Tập Cận Bình cảnh báo: Hãy tránh xa phe cánh Giang Trạch Dân
Gần đầy ông Tập Cận Bình đã yêu cầu các quan chức cấp bộ tỉnh trở lên trên toàn Trung Quốc, cần phải nghiêm ngặt đề phòng để khỏi bị “săn đón” vào những tập đoàn lợi ích. Và theo những phân tích thì đây là tín hiệu ông Tập Cận Bình sắp khai đao với tập đoàn lợi ích của Giang Trạch Dân.
Ngày 13/2, ông Tập Cận Bình tổ chức khóa thảo luận và nghiên cứu Lục Trung Toàn Hội cho những quan cấp tỉnh trở lên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) học tập. Ông Tập Cận Bình và 6 Thường ủy còn lại như Lý Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn, v.v. cũng đến tham dự.
Ông Tập Cận Bình lần đầu tiên yêu cầu các quan chức cấp cao chú trọng đề phòng “tập đoàn lợi ích săn đón”, cũng như yêu cầu các quan chức cấp cao phải “tự kỷ luật”, phải “đấu tranh với tư tưởng đặc quyền và hiện tượng đặc quyền”,…
Trước đây ông Tập cũng đã nhiều lần nhắc đến “tập đoàn lợi ích”, như trong một lần đại hội vào Tháng 10/2014 của ĐCSTQ, ông đã từng yêu cầu các quan chức của ĐCSTQ “nghiêm cấm lập ra các tập đoàn lợi ích, tiến hành trao đổi lợi ích”.
Sau khi nhậm chức tại đại hội 18 của ĐCSTQ, ông Tập đã bảy tỏ quan điểm, cải cách cần đột phá “hàng rào lợi ích kiên cố”; trong 3 lần họp của Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương vào Tháng 1/2014 của ĐCSTQ, ông Tập đều đề cập đến việc, các quan chức của ĐCSTQ “không được dựa vào quan hệ thân nhân, không được nâng đỡ họ hàng thân thích”.
Thời điểm đó có rất nhiều bình luận cho rằng, ông Tập đang phê bình những quan viên các cấp vẫn tận hiến cho Giang Trạch Dân.
10 kiểu tập đoàn lợi ích lớn của ĐCSTQ
Tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan phát ngôn của ĐCSTQ, vào Tháng 10/2014 đã từng xuất bản bài viết “Tập Cận Bình tại sao lại chỉ đích danh phê bình tập đoàn lợi ích”, trong đó có nói, một “vòng tròn luẩn quẩn” được kết thành xung quanh lợi ích, chính là tập đoàn lợi ích; và hình thái của các tập đoàn lợi ích là khác nhau, và những “tập đoàn” này về thực chất đều có sự tham gia của các nhóm nắm giữ quyền lực.
Bài viết còn liệt kê ra 10 kiểu mô hình của tập đoàn lợi ích như: các mô hình thân thuộc tá phong, thuộc địa bão đoàn, hành nghiệp lũng đoạn, thương nghiệp tiến cống, ngưu tâm ngưu mã tầm mã, nhân thân y phụ, v.v.
Tập Cận bình xóa sạch tập đoàn lợi ích
Từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức cho đến nay, đối chiếu với loại hình ở trên, đã hạ bệ Chu Vĩnh Khang người từng cầm đầu “Bè phái Tứ Xuyên” (mô hình thân thuộc tá phong), “Bè phái chính pháp” (mô hình ngưu tâm ngưu mã tầm mã), Chu Vĩnh Khang và Tăng Khánh Hồng cầm đầu “Bè phái dầu mỏ” (mô hình hành nghiệp lũng đoạn). Chu Vĩnh Khánh câu kết với thương nhân Tứ Xuyên – Ngô Binh để “rửa tiền”, câu kết với bố già xã hội đen Tứ Xuyên – Lưu Hán (mô hình thương nghiệp tiến cống).
Đồng thời Tập Cận Bình cũng hạ bệ những “tâm phúc” mà Giang Trạch Dân đề bạt, là cựu Phó chủ tịch quân ủy Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, cũng như hơn 50 sĩ quan quân đội khác của phe Giang. Thông qua cải cách quân đội, ông Tập Cận Bình về cơ bản đã giành lại được quân quyền mà Giang Trạch Dân đã khống chế suốt hơn 20 năm.
