Tại sao Hồng Kông và Trung Quốc lại đi đến bước này?

24/09/19, 23:53 Trung Quốc

Có nhà phân tích đã chỉ ra, mặc dù việc sửa đổi điều lệ dẫn độ là ngòi nổ dẫn đến việc biểu tình, nhưng việc tiếp tục duy trì hoạt động biểu tình, là vì quá bất mãn với cách làm của Chính phủ trung ương và sự tăng cường kiểm soát của chính quyền Hồng Kông.

Phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông đã kéo dài được hơn 3 tháng, mặc dù Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rút lại dự luật dẫn độ, nhưng vẫn còn 4 yêu cầu khác của người Hồng Kông chưa được đáp ứng, do đó các cuộc kháng nghị vẫn tiếp tục bùng nổ.

Bắc Kinh đã không giữ lời hứa cho Hồng Kông được sống với chế độ dân chủ trong khoảng thời gian 50 năm, người dân đảo liên tục phải lên tiếng để đòi các quyền cơ bản của con người.
Bắc Kinh đã không giữ lời hứa cho Hồng Kông được sống với chế độ dân chủ trong khoảng thời gian 50 năm, người dân đảo liên tục phải lên tiếng để đòi các quyền cơ bản của con người. (Ảnh: RFA)

Kể từ năm 1997, Anh Quốc đồng ý bàn giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc, với điều kiện Bắc Kinh phải đảm bảo rằng hòn đảo này được hưởng mức độ tự trị cao, ít nhất là 50 năm kể từ ngày trao trả (1997-2047). Trước khi Bắc Kinh giành quyền kiểm soát hòn đảo, có tới 10% người Hồng Kông chạy sang nước khác có chế độ chính trị tương tự với “thực dân Anh” để định cư vì không tin vào “Một nhà nước, hai chế độ”.

Đúng như những người ra đi lo sợ, Bắc Kinh đã không giữ lời hứa cho Hồng Kông được sống với chế độ dân chủ trong khoảng thời gian 50 năm, người dân đảo liên tục phải lên tiếng để đòi các quyền cơ bản của con người. Nhưng gọng kìm vẫn cứ từ từ siết lại, đỉnh điểm là vào ngày 21/9/2014, Quốc hội Trung Quốc tuyên bố người Hồng Kông không được phép tự do lựa chọn lãnh đạo đặc khu mà phải thông qua một ủy ban bầu cử, và ai cũng biết rằng Bắc Kinh sẽ thông qua ủy ban này để chọn người phù hợp với yêu cầu của họ.

Một thời gian trước, Trần Văn Linh – nhà kinh tế học của trung tâm giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc khi đón tiếp đoàn đại biểu “Quỹ Hồng Kông ngày mai sẽ tốt hơn” đã nói rằng, chủ quyền của Hồng Kông được bàn giao 22 năm rồi, nhưng lòng người vẫn chưa trở về, vì thế phải tăng cường “giáo dục chủ nghĩa yêu nước” với Hồng Kông. Đặc biệt không được để Hồng Kông khiêu chiến với quyền uy của Trung ương, tuyệt đối không được để người Hồng Kông tiến hành các hoạt động thâm nhập và phá hoại đất nước”, v.v…

Lin Charlie – người phát ngôn trên “Diễn đàn Hồng Kông” Los Angeles đã nói: “Khi thế hệ trẻ Hồng Kông lớn lên thì đã nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc. Bọn họ thấy rõ tình huống Trung Quốc thống trị Hồng Kông – Cơ hội để Hồng Kông trở thành một thành phố quốc tế đã xảy ra sự thay đổi.

Bọn họ thấy được cơ hội của mình cũng đã dần dần biến mất, thấy được tương lai của Hồng Kông không phải là tương lai của bọn họ; thân phận độc lập của Hồng Kông cũng đang thay đổi, bọn họ cảm nhận Hồng Kông dần dần không còn thuộc về họ nữa”.

Lin Charlie còn nói, ĐCSTQ chèn ép truyền thông Hồng Kông, tiếng nói của người Hồng Kông không được truyền đạt đầy đủ toàn bộ, cũng khiến cho thế hệ mới trưởng thành dưới chế độ “giáo dục yêu nước” của ĐCSTQ càng tăng thêm sự đối nghịch.

Đối với điều mà ĐCSTQ e sợ nhất – “Hồng Kông độc lập”, Lin Charlie cho rằng, thật ra tiếng nói Hồng Kông độc lập rất nhỏ, ngay cả người Hồng Kông cũng đều phớt lờ nó. Nhưng tiếng nói này ngày càng trở nên lớn hơn là vì lời phê bình của truyền thông nhà nước ĐCSTQ được cường điệu hóa, nên mới làm âm lượng tiếng nói ấy tăng lên.

Nhiều năm trước, Lưu Nhã Nhã – Chủ tịch “Hiệp hội thị giác nghệ thuật gia”, là người Hồng Kông định cư tại Los Angeles (Mỹ) đã phát biểu, Trung Quốc thật ra đang tạo cho bản thân phiền phức lớn. 

“Trung Quốc đã ăn mòn Hồng Kông quá nhiều, lại còn ép bức người Hồng Kông quá mức, đến nỗi người Hồng Kông không còn cảm thấy bản thân mình có một tương lai an toàn. Chính phủ Trung Quốc nên có một góc nhìn khác về vấn đề này, chứ không phải chỉ cứ nhìn ở góc độ bản thân muốn khống chế mọi thứ. 

Họ nên thừa nhận rằng không thể khống chế tư tưởng của mọi người, không thể khống chế nguyện vọng muốn được tự do của mọi người. Họ cần phải suy nghĩ lại rằng nên quản lý Hồng Kông như thế nào, không thể dùng cách quản lý Tây Tạng và Tân Cương để quản lý Hồng Kông”.

Người Hồng Kông vì không thể nhẫn tâm tiếp tục nhìn Hồng Kông càng ngày xuống dốc, phải dùng cả tính mạng mình để bảo vệ một Hồng Kông tốt đẹp. (Ảnh: BBC)

Lưu Nhã Nhã còn nói, Bộ ngoại giao của Trung Quốc từng nói rằng, bản tuyên bố chung Trung – Anh đã không còn hiệu lực. Cách làm không giữ uy tín này chỉ khiến cho người Hồng Kông càng mất niềm tin hơn ở tương lai. Nếu không gây dựng lại uy tín của chính mình, Hồng Kông khó mà bình yên.

Lưu Nhã Nhã đã chỉ ra, chính phủ Trung Quốc cần phải loại bỏ tư duy cứng nhắc, làm tròn lời hứa, cho phép Hồng Kông được thực hiện quyền bầu cử. Những điều này rất quan trọng đối với tình hình hiện nay. Nhưng vấn đề ở đây là, có vẻ chính phủ Trung Quốc không có ý định hủy bỏ tư duy cứng nhắc, mà luôn bảo thủ, luôn hướng về nhận định có thể thông qua vũ lực, thông qua sự khống chế để đạt được mục đích.

Yan Chun Hook – tác giả từng đoạt giải thưởng nổi tiếng ở Hồng Kông, đã nói trong bức thư ngỏ được gửi đến cảnh sát Hồng Kông rằng: “Người trẻ tuổi của Hồng Kông tại sao phải mạo hiểm cả tính mạng để chiến đấu? Bọn họ có thật đã cầm tiền đen của nước ngoài để bán mạng của mình không? 

Bọn họ là vì không thể nhẫn tâm tiếp tục nhìn Hồng Kông càng ngày xuống dốc, phải dùng cả tính mạng mình để bảo vệ một Hồng Kông tốt đẹp, để cho mọi người được sống yên phận. Bạn cho rằng chế độ của Hồng Kông tốt, hay là chế độ của Đại lục tốt? Bạn hy vọng Hồng Kông của tương lai giống Đại lục hôm nay, hay là Đại lục của tương lai giống Hồng Kông hôm nay?”.

Trương Nhất Phu – người từ Đại lục di cư qua Hồng Kông đã nói: “Văn hóa, ý thức, thái độ của người Hồng Kông có một sự cách biệt rất lớn so với của người Đại lục. Hiện nay tôi cảm thấy rằng, chính phủ Trung Quốc muốn chiếm được được trái tim của người Hồng Kông, thì khi thực hiện bất cứ quyết sách gì trước tiên cũng nên tham khảo phương pháp, trưng cầu ý kiến của người Hồng Kông. Phải nên có những quy trình này”.

Trương Nhất Phu còn nói: “Ví dụ ở nước Mỹ, muốn sửa chữa lại một con đường cao tốc, đầu tiên bọn họ phải tổ chức một cuộc hội thảo lắng nghe ý kiến. Còn như ĐCSTQ sau khi đưa ra một quyết định, họ mới báo cáo với người dân rằng bước tiếp theo sẽ là thi hành, những người Hồng Kông có quan niệm lâu dài về dân chủ tự do sẽ không thể chấp nhận”.

Cuộc điều tra thân phận người Hồng Kông trong “Kế hoạch nghiên cứu trưng cầu ý dân” của Đại học Hồng Kông tuyên bố năm 2018 cho thấy, chỉ số nhận định thân phận “người Hồng Kông” của họ đã tăng cao rõ rệt, đạt mức cao mới kể từ năm 2008. Chỉ số nhận định thân phận “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” của bọn họ lại cực thấp, xếp sau “người Châu Á” và “người Trung Quốc”.

Về việc này, Bruce Lui – một giảng viên cao cấp của khoa báo chí tại Đại học Baptist Hồng Kông đã nói: “Nhận định của mọi người đối với quốc gia hoặc địa phương của mình, luôn dựa trên việc quốc gia hoặc địa phương này có thể cho họ một cảm giác thuộc về hay không.

Cảm giác thuộc về này không nhất định phải hình thành dựa trên sự giàu có hay thịnh vượng của quốc gia đó, mà là quốc gia đó có thể cho họ sức mạnh của đạo đức và sự cảm hóa của đạo nghĩa hay không. Thế nhưng, ĐCSTQ lại cố gắng sử dụng ‘nắm đấm’ và tiền bạc để yêu cầu mọi người trở thành một phần của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”.

Gia Hưng (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x