệu (vùng Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông ngày nay), rồi viết ra tác phẩm “Vọng Nhạc” nổi tiếng, lấy cảm hứng từ ngọn núi Đông Nhạc Thái Sơn.

Đại Tông phù như hà?

Tề Lỗ hanh vị liễu.

Tạo hoá chung thần tú,

Âm dương cắt hôn hiểu.

Đăng hung sinh tầng vân,

Quyết tí nhập quy điểu.

Hội đương lăng tuyệt đỉnh,

Nhất lãm chúng sơn tiểu.

Dịch nghĩa

Núi Ðại Tông như thế nào?

Ðất Tề, đất Lỗ màu xanh không ngớt.

Tạo hoá hun đúc nét đẹp khí thiêng ở đó,

Sườn núi bắc (âm), nam (dương) phân chia chiều sớm.

Lòng (ngực) núi dao động phát sinh lớp lớp khói mây

Giương mắt đắm vào bầy chim về tổ.

Ðược dịp lên tận đỉnh cao chót vót,

Ngắm nhìn mới thấy núi non chung quanh đều nhỏ bé

Đỗ Phủ đứng trên đỉnh Ngọc Hoàng núi Thái Sơn phóng tầm mắt ra xa, từng dãy núi trùng điệp, trải dài nghìn dặm, núi không biết bao nhiêu mà kể, đỉnh chẳng biết đỉnh nào cao nhất, lòng bỗng dấy lên niềm cảm khái vô hạn.

Đỗ Phủ đứng trên đỉnh Ngọc Hoàng núi Thái Sơn phóng tầm mắt ra xa. (Ảnh từ wp)

Thái Sơn phía Đông giáp biển Hoàng Hải, phía Tây là hạ du sông Hoàng Hà, nguy nga hùng vĩ, khí thế sừng sững, được mệnh danh là “Ngũ nhạc độc tôn”, hai câu cuối cùng trong bài thơ Vọng Nhạc: “Hội đương lăng tuyệt đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiêu”, ngày nay được mọi người gán tặng như một câu triết lý, dùng để khích lệ sự cố gắng trong cuộc sống và đỉnh cao của sự nghiệp!

Thánh sơn trong lòng người

Vậy thì, Thái Sơn là ngọn núi như thế nào? Nó có đặc điểm gì nổi bật, có thể khiến Đỗ Phủ dâng lên lòng cảm khái như vậy?

Thái Sơn còn có tên là Đại Tông hoặc Đại Nhạc, là Đông Nhạc trong Ngũ Nhạc, nằm ở trung tâm tỉnh Sơn Đông, đỉnh núi chính Ngọc Hoàng cao 1545m so với mực nước biển. Thái Sơn không phải dãy núi cao nhất trong Ngũ Nhạc, mà xếp sau Hoành Sơn và Hoa Sơn, đứng vị trí thứ 3, cũng không được coi là núi cao trong các dãy núi lớn ở Trung Quốc, tuy nhiên nó nằm ở chân dãy núi phía Nam, từ thành phố Thái An có độ cao 200m so với mực nước biển, bình địa trải dài 1300m, khí thế vô cùng hùng vĩ.

Thái Sơn là dãy núi cao nhất ở Sơn Đông, hơn nữa là ngọn núi cao nhất mà bao trọn diện tích mấy trăm km. Nó là Thánh sơn vô cùng cao quý trong lòng người Trung Quốc. Tương truyền để tỏ rõ lòng biết ơn đối với sự phù hộ của các vị Thần trên trời, cổ đại từng có 72 vị đế vương từng lên núi Thái Sơn để tế trời, địa vị siêu phàm của Thái Sơn chỉ cần nhìn một phần nhỏ cũng đủ hiểu.

Thái Sơn không chỉ được các bậc đế vương trong lịch sử phong kiến tôn sùng, mà còn được kính ngưỡng bởi các văn nhân nhiều thời đại. Ngoài Đỗ Phủ ra, Khổng Tử của triều Chu, Tào Thực thời Ngụỵ, Tư Mã Thiên triều Hán, Lục Cơ triều Tấn, Lý Bạch triều Đường, Tô Triệt triều Tống… cũng từng để lại những vần thơ văn khen ngợi nơi này. Những bài thơ, ca phú ngợi ca Thái Sơn mà văn nhân các thời đại để lại ước tính hơn một nghìn bài, đề tự khắc trên đá, có thể thấy ở khắp nơi.

Những bài thơ, ca phú ngợi ca Thái Sơn mà văn nhân các thời đại để lại ước tính hơn một nghìn bài, đề tự khắc trên đá, có thể thấy ở khắp nơi. (Ảnh từ flickr)

>>> Cửa địa ngục núi Côn Lôn và các hiện tượng biến mất không lời giải

Nơi ở của Thần tiên

Thái Sơn cũng được coi là nơi ở của Thần tiên, cũng là vùng đất tu luyện lý tưởng của những bậc tu hành. Những câu chuyện về tiên nhân lưu truyền ở đây cũng không ít, ví dụ: ông lão Thái Sơn, Tắc khâu quân, An Kỳ Sinh, Thôi Văn Tử…

Trong cuốn “Thần tiên truyện” của Cát Hồng đời Tấn viết có ghi lại câu chuyện về ông lão Thái Sơn như sau: Khi Hán Vũ Đế – Lưu Triệt tuần du đi săn, nhìn thấy một ông già đang cuốc đất vệ đường, ánh sáng trắng ở trên đầu cao vài thước. Ông già đó khoảng hơn 50 tuổi, nhưng sắc mặt hồng hào như trẻ nhỏ, da dẻ mịn màng sáng láng, vừa nhìn đã thấy không giống với phàm tục.

Vũ Đế lấy làm lạ, liền tiến lên hỏi, ông già nói với Vũ Đế rằng, ông ta từng gặp một người đắc đạo, người đó dạy cho ông ta cách để tu luyện, ông ta đã tu hành theo, cơ thể bắt đầu dần trẻ lại, tóc bạc cũng chuyển dần thành tóc đen, răng đã rụng hết giờ chen nhau mọc

Ông lão đó chính là ông lão Thái Sơn, sau đó ông đi vào Thái Sơn, cứ cách 10 năm, 5 năm là ông ta lại trở về quê hương để thăm thú, nhưng lúc ông hơn 300 tuổi, thì không ai gặp ông nữa.

Truyền thuyết “Xá thân nhai”

Phía Nam đỉnh Nhật Quang trên núi Thái Sơn có một vách núi cheo leo gọi là “Xá thân nhai”, ba mặt dựng đứng, dốc ngược như vót. Tên gọi “Xá thân nhai” này đến từ một truyền thuyết dân gian cảm động.

Tương truyền, cô em chồng và chị dâu vì muốn cho người mẹ bệnh nặng lâu ngày có thể khỏe lại, liền cùng đi đến trước tượng Quan Âm hương hoả hưng thịnh cầu nguyện, người con dâu thành tâm thành ý nói: “Quan Âm Bồ Tát đại từ đại bi xin hãy cứu lấy mẹ chồng tôi, để bà ấy mau khoẻ mạnh, bệnh tình được chữa khỏi, tôi sẽ lấy thân báo đáp, nhảy từ vách núi xuống”. Người em chồng đang quỳ bên cạnh nghe thấy thế vô cùng cảm động, vì thế cô cũng cầu giống như người chị dâu.

Không lâu sau, bệnh tình bà cụ biến chuyển tốt. Một hôm, người con dâu nghiêm túc nói với mẹ chồng: “Bệnh của mẹ có thể chữa khỏi là do Bồ Tát phù hộ, bây giờ là lúc đáp trả lại lời hứa rồi”. Mẹ chồng không can tâm, hi vọng con dâu không phải nhảy xuống vách núi, nên nói thử tìm cách khác xem sao.

