Sự thật về cuộc thỉnh nguyện chấn động thế giới 25/4/1999 (Phần cuối): Phản bức hại một cách lý tính

Vào ngày 25/4/1999, ở Trung Quốc đã có một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công gây chấn động thế giới. Truyền thông quốc tế gọi đây là “sự kiện Trung Nam Hải”. Họ đến Bắc Kinh để đề nghị chính phủ thả 45 người bị bắt trước đó và để họ có một môi trường tập luyện hợp pháp. Tuy nhiên, hành động chính đáng này đã bị chính quyền Giang Trạch Dân chụp mũ là “gây rối”, “bao vây Trung Nam Hải” và mượn cớ để phát động cuộc đàn áp tàn bạo cho đến nay.

bức hại
Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân chính thức phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc. (Ảnh qua Trithucvn)

Trải qua hơn 20 năm, một phần do thời gian lâu dài, một phần do ảnh hưởng của chính trị, sự kiện này chỉ còn là ký ức trong lòng người, rất nhiều người trẻ tuổi hiện nay đã không còn biết hoặc đã hiểu sai lệch về sự kiện này cũng như ảnh hưởng của nó với thế giới… 

Năm 2019, Giáo sư Chương Thiên Lượng trong chương trình ‘Thời điểm Thiên Lượng’ đã có một bài phân tích rất cụ thể và toàn diện về vấn đề này. Nhân ngày “25/4” sắp tới, chúng tôi xin mạn phép chia sẻ với bạn đọc bài phân tích của Giáo sư Chương, ngõ hầu giúp nhiều người hơn nữa có dịp nhìn nhận và đánh giá lại về sự kiện “25/4” từng gây tiếng vang trong dư luận toàn cầu này.

Sau đây là bài phân tích của Giáo sư Chương Thiên Lượng:

Tiếp theo Phần 1, Phần 2, Phần 3

Lần trước tôi đã kể lại những gì diễn ra trong sự kiện ngày 25/4/1999, và cũng nói về quyết định đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân. Trong bài lần này tôi sẽ trình bày rõ hơn, trong khoảng thời gian 3 tháng từ ngày 25/4 đến ngày 20/7, khi cuộc đàn áp quy mô lớn bắt đầu, rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra?

4. Hơn 20 năm phản bức hại một cách lý tính

Vào tối ngày 25/4/1999, Giang Trạch Dân đã viết một bức thư cho Bộ Chính trị để nói rõ ý muốn đàn áp Pháp Luân Công. Sau đó ông ta tổ chức một cuộc họp Bộ Chính trị vào ngày 7/6/1999 và đề xuất cần xử lý “Vấn đề Pháp Luân Công” càng sớm càng tốt. Ông ta nói rằng trung ương đã quyết định thành lập một tổ lãnh đạo để giải quyết vấn đề về Pháp Luân Công, Tổ trưởng Tổ lãnh đạo do Lý Lam Thanh phụ trách, còn Tổ phó do Đinh Quan Căn và La Cán đảm đương.

Mọi người đều biết, ĐCSTQ thường dựa vào “hai cây” để cướp đoạt và duy trì chính quyền, đó là cây súng và cây bút. Cây súng ám chỉ La Cán, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, người nắm trong tay bộ máy chuyên chế của quốc gia. Còn cây bút chính là Đinh Quan Căn, Bộ trưởng bộ Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, ngay từ đầu Giang Trạch Dân đã không muốn giải quyết vấn đề này thông qua con đường pháp lý, mà muốn đối đãi với Pháp Luân Công bằng thái độ đấu tranh để duy trì quyền lực của mình.

4.1 “Phòng 610” khét tiếng

Vào ngày 10/6/1999, một văn phòng trung ương xử lý “vấn đề Pháp Luân Công” chính thức được thành lập, gọi tắt là “Phòng 610”. Tại sao lại thành lập Phòng 610? Ở đây chúng ta sẽ nói một chút về quy mô và phạm vi đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân, ông ta đã sử dụng toàn bộ bộ máy quốc gia để làm việc này.

Trong một xã hội chính thường, nếu như bạn muốn duy trì công bằng xã hội, thông thường sẽ có một số phương thức thế này:

Phương thức thứ nhất, ví dụ ở một quốc gia dân chủ, nếu nhà cầm quyền muốn đàn áp một nhóm dân chúng, họ sẽ không có cách nào thực hiện được, tại sao? Bởi vì người dân có phiếu bầu trong tay. Nếu ông vô duyên vô cớ đàn áp tôi, thì lần sau tôi sẽ không bầu cho ông, cái chính phủ của ông cũng sẽ phải hạ đài. Do đó, cuộc bỏ phiếu dân chúng này có thể tạo thành một lực lượng chế ước sự hình thành cuộc đàn áp của chính phủ. Tất nhiên, vấn đề này không tồn tại ở Trung Quốc, bởi vì người dân ở đây không có những lá phiếu độc lập như vậy.

Phương thức thứ hai là thông qua dư luận. Hoa Kỳ nói về “tam quyền phân lập”, theo cách này thì truyền thông được gọi là “quyền lực thứ tư”, và các phóng viên thì được gọi là “vua không ngai”, bởi vì một khi họ bày tỏ ý kiến ​​hoặc quan điểm trên các phương tiện truyền thông chủ lưu, họ thường có thể chi phối xu hướng của dư luận. Vì vậy, vấn đề tự do báo chí và truyền thông, hay tự do ngôn luận, cũng là một phương tiện có thể ước chế nhà cầm quyền không dám làm điều ác.

Phương thức thứ ba là thông qua cơ quan tư pháp độc lập. Nếu cơ quan tư pháp này độc lập với chính phủ, tức là không bị chính phủ chi phối, thì khi bạn làm điều gì đó không đúng pháp luật hoặc không tuân theo các thủ tục tư pháp thông thường, bạn có thể sửa chữa sai lầm thông qua các biện pháp tư pháp.

Phương thức thứ tư chính là áp lực từ cộng đồng quốc tế. Ví dụ như, đối với những loại tội ác chống lại loài người và diệt chủng xảy ra ở một nơi nào đó, cộng đồng quốc tế có thể biểu quyết nhờ Liên hợp quốc can thiệp,… Điều này hoàn toàn có thể làm được.

Còn có một phương thức đặc biệt nữa ở Trung Quốc, trước khi Pháp Luân Công bị đàn áp, được gọi là “thỉnh nguyện”, đây được cho là một phương thức để duy trì và khôi phục công bằng xã hội. Có nghĩa là, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến trung ương ĐCSTQ hoặc Văn phòng Khiếu nại của Quốc vụ viện hay Văn phòng Khiếu nại của chính quyền các cấp, sau đó sử dụng các biện pháp hành chính để cải chính một số bất công xã hội.

Tuy nhiên, Giang Trạch Dân muốn đàn áp Pháp Luân Công, đàn áp một nhóm người tay không tấc sắt, hơn nữa không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với xã hội. Từ tình huống bên ngoài mà nhìn, các học viên Pháp Luân Công chỉ thiền định luyện công, vô cùng tường hòa. Trên thực tế, họ đạt được sự thăng hoa của cảnh giới sinh mệnh thông qua đề cao đạo đức. Các đệ tử Pháp Luân Công đều chiểu theo yêu cầu của Sư phụ Lý, làm mọi việc đều cân nhắc đến người khác, coi lợi ích cá nhân nhẹ hơn một chút,… điều đó chỉ mang lại chỗ tốt cho toàn xã hội chứ không tổn hại gì. Giống như cuộc điều tra của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc do Kiều Thạch tổ chức vào năm 1998, cuối cùng đưa ra kết luận rằng: “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”.

Hơn nữa, có rất nhiều người tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào thời điểm đó. Theo số liệu do ĐCSTQ công bố, có khoảng 100 triệu người tập Pháp Luân Công, vì vậy nếu 100 triệu người này cộng với người nhà, bạn bè, bạn học của họ,… thì đó là quy mô lên đến vài trăm triệu người. Trong lịch sử của ĐCSTQ, từ khi dựng lập chính quyền tới thời điểm đó, nó chưa bao giờ thực hiện đàn áp nhắm vào một nhóm quần chúng lớn đến như vậy. Ví dụ, với quyền lực và nguồn lực bạo lực của Mao Trạch Đông, ông ta chỉ có thể trấn áp tối đa một nhóm nhỏ (5%). Tuy nhiên, tỷ lệ học viên Pháp Luân Công trong xã hội thực sự đã vượt xa 5%, thậm chí 10%, nếu tính cả các thành viên trong gia đình họ thì con số này có thể là 20% hoặc 30%.

