Sự thật về vụ đánh bom ở Hiroshima và Nagasaki

08/08/15, 09:09 Trung Quốc

6/8 – 9/8/2015 là thời điểm kỷ niệm lần thứ 70 vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Ngày 6/8/1945, một máy bay ném bom B-29 của Mỹ đã ném bom nguyên tử “Little Boy” đầu tiên trên thế giới xuống thành phố đông dân Hiroshima của Nhật Bản. Rồi chỉ ba ngày sau đó, quả bom thứ hai là “Fat Man” được thả xuống Nagasaki.

Tàn sát dân thường

“Little Boy” có sức mạnh của hơn 20.000 tấn TNT, đã phá hủy hầu hết Hiroshima, giết chết khoảng 130.000 người. Nagasaki đã bị phá hủy với “Fat Man”, giết chết khoảng 60.000 và 70.000 người. Sáu ngày sau vụ đánh bom ở Nagasaki, Nhật Bản đầu hàng, chấm dứt Thế chiến II.

Sức mạnh hủy diệt của những vũ khí này đã được biết đến trước khi chúng được sử dụng ở Nhật Bản. Tổng thống Truman từng nói: “Đó là điều khủng khiếp nhất từng được phát hiện“. Tuy nhiên, phần đông dân chúng chấp nhận cuộc tấn công vào Nhật Bản khi ấy bởi cái cớ rằng các quả bom đã cứu mạng sống của hàng trăm ngàn người Mỹ.

Tổng thống Mỹ Harry S. Truman, người ra lệnh trút 2 quả bom nguyên tử xuống lãnh thổ Nhật Bản.

Một thực tế hầu như chưa ai biết, đó là Tổng thống Truman đã nhận được báo cáo của tướng MacArthur, trong đó ghi rằng con số thương vong ước tính trong khi chiến tranh với Nhật Bản là gần 31.000 binh lính Mỹ, chứ không phải hàng trăm nghìn người như truyền thông lúc đó và cho đến nay vẫn đăng tải. Theo đó, tổng thống cần phải chấm dứt cuộc chiến tranh, và nếu không sử dụng bom hạt nhân thì sẽ có thêm nhiều lính Mỹ bỏ mạng trong các cuộc đổ bộ đường biển, khi đó vị tổng thống lúc có thể phải đối mặt với sự phẫn nộ của người Mỹ.

“Là người Mỹ nhìn về quá khứ, tôi hạnh phúc cuộc đánh bom đó, nó đã cứu hàng triệu sinh mạng”, Bob Askey, 85 tuổi cho biết. “Vụ đánh bom là cần thiết. Nó đã buộc người Nhật đầu hàng“.

Quyết định sử dụng bom nguyên tử của J. Walker-Samuel Truman:

Rõ ràng là Nhật Bản đã thất bại trước nước Mỹ, nhưng vấn đề là cách thức Nhật Bản đầu hàng. Việc Liên Xô chính thức tham chiến ở mặt trận Đông Bắc Á thậm chí còn khiến Tokyo sốc hơn cả khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima 2 ngày trước đó. Cho tới lúc đó, Nhật Bản vẫn hy vọng Liên Xô sẽ đóng vai trò trung gian trong đàm phán kết thúc chiến tranh, như nhà sử học Tsuyoshi Hasegawa có viết trong cuốn sách ‘Racing the Enemy: “Thực ra, không phải vụ tấn công bom nguyên tử mà chính việc Liên Xô tấn công đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhanh chóng quyết định chấm dứt chiến tranh”. Tuy nhiên, Mỹ đã tảng lờ ý định này của Nhật Bản chỉ vì họ cần thể hiện sức mạnh chiến lược.

Peter Kuznick, một giáo sư lịch sử tại Đại học Hoa Kỳ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Asahi Shimbun: “Nếu bạn biết người Nhật Bản đang cố gắng để đầu hàng và tìm kiếm điều kiện đầu hàng ổn thỏa hơn, tại sao bạn lại thả quả bom nguyên tử?”

Hiroshima-Nagasaki: Tháng 8/1945 (tài liệu, thực hiện năm 1970):

Nhà sử học J. Samuel Walker, trong cuốn sách của ông là Prompt và Utter Destruction, đã phân tích 5 lý do tại sao Truman đã chọn sử dụng bom đối với Nhật Bản:

Thứ nhất, kết thúc chiến tranh sớm nhất có thể: Mục tiêu chính của Mỹ là giành chiến thắng trong cuộc chiến với chi phí thấp nhất. Và cách hiệu quả nhất mà Truman dùng đến, đó là không thể không sử dụng bom.

Thứ hai, vớt vát cho Dự án Manhattan: Đây là một chương trình mật mà Mỹ đã đổ khoảng 1.889.604.000 USD (tính theo tiền tệ năm 1945) được thông qua vào ngày 31/12/1945.

Thứ ba, gây ấn tượng với Liên Xô: Liên Xô là một đối tượng chiến lược quan trọng, đặc biệt là sự kiểm soát quân sự của nước này tại phần lớn Đông Âu. Vì thế, nếu chiến tranh kết thúc trước khi quân đội Liên Xô tiến vào Nhật, Mỹ sẽ chiếm được lợi thế ngoại giao trước Liên Xô và có thể giúp người Nga đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc tái thiết hậu chiến.

Thứ tư, không ai phản đối việc đánh bom, và vũ khí được tạo ra để sử dụng. Trước năm 1945, các vụ đánh bom vào dân thường đã được tiến hành. Cụ thể, chiến dịch thả bom của Mỹ tại Nhật Bản đã bắt đầu vào năm 1944, sát hại khoảng 315.922 người Nhật, con số lớn hơn rất nhiều so với ước tính số lượng người tử vong do các vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Riêng chỉ việc đánh bom tại Tokyo, số người thiệt mạng cũng lên đến khoảng 100.000 người.

Thứ năm, đáp trả vụ Trân Châu Cảng: Khi một vị tướng phản đối việc sử dụng bom, Truman trả lời bằng gợi lại sự tàn bạo của Trân Châu Cảng và nói: “Khi phải đối phó với một con thú, anh phải xử lý nó như một con thú”.

Thả bom ở Hiroshima 1945:

Có lẽ điều chúng ta quan tâm không phải là có cần thiết phải đánh bom hay không mà là chúng ta phải thừa nhận rằng việc giết hại rất nhiều người không tham chiến, không phải 1 mà 2 lần, là hoàn toàn sai lầm. Mặc dù những người lính Nhật Bản đã gây ra hàng ngàn tội ác, nhưng những dân thường, họ không thể bị giết theo cách vô lý như thế.

Nhật Bản đã sẵn sàng đầu hàng Đồng Minh nhiều tháng trước khi xảy ra hai vụ ném bom nguyên tử ghê tởm xuống Hiroshima và Nagasaki, thế nhưng cuộc thả bom vẫn được thực hiện… Chúng ta nên học hỏi từ những gì đã xảy ra với Nhật Bản, từ đó ngăn chặn việc chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt này.

Hoàng Sâm, Theo Visiontimes

 

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x