Tại sao lệnh trừng phạt Triều Tiên lại gây ra nỗi khổ ở Trung Quốc?

26/09/17, 15:07 Trung Quốc

Tại khu vực dọc biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên, hàng loạt những cửa hàng đang trong tình trạng đóng cửa. Người dân ở đây đang lo lắng về việc nuôi sống gia đình mình hơn là khả năng chiến tranh hạt nhân.

Tại sao lệnh trừng phạt Triều Tiên lại gây ra nỗi khổ ở Trung Quốc?
Một cây cầu qua biên giới Triều Tiên – Trung Quốc. (Ảnh: Dianliwenmi)

Ở Hồn Xuân, một thành phố có khoảng 230.000 người gần biên giới chung của Trung Quốc, Triều Tiên và Nga, các cuộc biểu tình ngắn đã nổ ra hồi tháng trước sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phê chuẩn lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu hải sản và những hàng hóa khác từ Triều Tiên.

Hàng chục cửa hàng bán buôn đã phải đóng cửa, nó đã giáng một cú đánh vào những người làm nghề đóng đồ, phân phối, lái xe và chủ nhà hàng phụ thuộc vào ngành thương mại này.

“Nhiều người hiện đang không có việc làm”, Liu Guanghua, 41 tuổi, chủ của một trong vài doanh nghiệp vẫn còn mở cửa trên phố hải sản. “Lệnh trừng phạt nên nhắm vào chính quyền Triều Tiên, nhưng điều này đang ảnh hưởng đến cả những người dân bình thường ở Trung Quốc và Triều Tiên”.

Những thị trấn ở trên rìa Đông Nam đang phải vật lộn với sự suy thoái của các ngành công nghiệp nặng như luyện thép và khai mỏ than trước những nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm cô lập Triều Tiên. Rủi ro bạo loạn xã hội do mất việc làm là một vấn đề nhạy cảm đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt là khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang chuẩn bị cho việc thay đổi những lãnh đạo cao cấp nhất sắp diễn ra vào tháng tới.

Khả năng đem lại tăng trưởng kinh tế vững chắc giúp củng cố sự hợp pháp của ĐCSTQ trong chế độ một đảng ở nước này. Vì thế trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa một cuộc chiến tranh thương mại nếu ông Tập không dùng đòn bẩy kinh tế của mình để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, chính quyền Bắc Kinh cũng cần phải đong đếm cái giá phải trả cho việc thực hiện lệnh trừng phạt này.

Tại sao lệnh trừng phạt Triều Tiên lại gây ra nỗi khổ ở Trung Quốc?2
Phố Hải sản, nơi các cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra hồi tháng trước. (Ảnh: Bloomberg Businessweek)

Các tỉnh Cát Lâm (có thành phố Hồn Xuân) và Liêu Ninh vẫn chưa có nhiều thành công trong việc tìm những cỗ máy tăng trưởng mới sau khi Bắc Kinh bắt đầu thu hẹp sự ủng hộ đối với những doanh nghiệp nhà nước từ những năm 1990, mở đường cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001. Chính quyền trung ương đã rót vào khu vực này những khoản trợ cấp và đầu tư trong những thập kỷ qua, nhưng chỉ có một vài nhà máy mở cửa để thay chỗ cho những xưởng đóng tàu và nhà máy hóa dầu từng thúc đẩy tăng trưởng.

Tỉnh Liêu Ninh, nơi các quan chức mới thừa nhận rằng họ đã làm giả những con số thống kê kinh tế trong nhiều năm, tỉnh duy nhất trong số 31 tỉnh trực thuộc trung ương bị suy thoái kinh tế. Điều này đã làm giảm tỷ lệ tăng trưởng toàn quốc của Trung Quốc xuống 6,7%.

Phóng viên từng đến thăm một khu công nghiệp ở Thẩm Dương, thành phố thủ phủ của tỉnh này hồi đầu tháng, đã chứng kiến nhiều nhà máy đóng cửa, trong khi những người đàn ông ngồi ở trên đường phố cầm những tấm biển xin việc làm.

“Thương mại khu vực biên giới bị gián đoạn có thể gây bất ổn đối với sinh kế hoặc chiến lược của Trung Quốc nhằm hồi phục nền kinh tế công nghiệp ở miền Đông Bắc, một kế hoạch mà chính quyền trung ương sẽ không cho phép bị ảnh hưởng bởi những vấn đề quốc tế”, theo lời Lyu Chao, chuyên viên nghiên cứu những vấn đề biên giới ở Viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh ở Thẩm Dương. “Việc duy trì sự ổn định ở miền Đông Bắc Trung Quốc là rất quan trọng đối với chính phủ”.

Trong khi Bắc Kinh đã tham gia cùng với cộng đồng quốc tế lên án việc Triều Tiên phóng tên lửa và thử hạt nhân, nước này không muốn có một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên hay chế độ của Kim sụp đổ. Bởi dù sự kiện nào trong đó xảy ra cũng có thể châm ngòi cho một cuộc đổ bộ của người tỵ nạn và có thể cả lính Mỹ trên biên giới của họ, gây nguy cơ bất ổn xã hội và sự tăng cường hiện diện của các lực lượng an ninh, vốn có thể làm ảnh hưởng thương mại hơn nữa.

