Tâm sự của cô bé có bố mẹ ly hôn: ‘Đến giờ cháu vẫn thấy ghen tị với các bạn được sống cùng bố mẹ’

17/03/21, 17:41 Cuộc sống

Bố mẹ Natalie Munõz ly hôn khi cô bé tròn 8 tuổi. Đến nay đã gần 10 năm, cô bé ngày nào giờ đã thành thiếu nữ, nhưng nỗi đau ấy vẫn mãi âm ỉ trong lòng cô, trở thành một vết thương khó lành, in hằn trong tâm trí.

Ban đầu, Natalie không chấp nhận được sự thật là bố mẹ cô bé đã chia tay. (Ảnh qua elabogadoadam)

Trên tờ The New York Times, cô bé đã kể lại những cảm xúc của mình khi bố mẹ ly hôn khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Một buổi tối cách đây 7 năm, cháu đang xem chương trình yêu thích thì bố mẹ đi vào phòng khách và tắt TV. Ban đầu, cháu cảm thấy khó chịu và rồi bối rối khi bố mẹ giải thích rằng hôn nhân của họ không ổn và họ sẽ chia tay nhưng vẫn coi nhau là bạn.

Đối với bất kỳ đứa trẻ nào, đặc biệt là với đứa con một như cháu, vụ ly hôn đó gây ra một nỗi đau giống như mất đi người thân vậy. 

Ban đầu cháu không chấp nhận sự thật. Cháu vẫn đi cùng bố hoặc mẹ tới văn phòng bất động sản hay đi xem nhà mới và mơ về cảnh một buổi tối ở nhà, bố mẹ đang cùng nhau nấu ăn, nhìn thấy cháu cả hai mỉm cười và nói: “Bố mẹ xin lỗi đã làm con yêu lo lắng, nhưng bây giờ mọi chuyện ổn rồi con ạ”.

Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, cháu cũng luôn nghĩ đến cảnh cả gia đình cùng đi cắm trại, ngồi xem phim, ăn bỏng ngô ở phòng khách.

Cháu vẫn luôn mơ về gia đình hạnh phúc, có cả bố và mẹ như thế cho đến một ngày bố mẹ thỏa thuận mua 2 căn nhà và chia đôi số đồ đạc. Lúc đó, cháu mới chợt nhận ra giấc mơ ấy sẽ không bao giờ thành hiện thực.

Chỉ cần nhắm mắt lại, Natalie sẽ tưởng tượng ra ngay cảnh cả gia đình cùng nhau nấu ăn, đi cắm trại, ngồi xem phim, ăn bỏng ngô ở phòng khách. (Ảnh qua multimetro)

Những ngày sau đó, cháu bắt đầu cảm thấy ghen tị với các bạn mỗi khi thấy họ được cả bố và mẹ đến đón lúc tan trường.

Năm lớp 6, khi phải hoàn thành bài tập khoa học là tạo một ngọn núi lửa, cháu đã phải bê ngọn núi chạy qua lại giữa nhà bố và mẹ. Trong khi các bạn ấy chỉ cần để ngọn núi ở gara hay tầng hầm và làm đến lúc xong thì thôi.

Sau cảm giác ghen tị với các bạn, cháu lại thấy chán nản, mà thực sự cháu cũng không rõ đó có phải là cảm xúc chán nản hay không. Chỉ biết vào thời điểm ấy, cháu thường thu mình và thờ ơ với mọi thứ xung quanh. 

Cháu cũng không có chính kiến với bất kỳ chuyện gì. Trước những câu hỏi của mọi người, cháu đều trả lời “Vâng ạ” vì cảm thấy nếu bản thân có nêu lên ý kiến thì cũng chẳng thay đổi được gì. Bố mẹ cháu chắc chắn vẫn chia tay và cháu vẫn nộp bài tập về nhà môn Anh vào mỗi sáng.

Thậm chí, cháu luôn cảm thấy mình vô dụng nên bố mẹ mới không để tâm đến suy nghĩ hay bất kỳ ý kiến nào của cháu.

Gần một năm sau kể từ khi bố mẹ cháu ly hôn, mỗi buổi tối khi nằm một mình trên giường, cháu vẫn tưởng tượng ra cảnh cả gia đình sống chung một nhà. Không có ai ở bên để tâm sự, nên trí tưởng tượng bắt đầu trở nên phong phú hơn. Cháu tưởng tượng ra cảnh mỗi buổi sáng được bố mẹ gọi dậy, cùng đưa đến trường, thậm chí cháu có thể ngửi thấy cả mùi nước hoa của mẹ và mùi nước súc miệng của bố khi họ cuống cuồng chuẩn bị đi làm.

Có lúc cháu lại tưởng tượng ra bữa tiệc sinh nhật lần thứ 10 diễn ra vui vẻ với tất cả bạn bè và gia đình… Cháu cứ tưởng tượng như thế cho đến khi chìm vào giấc ngủ để đến lúc tỉnh dậy lại bần thần ngồi một lúc lâu trên giường vì không nghe thấy tiếng gọi của bố, không ngửi được hương thơm phảng phất trên người mẹ. 