Con dâu bình tĩnh nói: “Lời đã nói ra, sao có thể coi như không?”. Em chồng nghe xong liền cảm thấy hơi hối hận. Tuy nhiên, nhìn bộ dạng kiên định của chị dâu, liền nói: “Em sẽ cùng đi với chị!”.

Sau đó, em chồng chị dâu đến trước vách đá, chị dâu quay đầu lại hỏi em chồng: “Chúng ta nhảy cùng lúc hay từng người một nhảy?”. Em chồng vội nói: “Chị dâu, hay là chị nhảy trước đi!”. Chị dâu nói: “Vậy chị đi trước đây”. Lời còn chưa dứt, bóng dáng đã mất hút vào khoảng không, một lát sau, chỉ thấy từ không trung bay đến một đoá hoa sen, đón lấy chị dâu rồi chở đi.

Thấy cảnh đó em chồng cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, chắc rằng đó là Bồ Tát hiển linh, vậy là cũng nhảy theo sau, nhưng không lâu sau liền nghe thấy một tiếng gào thê thảm, em chồng thịt nát xương tan dưới vách núi.

Sau này mọi người đặt tên vách núi đó là “Xá thân nhai”, nó nhắc nhở chúng ta giữa “chân thành” và “không chân thành” chỉ cách nhau vài milimet, nhưng lại đưa đến kết quả cách xa ngàn dặm.

Thái Sơn ăn sâu bám rễ trong tinh thần của người dân

Từ xa xưa, Thái Sơn đã là Thánh sơn của Trung Quốc, cũng là Thần sơn, là tượng trưng cho văn hoá Trung Hoa, mọi người thể hiện sự sùng kính Thái Sơn bằng những áng văn thơ, không khó để tìm thấy những điển cố liên quan đến Thái Sơn trong ca từ Trung Quốc.

Ví dụ như “Thái Đẩu”, ý chỉ Bắc Đẩu Thái Sơn, núi Thái Sơn ở nhân gian và sao Bắc Đẩu ở trên trời, đều là điển phạm tiêu chuẩn mà mọi người đều vô cùng kính ngưỡng, mãi mãi không vươn tới được.

Hay lại như, Tư Mã Thiên lập chí hoàn thành bộ “Sử Ký”, mà phải chịu nỗi nhục cung hình và sự chê cười của người đời, sau khi chịu hình phạt Tư Mã Thiên đã viết thư cho một người bạn cũ Nhâm An, nhắc lại tình cảnh mình đang gặp phải, đồng thời kể lại lý do mình phải nhịn nhục mới giành phần thắng, là vì hoàn thành bộ “Sử Ký”, trong thư có viết một câu: “Ai cũng có một lần chết. Cái chết có khi nặng hơn Thái Sơn, có khi nhẹ hơn lông hồng”. Thái Sơn – lông hồng từ đó đã trở thành cách ví von hay nhất khi nói về sự chênh lệch nặng – nhẹ.

Hay như, thành ngữ “An như Thái Sơn”, bắt nguồn từ “Thượng Thư gián Ngô Vương” của Mai Thừa thời Tây Hán, Mai Thừa thấy Lưu Tỵ âm mưu tạo phản, liền viết “Thượng Thư gián Ngô Vương” để can gián Lưu Tỵ, trong gián thư ông nói: “Có thể nghe theo lời của trung thần thì trăm sự sẽ ổn thỏa. Nếu thuận theo ham muốn dục vọng, thì sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm như trứng chồng lên nhau, rất khó để quay đầu. Nếu biết tiết chế dục vọng, tình thế dễ như trở bàn tay, yên ổn như Thái Sơn. Thái Sơn ở đây đồng nghĩa với vững chãi, không lay động”.

Từ đó có thể thấy, tinh thần cao quý, chịu nhục gánh vác trọng trách lớn, vững chãi của Thái Sơn đã dần dần ăn sâu vào máu của người Trung Quốc, trở thành gốc rễ vững chắc trong văn hóa Trung Hoa.

>>> Chuyện Núi Cấm: Đôi tình nhân cùng nhau tự vẫn tái sinh làm anh em song sinh

Tuệ Tâm, theo KNY

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x