Ông Tập cũng đã hạ bệ đồng minh của Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai, là chủ nhiệm văn phòng Trung ương ĐCSTQ Lệnh Kế Hoạch, đồng thời cũng bắt vợ, anh trai và những người thân khác của Lệnh Kế Hoạch (mô hình thân thuộc tá phong), tiêu diệt “Tây Sơn Hội” mà Lệnh Kế Hoạch chủ đạo.
Bốn nhân vật gồm Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch những người đã bị kết án tù chung thân và Từ Tài Hậu người bị chết sau khi bị bắt giữ, được gọi là “Tân bè lũ bốn tên” (mô hình nhân thân y phụ). Và “Tân bè lũ bốn tên” này dựa dẫm vào chung một “lão bản” là Giang Trạch Dân.
Đồng thời, rất nhiều tay chân của Tăng Khánh Hồng, nhân vật số hai trong phe Giang cũng đã bị bắt giữ, như là Tô Vinh cựu Phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc; Mã Kiện cựu Thứ trưởng Bộ công an Trung Quốc; Tống Lâm cựu tổng giám đốc của tập đoàn Hoa Nhuận; Tiêu Kiến Hoa người cầm lái Minh Thiên Hệ, được coi là “cỗ máy rửa tiền” cho gia tộc Tăng Khánh Hồng. Một “cỗ máy rửa tiền” khác của gia tộc Tăng Khánh Hồng là Hứa Gia Ấn, Chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn Quảng Châu Hằng Đại cũng đã bị liệt vào bảng danh sách nhóm trọng điểm tiếp theo sẽ bị điều tra chống tham nhũng.
Giới quan sát cho rằng, cuộc vận động “Đả hổ” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã chỉ hướng đến những đại lão hổ cuối cùng là Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng.
Phân tích: Muốn quan viên lựa chọn hàng ngũ, tránh xa tập đoàn Giang Trạch Dân
Bình luận viên Thạch Thực của Epochtimes phân tích rằng, vây cánh của Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng đã bị loại trừ đi rất nhiều, quá trình “đả hổ” của ông Tập Cận Bình đã bước tới gian đoạn mấu chốt nhất – vây quét Giang, Tăng.
Thạch Thực cho rằng, mối uy hiếp lớn nhất trong nội bộ ĐCSTQ đối với ông Tập Cận Bình hiện nay vẫn là nhóm lợi ích Giang Trạch Dân, nhóm này vẫn đang “dựa vào địa thế hiểm trở” ngoan cố chống cự; “tập đoàn lợi ích” của phe Giang vẫn là tập đoàn lợi ích lớn nhất, tiêu biểu chính chính là ba Thường ủy của phe Giang – Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, thỉnh thoảng vẫn lợi dụng quyền lực của mình để phá rối ông Tập Cận Bình.
Thạch Thực cho rằng, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất với các quan chức từ cấp tỉnh trở lên trên toàn Trung Quốc về việc đề phòng “tập đoàn lợi ích săn đón” trong thời điểm này, chính là yêu cầu các quan chức này không để bị phe cánh Giang Trạch Dân lôi kéo và mua chuộc.
Ông Tân Tử Lăng, cựu Giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc phân tích rằng, trước đại hội 19 của ĐCSTQ, Tập Cận Bình sẽ có động tác mạnh, nhất định sẽ giải quyết vấn đề Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng.
Bình luận viên Hạ Tiểu Cường của Epochtimes cho rằng, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên sử dụng ngôn từ “cảnh giác tập đoàn lợi ích” chính là đưa ra cảnh báo với toàn bộ quan viên của ĐCSTQ, để họ lựa chọn hàng ngũ, tránh xa tập đoàn Giang Trạch Dân. Đây cũng là sự báo hiệu cho cho thấy ông Tập sắp động thủ với những thành viên quan trọng trong tập đoàn Giang trạch Dân. Vì thế, Những ngày tháng tốt lành của những Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn, v.v sẽ không còn được bao lâu nữa.
Lê Hiếu, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung