Suy ngẫm về Thượng Đế của một người học Toán

26/07/21, 17:29 Góc Nhìn

Tôi nhớ những ngày đầu tiên học năm 3 ở khoa Toán, khi học chuyên sâu về Lý thuyết tập hợp – một công trình của nhà Toán học người Đức, Georg Cantor – có lúc chúng tôi bị buộc phải đặt ra một nghi vấn rằng: “Có hay không một vị Thượng Đế? Có hay không một Đấng Toàn Năng?”

Thần và Toán
Những kết quả Toán học đôi khi khiến người ta trăn trở về Triết học, Thần học và tôn giáo. (Ảnh qua Dailyexpress)

Toán học kỳ quái như thế đấy! Xuất phát điểm là các vấn đề về toán, bao gồm những phép tính hay những bài chứng minh, nhưng rồi nó lại đưa đến cho người ta những trăn trở về Triết học, Thần học và tôn giáo.

Mọi người trong lớp chúng tôi cũng từng bàn tán với nhau: “Ai dám phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế chứ?”, “Nhưng dựa trên Lý thuyết tập hợp thì có Thượng Đế hay không?”, “Thượng Đế là Đấng Tối Cao, là độc tôn, nhưng kết quả của Lý thuyết tập hợp đã phủ định điều này. Chúng ta nhìn nhận thế nào đây?”, “Tôi là người theo đạo, tôi không thể thừa nhận điều này, nhưng tôi cũng không phản bác được chứng minh của Cantor.”,… 

Rốt cuộc nhà toán học Cantor đã chứng minh điều gì? Thời điểm mà Cantor nghiên cứu về Lý thuyết tập hợp vào thế kỷ 19, tuy đã manh nha xuất hiện “bóng ma” của chủ nghĩa vô Thần ở châu Âu, nhưng nhìn chung xã hội vẫn còn duy trì đức tin vào Thiên Chúa ở một mức độ nhất định, rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng đều là các tín đồ của tôn giáo. Bản thân Cantor cũng là một người tin vào Thần.

Tuy nhiên từ những kết quả Toán học của mình, nói một cách dễ hiểu, Cantor đã chứng minh rằng không có một “tập hợp tối cao”. Với một tập hợp bất kỳ, chúng ta luôn có thể xây dựng được một tập hợp mới có số thành phần to lớn hơn tập hợp đã cho.

cantor
Nhà Toán học Cantor và những hoài nghi về sự “vô hạn” đã theo ông đến cuối đời. (Ảnh qua bbvaopenmind)

Điều này dẫn đến một vấn đề: Người ta thường quan niệm về Thượng Đế như một sự vô hạn, những gì con người sờ được, nhìn thấy và nghĩ đến, dù có nhiều đến mấy cũng chỉ là “hữu hạn”, còn “vô hạn” là điều vượt quá năng lực và trí tuệ của con người, nó thuộc về Đấng Tối Cao, thuộc về Thượng Đế. Nhưng chứng minh của Cantor đã nói rằng, kể cả với một tập hợp có vô hạn thành phần, thì vẫn sẽ tồn tại một tập hợp khác có nhiều thành phần hơn cái “vô hạn” ấy.

Nghĩa là, ngay cả “vô hạn” cũng không phải “tối cao”, vẫn còn những “vô hạn” khác lớn hơn “sự vô hạn”, và đằng sau đó vẫn còn tồn tại những “vô hạn” khác lớn hơn nữa, lớn hơn nữa, lớn hơn nữa,… Điều này không khác gì đang nói rằng Thượng Đế cũng chưa phải là “tối cao”, mà vẫn còn Thượng Đế của Thượng Đế, Thượng Đế của Thượng Đế của Thượng Đế,… Vậy thì, những niềm tin tuyệt đối của người ta vào Thượng Đế đã bắt đầu lung lay.

Đương thời có rất nhiều nhà khoa học, bao gồm cả đồng nghiệp của Cantor rất kinh ngạc và phẫn nộ vì phát hiện này của ông, họ công kích ông bằng những lời lăng mạ như “tên lang băm khoa học”, “kẻ phản bội”, “kẻ làm suy đồi thế hệ trẻ”,… Chính Cantor cũng cảm thấy khó mà chấp nhận thành quả của mình, vì ông là người có tín ngưỡng, cú sốc ấy đã khiến ông phải rơi vào trạng thái tâm thần trong những năm cuối đời.

Và đến ngày nay, một số người học về Lý thuyết tập hợp thi thoảng cũng tranh luận về trăn trở của Cantor năm nào: “Thượng Đế hoặc là không có, hoặc là sẽ có vô số Thượng Đế, mà Thượng Đế này cao hơn Thượng Đế kia, mãi mãi vô cùng vô tận.”

