Sự tích về bốn dòng sông nổi tiếng Trung Quốc

04/09/14, 11:17 Đọc & Suy ngẫm

Trường Giang (Dương Tử), Hoàng Hà, Hắc Long Giang và Châu Giang là bốn con sông nổi tiếng ở Trung Quốc. Trong dân gian cũng truyền nhau về sự tích hình thành đầy ý nghĩa của bốn dòng sông ấy.

Ngày xưa, khi chưa có những dòng sông và ao hồ, chỉ có biển Đông – nơi có bốn con rồng trú ngụ: Trường Long, Hoàng Long, Hắc Long và Châu Long. Một ngày nọ, bốn con rồng bay lên bầu trời. Chúng uốn lượn, hụp lặn và chơi đuổi bắt trong những đám mây.

Trường Giang (hay Dương Tử), Trung Quốc là con sông dài nhất châu Á

Châu Long đột ngột hét to: “Đến đây nhanh lên!”

“Gì vậy?”, ba con rồng kia hỏi và nhìn theo hướng Châu Long chỉ.

Dưới mặt đất, chúng thấy một nhóm người đang bày hoa quả và thắp hương. Một người phụ nữ tóc bạc trắng cõng đứa trẻ gầy nhom trên lưng, thì thầm: “Cầu xin Ngọc Hoàng ban mưa để trẻ con có gạo ăn”. Hạn hán đã lâu. Cây trồng héo khô, cỏ vàng úa và đồng ruộng thì nứt nẻ dưới ánh mặt trời thiêu đốt.

Hoàng Long tỏ ra thương cảm: “Con người thật đáng thương! Họ sẽ chết nếu trời không mưa sớm”. Trường Long gật đầu đề nghị: “Chúng ta hãy đi xin Ngọc Hoàng làm mưa đi”. Nói xong, nó lao vào đám mây. Những con rồng còn lại đuổi theo ngay phía sau và cùng bay đến Thiên Đình.

Là người cai quản khắp mặt đất và biển cả, Ngọc Hoàng nắm giữ tất cả quyền lực. Ông không hài lòng khi thấy các con rồng chen chúc tiến vào: “Tại sao các ngươi đến đây, sao không ở lại biển cả và tự lo cho bản thân?”.

Trường Long bước về phía trước và nói: “Cây trồng trên mặt đất đang héo khô và chết, thưa Ngài. Tôi cầu xin ngài hãy nhanh chóng cho mưa xuống!”.

“Được rồi. Trước tiên, các ngươi hãy quay về. Ngày mai ta sẽ cho mưa xuống”. Ngọc Hoàng gật gù trong khi vẫn lắng nghe các tiên nữ ca hát.

Bốn con rồng đáp: “Xin cám ơn ngài!” và vui vẻ trở về.

Hoàng Hà là con sông dài thứ hai ở Trung Quốc, sau sông Dương Tử

Nhưng mười ngày trôi qua, vẫn không có giọt mưa nào. Con người ngày càng khốn khổ hơn. Họ buộc phải ăn vỏ cây, rễ cỏ, thậm chí phải ăn cả đất sét trắng khi không còn gì khác. Thấy cảnh đó, bốn con rồng rất buồn rầu. Chúng biết rằng Ngọc Hoàng chỉ quan tâm đến niềm vui mà không tận lực lo cho con người. Họ chỉ có thể dựa vào bản thân để giúp đỡ những người dân đáng thương kia. Nhưng bằng cách nào? Khi nhìn xuống mặt biển rộng lớn, Trường Long nói rằng nó có một ý tưởng.

Ba con rồng kia sốt ruột: “Đó là gì? Nói nhanh đi!”

Trường Long phấn khởi: “Nhìn này, biển của chúng ta có rất nhiều nước đúng không? Chúng ta sẽ phun nước lên bầu trời để tạo ra mưa cứu con người và cây trồng”.

Nghe xong, ba con rồng vỗ tay tán đồng: “Ý kiến hay đó!”

Nhưng rồi Trường Long hơi băn khoăn: “Nếu Ngọc Hoàng biết chuyện, chúng ta sẽ bị bắt tội ”.

Hoàng Long kiên quyết: “Tôi sẽ làm tất cả để cứu con người”. Nghe vậy, Trường Long tự tin hơn, nó nói: “Vậy bắt đầu thôi. Chẳng có gì phải đắn đo cả”.

Hắc Long Giang từng được triều đình nhà Thanh tôn kính như là một dòng sông linh thiêng

Hắc Long và Châu Long cũng không thua kém. Chúng lao xuống mặt biển, hút lấy nước rồi bay lên trời phun nước xuống. Bốn con rồng bay đi bay lại làm bầu trời trở nên tối đen. Chẳng mấy chốc, nước biển đã tạo thành cơn mưa đổ xuống mặt đất.

Con người vừa khóc vừa nhảy lên vui sướng: “Mưa rồi! Mưa rồi! Chúng ta được cứu rồi!”. Cây cối bắt đầu xanh tốt trở lại. Những vị thần Biển phát hiện ra việc này, bèn tâu với Ngọc Hoàng.

“Sao chúng dám làm mưa mà không được sự cho phép của ta”, Ngọc Hoàng nổi cơn thịnh nộ và sai Thiên binh Thiên tướng đi bắt bốn con rồng. Vì lực lượng binh tướng quá hùng hậu, bốn con rồng nhanh chóng bị bắt giữ và đưa trở lại thiên đình.

Ngọc Hoàng ra lệnh cho thần Núi: “Hãy nhốt chúng dưới bốn ngọn núi để chúng không bao giờ ra được”.

Thần Núi dùng phép thuật điều khiển bốn ngọn núi bay tới, ép xuống bốn con rồng. Dù bị trừng phạt, bốn con rồng vẫn không hối tiếc về việc chúng đã làm. Bốn con rồng vẫn mãi mãi muốn cứu giúp con người.

Chúng tự biến thành bốn dòng sông, chảy qua núi cao và thung lũng sâu, xuyên qua từ Đông sang Tây và cuối cùng đổ ra biển. Và như vậy, bốn con sông lớn của Trung Quốc được hình thành – Hắc Long Giang (Hắc Long) ở phía Bắc, Hoàng Hà (Hoàng Hà) ở miền Trung, Trường Giang (Dương Tử, hay sông dài) xa hơn về phía nam, và Châu Giang (Châu Long) ở miền Nam xa xôi.

Châu Giang là con sông lớn thứ ba Trung Quốc

An Nhiê[email protected]

Theo tooter4kids

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • 5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

    5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

x