Theo những dữ liệu được tập hợp bởi dự án có tên Đài quan sát sự phức tạp của kinh tế của Viện Công nghệ Massachusetts, Trung Quốc đã cung cấp 85% trên tổng số 3,47 tỷ USD nhập khẩu của Triều Tiên trong năm 2015 và nhập một tỷ lệ tương tự của 2,83 tỷ USD xuất khẩu của nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo đầu tháng này rằng Trung Quốc đã có “những hy sinh to lớn và trả một giá đắt” để tuân thủ với lệnh trừng phạt của LHQ.

Tại sao lệnh trừng phạt Triều Tiên lại gây ra nỗi khổ ở Trung Quốc?3
Những người bán buôn hải sản đang ngóng khách. (Ảnh: Bloomberg Businessweek)

Một thương gia ở Đan Đông – thành phố với 2,4 triệu dân trên sông Áp Lục nằm giữa Trung Quốc và Triều Tiên, nói rằng ông đã buôn mọi thứ từ vải vóc cho đến xăm lốp qua biên giới từ những năm 1990, sau đó ông bị mất công việc nhân viên thu mua ở “Nhà máy Xây dựng Số 2”, một doanh nghiệp thuộc sở hữu của chính quyền thành phố.

“Giờ tôi ngồi không”, ông Vương, người muốn được giấu tên, nói trong khi ăn ngao nhập từ Triều Tiên tại một nhà hàng. “Những thương gia như tôi đã mất tiền sau lệnh trừng phạt”.

“Bằng chứng cho thấy rằng các cơ quan công quyền ở những vùng biên giới trước kia đã duy trì sự cân bằng giữa việc tuân thủ với các yêu cầu của Bắc Kinh và bảo vệ nền kinh tế địa phương”, theo Zhao Tong, một nhà nghiên cứu ở Trung tâm Carnegie – Thanh Hoa về Chính sách Toàn cầu ở Bắc Kinh. Nhưng điều đó đang thay đổi: “Bây giờ chính quyền trung ương có một lập trường mạnh mẽ hơn và quyết tâm hy sinh nền kinh tế địa phương, và các chính quyền địa phương sẽ phải tuân theo”.

Tại sao lệnh trừng phạt Triều Tiên lại gây ra nỗi khổ ở Trung Quốc?4
Những cửa hàng bán buôn hải sản đóng cửa, với biển hiệu bằng tiếng Trung, Triều Tiên và Nga. (Ảnh: Bloomberg Businessweek)

Các cư dân dọc biên giới dường như không quan tâm lắm đến những lời đe dọa của Tổng thống Trump là sẽ dùng vũ lực đối với Triều Tiên, mà gần đây nhất là trước một cuộc họp của các nhà lãnh đạo trên thế giới tại Đại Hội đồng LHQ tại New York. Sau khi ông Trump đe dọa “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên nếu bị tấn công, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên đã gọi lời cảnh báo đó là “tiếng chó sủa”.

“Đây là một khu vực yên bình”, Fang Hexiang, 37 tuổi, người bán rượu nấu tại địa phương có tên Baijiu ở Đan Đông. “Mọi thứ đã như vậy từ khi chúng tôi còn nhỏ và không có chiến tranh bao giờ”.

Piao Zhongzhe, người sở hữu một nhà hàng Triều Tiên ở Hồn Xuân, tin tưởng rằng Kim Jong-un sẽ không nhắm tên lửa vào Trung Quốc: “Họ làm điều đó với Mỹ chứ không phải với Trung Quốc”, người đàn ông 59 tuổi nói về những cuộc thử tên lửa thường xuyên. “Họ sẽ không dám làm bất cứ điều gì với Trung Quốc vì Trung Quốc có thể hủy diệt họ trong vài phút”.

Trong khi các cuộc biểu tình nhỏ, cục bộ thường thấy ở Trung Quốc, một cuộc biểu tình ở Hồn Xuân sau khi lệnh trừng phạt có hiệu lực hồi tháng 8 là đáng lưu ý vì trực tiếp phê phán chính sách ngoại giao của nước này. Những bức ảnh về sự kiện này đã được truyền trên mạng xã hội cho thấy các thương gia đang giương biểu ngữ kêu gọi thông thương qua biên giới và buộc tội chính phủ đã làm khổ công dân Trung Quốc.

Vào tháng này, đã có sự chấp nhận hiện thực. Ông Liu, một chủ cửa hàng ở Hồn Xuân, nói rằng trong khi hàng chục cửa hàng ở quanh ông đã đóng cửa, ông đang chuyển sang nhập hải sản từ Nga. “Chính quyền địa phương không thể làm được gì”, ông Liu nói. “Tôi đã tức giận khi mới biết điều đó, nhưng tức giận cũng vô ích”.

Theo Bloomberg

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x