Đến đây, tôi nghĩ đến văn hóa truyền thống phương Đông!

Chúng ta không thể phủ nhận thành tựu của Toán học, Khoa học và nền văn minh phương Tây, cũng như những đóng góp của họ cho nhân loại. Tuy nhiên, nếu chúng ta quá lệ thuộc vào nó thì sẽ dần lãng quên đi những giá trị trân quý mà cổ nhân phương Đông đã lưu lại, đó có thể không phải là vật chất và máy móc tân tiến, nhưng là những minh triết về tinh thần và tâm linh, các lời giải về vũ trụ, sinh mệnh, và Thần. 

Sự thật là, rất nhiều người phương Tây hiện đại dù sống trong một xã hội mà khoa học chiếm vị trí tuyệt đối, họ vẫn tìm hiểu thiền định và những minh triết phương Đông cổ xưa như một lời giải cho cuộc sống.

học viên phương Tây
Rất nhiều người phương Tây hiện đại tìm đến thiền định và các minh triết phương Đông như một lời giải cho cuộc sống. (Ảnh qua Epochtimes)

Vấn đề làm Cantor và những người học Toán băn khoăn, nếu trở về với văn hóa truyền thống phương Đông, tôi thấy cổ nhân có một cách nhìn nhận rất tuyệt vời, mà chúng ta hẳn đều đã từng nghe qua nhưng nhất thời không nghĩ đến: “Nhân thượng hữu nhân, Thiên ngoại hữu Thiên”. (Người này giỏi còn có người khác giỏi hơn, ngoài vòm Trời này còn có vòm trời khác to lớn hơn)

Cổ nhân phương Đông quan niệm rằng, cũng giống như trên thế gian này có người giỏi thì sẽ có người khác giỏi hơn, trên Thiên Thượng cũng có phân tầng thứ, một tầng Trời, lại có một tầng Trời khác cao hơn, rồi lại có một tầng Trời khác cao hơn nữa. Mỗi tầng Trời đều có Vương, đều có Chủ, những vị Thần này là “Đấng Tối Cao” tại cảnh giới của mình, nhưng không phải là “Đấng Tối Cao” của toàn vũ trụ, bên trên họ còn có những vị Thần khác cao hơn.

Trong Phật giáo có một câu chuyện cổ có đề cập đến vấn đề này: Do ân oán tiền kiếp còn lưu lại nên vua Lưu Ly kéo quân sang đòi tiêu diệt dòng họ Thích Ca, cũng chính là những người họ hàng của Đức Phật. 

Khi đại quân của vua Lưu Ly đến, Đức Phật biết rằng nhân quả không thể thay đổi nên không can thiệp. Nhưng ngài Mục Kiền Liên – người đệ tử có thần thông đệ nhất của Đức Phật, vì muốn cứu vãn tộc Thích Ca nên đã dùng thần thông tạo ra một màn chắn bao bọc những người trong tộc lại, bảo hộ cho họ, đồng thời khiến vua Lưu Ly không thể nhìn thấy họ.

Quả nhiên vua Lưu Ly không tìm được người nào trong tộc Thích Ca, quá phẫn nộ, nhà vua cho binh lính đập phá bàn ghế, đâm chém vào tường vách để hả giận. Đến khi đại quân bỏ đi, ngài Mục Kiền Liên mở màn chắn ra thì kinh ngạc vô cùng, toàn bộ người ở bên trong đều đã bị giết chết tự bao giờ. Những nhát đâm chém của quân Lưu Ly lên tường vách đều đã giáng lên thân họ, mặc dù họ đã được thần lực của ngài Mục Kiền Liên bảo hộ!

Câu chuyện này nói với chúng ta rằng nhân quả không thể thay đổi, hơn nữa, cảnh giới cao thì vẫn còn cảnh giới khác cao hơn. Ngài Mục Kiền Liên tuy là thần thông đệ nhất trong các môn đồ của Đức Phật, nhưng vẫn có những vị Thần khác ở cảnh giới cao hơn ngài đang duy hộ luật nhân quả, những vị ấy có thần thông lớn hơn ngài, có thể dễ dàng xuyên qua lớp màn bảo hộ mà ngài đã tạo ra.

Đức Phật
Dưới trí huệ của Phật Đà, một hạt cát cũng to lớn như một vũ trụ. (Ảnh qua ĐKN)

Ngoài ra, Đức Phật cũng từng giảng rằng: “Trong một hạt cát có 3000 đại thiên thế giới”. Phật Đà nhìn nhận một hạt cát cũng to lớn như một vũ trụ, mà trong đó có rất nhiều thế giới. Nếu như những thế giới ấy thật sự tồn tại, thì theo cách nói này, trong những thế giới ấy cũng có những hạt cát, và trong những hạt cát ấy cũng lại có “3000 đại thiên thế giới” nữa, và trong những thế giới ấy cũng lại có hạt cát nữa, và trong hạt cát cũng lại có “3000 đại thiên thế giới” nữa,… cứ như vậy mà truy xuống thì thật là vô cùng vô tận.

Mặt khác, Boriska Kipriyanovich, thiên tài người Nga được mệnh danh là “cậu bé Sao Hỏa” (do cậu tiết lộ rằng kiếp trước mình là người sao Hỏa) sở hữu những kiến thức khoa học đáng kinh ngạc, khiến cho ngay cả nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking cũng thán phục, đã từng nói về kết cấu vũ trụ mà mình biết trong một cuộc phỏng vấn tại Matxcova vào 18/10/2018.

Boriska Kipriyanovich nói: “Trong trí nhớ của tôi, lấy sao Hỏa làm trung tâm, 3000 cụm thiên hà tạo thành tầng vũ trụ thứ nhất. Nó có một lớp vỏ, dùng ngôn ngữ của Trái đất mà nói tức là có giới hạn. Đây là nhận thức về vũ trụ tầng thứ nhất của người sao Hỏa chúng tôi, trên thực tế nó được viết trong sách cổ xưa nhất trên sao Hỏa, tôi lật lại ký ức trong giấc mộng của mình, hồi tưởng lại những nội dung này. Tuy nhiên, chưa ai vượt qua biên giới vũ trụ đó, không phải nói về khoảng cách, mà là nhảy thoát khỏi chiều ngang của không gian, và tức tốc xuyên qua trường thời gian, đều là điều xa xôi vô tận. Bậc trưởng lão thuộc thế hệ cổ xưa nhất của chúng tôi, ngay trước khi gần giải thoát và thăng hoa, đã kể lại hiểu biết về vũ trụ tầng cao hơn mà ông nhìn thấy, rằng nhiều vũ trụ tầng trên lớn hơn vũ trụ tầng dưới 3000 lần […] . ”

Như vậy, nếu điều Đức Phật giảng là trong cảnh giới vi quan, một hạt cát có 3000 thế giới, thì hiểu biết của Boriska tiết lộ cho chúng ta rằng, cứ 3000 vũ trụ lại tạo thành một vũ trụ lớn hơn, và 3000 vũ trụ lớn hơn lại tạo thành một vũ trụ lớn hơn nữa,… dù là hướng về “cực nhỏ” hay “cực lớn”, đều là tầng tầng lớp lớp, mãi không có tận cùng.

cậu bé sao Hỏa
“Cậu bé Sao Hỏa” – người tiết lộ rằng 3000 cụm thiên hạ tạo thành tầng vũ trụ thứ nhất. (Ảnh qua NTD)

Chỉ cần người làm khoa học và toán học chịu mở rộng tư tưởng của mình mà tiếp thu những điều này, cũng như những tinh túy trong văn hóa truyền thống phương Đông, thì khi đối chiếu với Lý thuyết tập hợp của Cantor và các khái niệm kỳ quái về “vô hạn” sẽ không còn cảm thấy hoài nghi hay khó chấp nhận nữa. Vũ trụ này thật sự quá to lớn, quá bí ẩn, quá huyền diệu, ngôn ngữ và khái niệm của nhân loại không thể nào diễn tả được.

Nhưng dù có là “Thiên ngoại hữu Thiên”, thì đối với nhân loại nói chung hay một người có tín ngưỡng nói riêng, Thượng Đế thật sự vẫn là “Đấng Tối Cao”. Vì chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ thật sự hiểu được cảnh giới của Thượng Đế, cũng như không bao giờ thật sự hiểu được cảnh giới của Phật Đà, cảnh giới của các vị Thần trong các chính giáo. 

Như thế thì, việc băn khoăn về một cảnh giới cao hơn cả Thượng Đế, hay đặt câu hỏi về Đấng sinh thành của Thượng Đế, hoàn toàn là vô nghĩa, thậm chí là rất bất kính!

Trên đây tôi chỉ đứng tại hiểu biết và nhận thức của mình mà bày tỏ suy ngẫm, nếu có chỗ nào không phù hợp với các giáo lý tôn giáo hoặc tri thức khoa học, thì mong các độc giả lượng thứ và chỉ điểm thêm cho.

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x