Phải rất lâu sau đó cháu mới thoát khỏi thời kỳ hoang tưởng này. Nhưng đến tận bây giờ cháu vẫn không chắc liệu mình đã dứt hẳn hay chưa. Có vẻ cháu đã vượt qua từng giai đoạn nhỏ để thoát khỏi cảm giác đó.

Vào mùa hè năm lớp 5, cháu chuyển từ trường tiểu học tư thục nhỏ ấm cúng sang ngôi trường công cấp hai rộng lớn. Khi ngày khai giảng sắp đến, cháu thấy vô cùng phấn khích vì cảm thấy đây là cơ hội để “tái sinh”. Cháu sắp từ bỏ một nơi mà ai cũng biết mình, biết cả chi tiết về cuộc sống riêng tư của mình, sang một nơi không ai biết mình và mình cũng không biết ai.

Khi bước vào ngôi trường mới, cháu bắt đầu tưởng tượng một điều kì diệu là bố mẹ cưới nhau lại hoặc là họ chưa thực sự ly dị, mọi chuyện chỉ là trò đùa của họ. Cháu cũng không oán trách, chỉ cần được ở bên cả hai như trước, cháu sẽ nói ngay là “Con vui lắm, ba mẹ ơi!” 

Ở trường, cháu không bịa ra các câu chuyện mà chỉ không nghĩ hay nhắc gì tới chuyện bố mẹ chia tay. Cháu thường nghĩ về những lần gia đình đi nghỉ và những nếp sinh hoạt như thể bố mẹ chưa từng bỏ nhau, như là họ chưa từng rời xa và bỏ lại cháu. Cháu luôn tự nhủ rằng nếu những điều đó đã là hiện thực trước đây thì bây giờ chúng có thể trở thành hiện thực thêm một lần nữa.

Cháu cứ tự thuyết phục bản thân mình như vậy trong suốt những năm học cấp hai, ngay cả khi các bạn cùng lớp bắt đầu biết chuyện, xì xào bàn tán khắp nơi, trong lòng cháu vẫn chất đầy hy vọng về việc bố mẹ lấy nhau và đón cháu về lại căn nhà cũ. 

Phải rất lâu sau đó, Natalie mới có thể thoát khỏi thời kỳ hoang tưởng, chấp nhận sự thật là bố mẹ mình sẽ không quay lại với nhau.

Cháu cứ tự huyễn hoặc bản thân mình như thế và cho rằng nếu thường xuyên nghĩ về giấc mơ, nó sẽ thành hiện thực. Nhưng, giấc mơ ấy chưa bao giờ thành hiện thực cả.

Do bố mẹ chia tay và ổn định cuộc sống riêng nên cuộc sống của cháu trở nên phức tạp hơn. Cháu bắt đầu sống tách rời bố mẹ. Những lần chạy qua nhà bố ít dần khi cháu thấy bản thân đang chen chân vào cuộc sống hạnh phúc của bố, và cháu cũng thấy hụt hẫng như vậy mỗi khi ở gần mẹ. 

Những lần như thế, cháu tự mình đối diện với các cảm xúc. Khi nào không thể tự giải tỏa, cháu sẽ đi xem phim. Thực ra bộ phim cháu xem chẳng thể giúp gì được cho cháu, bản thân cháu ra rạp chỉ để trốn tránh hiện thực mà mình không muốn đối diện. 

Bây giờ khi đã lên cấp 3, cháu vẫn phải chống chọi với nỗi đau cha mẹ ly hôn. Có lẽ cháu sẽ không bao giờ quên được hoàn toàn chuyện đó nhưng bắt đầu quen dần.

Cho đến tận bây giờ, cháu vẫn cảm thấy ghen tị với các bạn có bố mẹ sống cùng nhau. Vào mỗi kỳ nghỉ cháu vẫn cảm thấy cô đơn và bất mãn. Dù vậy, cháu cũng đã quen với nếp sống mới mà bố mẹ tạo ra, dù rằng họ không ở cùng nhau nữa. 

Do từ nhỏ không được sống trong gia đình có cả cha lẫn mẹ nên giờ đây cháu bắt đầu biết trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc đời mình khi được ở bên họ. Cháu không còn cảm thấy khó chịu khi mẹ nhai kẹo hay việc bố ám ảnh về đèn Giáng sinh nữa.

Cháu học cách chấp nhận thực tế là bố mẹ sẽ không quay lại với nhau. Và rồi cháu cũng bắt đầu có những hồi ức mới mẻ thay thế cho những hồi ức về cuộc sống gia đình hạnh phúc trước kia.

Qua những trải nghiệm trên, dù nó không mấy vui vẻ, cháu thấy rằng, khi cháu mất đi điều gì đó, cháu sẽ có cơ hội gặp gỡ những người mới, nếp sống mới. Dù có gặp biến cố gì, chúng ta vẫn nên học cách chấp nhận, yêu cuộc sống của mình, có như vậy tâm hồn mới nhẹ nhõm hơn.

Xuân Hạ (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x