Tại sao thế giới chỉ có hai cách nói từ “trà”?

04/06/18, 14:00 Tri thức

Trên thế giới thực sự chỉ có hai cách nói từ “trà”. Một cách là phát âm giống chữ “tea” trong tiếng Anh. Cách còn lại là một vài biến thể của “cha”, như “chay” trong tiếng Hindi.

Tại sao thế giới chỉ có hai cách nói từ “trà”?1
Trung Quốc cổ đại được xem là cái nôi của văn hóa trà trên thế giới.

Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người, trà hiện hữu từ rất sớm và nhanh chóng trở thành loại thức uống có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới…

Xét về khía cạnh lịch sử hay sinh học, các chuyên gia đều thống nhất trà có nguồn gốc chủ yếu là ở Tây Nam Trung Quốc và theo các tài liệu cổ ở nước này là do Thần Nông – một trong Tam Hoàng của văn hóa Trung Hoa tìm ra. Thời gian con người bắt đầu dùng trà chính xác từ bao giờ thì không ai biết, tuy nhiên được ước chừng là dưới triều nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN).

Tại sao thế giới chỉ có hai cách nói từ “trà”?2
Thần Nông trong tranh vẽ của người Nhật Bản.

Không tính một số ngoại lệ nhỏ thì trên thế giới thực sự chỉ có hai cách nói từ “trà”. Một cách là phát âm giống chữ “tea” trong tiếng Anh – ví dụ như tiếng Tây Ban Nha đọc là “té”, hay người Nam Phi thì đọc là “tee”. Cách còn lại là một vài biến thể của “cha”, như “chay” trong tiếng Hindi.

Cả hai cách phát âm trên đều xuất phát từ Trung Quốc. Làm thế nào mà 2 thuật ngữ này có thể lan rộng khắp thế giới theo kiểu toàn cầu hóa ngay cả trước khi thuật ngữ “toàn cầu hoá” được mọi người biết đến như vậy? Những từ phát âm gần giống như “cha” được lan truyền theo đường bộ, dọc Con đường Tơ lụa. Còn các từ phát âm gần giống chữ “tea” thì được phổ biến rộng rãi qua đường biển, vì thời xưa các thương nhân Hà Lan khi đến Trung Quốc đã đem loại lá cây mới lạ này trở về châu Âu.

Tại sao thế giới chỉ có hai cách nói từ “trà”?3
Những phu gánh trà đem bán cho người Tây Tạng xưa.

Chữ “cha” (茶) là Hán ngữ, được dùng phổ biến ở khắp các địa phương Trung Quốc. Theo một phát hiện gần đây, trà đã được giao thương từ Trung Quốc qua các nước khác cách đây hơn 2.000 năm thông qua Con đường Tơ lụa. Vì thế cách đọc này cũng bắt đầu ở Trung Quốc và được truyền qua Trung Á, cuối cùng trở thành “chay” (چای) trong tiếng Ba Tư.

Không những thế, cách đọc “cha” còn lan truyền ra ngoài lãnh thổ Ba Tư, trở thành “chay” trong tiếng Urdu (được sử dụng nhiều ở Pakistan), “shay” trong tiếng Ả Rập, và “chay” trong tiếng Nga,… Nó thậm chí còn được truyền bá tới khu vực châu Phi cận Sahara, ở đó nó được đọc là “chai” trong tiếng Swahili, ngôn ngữ chính của khu vực Đông Phi. Thuật ngữ nói về “trà” của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng dựa trên chữ “cha” của Trung Quốc và được 2 quốc gia này biết đến trước cả khi nó được truyền sang Ba Tư.

Tại sao thế giới chỉ có hai cách nói từ “trà”?4
Thuật ngữ nói về “trà” của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng dựa trên chữ “cha” của Trung Quốc.

Vậy còn cách gọi giống từ “tea” bắt nguồn từ đâu? Mặc dù chữ “trà” ở các vùng khác nhau tại Trung Quốc đều được viết giống nhau là 茶, tuy nhiên các địa phương khác nhau lại có cách phát âm khác nhau. Trong tiếng Trung Quốc phổ thông ngày nay, nó được đọc là “chá”. Nhưng theo tiếng Mân Nam, một loại ngôn ngữ của người dân ven biển tỉnh Phúc Kiến, thì nó lại được phát âm là “te”.

Cách đọc “te” được người dân Trung Quốc ở các vùng ven biển sử dụng và lan sang châu Âu thông qua những người Hà Lan, những thương nhân đầu tiên mua bán trà qua lại giữa châu Âu và châu Á trong thế kỷ 17, theo sách “World Atlas of Language Structures”.

Tại sao thế giới chỉ có hai cách nói từ “trà”?4
Những bữa tiệc trà trong các gia đình hoàng gia Anh thời xưa.

Thời đó, các hải cảng chính của Hà Lan ở Đông Á là vùng Phúc Kiến và Đài Loan, ở hai nơi này người ta đều phát âm từ “trà” là “te”. Và việc mở rộng nhập khẩu trà của Công ty Đông Ấn Hà Lan vào châu Âu đã khiến cho các nước ở khu vực này có cách đọc chữ “trà” cũng tương tự “te”. Chẳng hạn như chữ “thé” trong tiếng Pháp, “tee” trong tiếng Đức hay “tea” trong tiếng Anh.

Tuy nhiên, người Hà Lan không phải là người đầu tiên đến châu Á. Danh dự đó thuộc về người Bồ Đào Nha. Nhưng người Bồ Đào Nha không giao thương ở vùng Phúc Kiến mà ở Macao, nơi trà được đọc là “chá”, đó là lý do vì sao trên bản đồ, Bồ Đào Nha là một chấm hồng giữa những chấm xanh.

Tại sao thế giới chỉ có hai cách nói từ “trà”?5
Trong bản đồ ở trên, chúng ta có thể thấy 2 cách lan truyền từ “trà” trên khắp thế giới.

Một vài ngôn ngữ khác có cách phát âm riêng về “trà”. Các ngôn ngữ này thường ở những nơi có trà phát triển tự nhiên nên người dân địa phương gọi theo cách riêng của họ. Ví dụ ở Miến Điện, cây trà được gọi là “lakphak”.

Trong bản đồ ở trên, chúng ta có thể thấy 2 cách lan truyền từ “trà” trên khắp thế giới: Một là thông qua sự mở rộng giao thương hàng hóa từ Trung Quốc cổ đại qua các nước phía tây; hai là ảnh hưởng 400 năm của nền văn hóa châu Á đối với những người thủy thủ thám hiểm phương Tây.

Bảo Long (dịch)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x