Vì vậy, khi Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, ông ta thực sự đã phát động một cuộc chiến chống lại người dân bằng tất cả các nguồn lực của Trung Quốc. Khi phát động một cuộc chiến như vậy, Giang Trạch Dân cần để cho tất cả các kênh duy trì công bằng xã hội mất đi hiệu lực. Nếu không, chỉ cần còn có một vài kênh có thể duy trì công bằng xã hội, thì loại đàn áp này sẽ không thể tiến hành.

giang trạch dân
Thực chất, cuộc bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân chính là một cuộc chiến chống lại người dân bằng tất cả lực lượng của Trung Quốc. (Ảnh qua ĐKN)

Thông thường, một điều mà hệ thống Tư pháp ở Hoa Kỳ rất chú trọng chính là Thủ tục tố tụng (Due process). Thực tế luật được thiết lập như thế này, ví dụ như công an phụ trách bắt người, thẩm vấn sơ bộ, sau khi thu thập được chứng cứ thì nộp cho viện kiểm sát. Viện kiểm sát lại căn cứ vào việc thu thập bằng chứng này có hợp pháp hay không và bản thân chứng cứ đó có đủ hay không. Nếu đủ cơ sở, viện kiểm sát sẽ khởi kiện ra tòa án. Sau đó, tòa có phán quyết độc lập và có luật sư đến bào chữa.

Tuy nhiên, vì để đàn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân phải thâu tóm quyền bắt giữ người của công an, việc truy tố của viện kiểm soát, các quyết định của tòa án, bao gồm cả việc bào chữa của các luật sư thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp vào tay ông ta. Và tất cả đều do một cơ quan (Ủy ban Chính trị và Pháp luật) thống nhất kiểm soát. Do đó, không những Ủy ban Chính trị và Pháp luật không tự mình giám sát công lý tố tụng mà còn là thủ phạm phá hoại công lý tố tụng. Nó tạo ra một dây chuyền lừa dối vừa đáng buồn vừa đáng mỉa mai.

Ủy ban Chính trị và Pháp luật đã ra lệnh cho công an bắt người và viện kiểm sát truy tố vụ việc, sau đó lệnh cho tòa án xét xử. Thậm chí, trước khi xét xử, kết quả bản án đã được báo trước cho tòa án sẽ tuyên án bao nhiêu năm rồi, còn ra lệnh cho Bộ Tư pháp đưa ra thông báo cho tất cả các luật sư không được bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công là vô tội. Vì vậy, trên thực tế, trong quá trình đàn áp Pháp Luân Công, Ủy ban Chính trị và Pháp luật đã đóng vai trò phá hoại hệ thống tư pháp của Trung Quốc. Ngoài việc sử dụng phương thức của “giai cấp vô sản chuyên chính” này để đối phó với Pháp Luân Công ra, Giang Trạch Dân còn cần đến sự phối hợp của nhiều cơ quan tổ chức.

Ví dụ, ông ta cần tài trợ từ Bộ Tài chính vì số tiền chi ra để trấn áp Pháp Luân Công là rất lớn, ông ta cần Bộ Tuyên truyền yêu ma hóa Pháp Luân Công, Bộ Giáo dục tẩy não học sinh thông qua các kỳ thi và kể cả nội dung học trên lớp. Nếu bạn đồng tình với Pháp Luân Công, bạn liền bị tước quyền lên lớp hoặc học lên cao hơn, việc có viết bài vu khống Pháp Luân Công trong bài kiểm tra đầu vào đại học hoặc trung học hay không, đồng nghĩa với việc có đi theo đường lối của chính phủ hay không. 

Giang Trạch Dân còn có các thủ đoạn khác, chẳng hạn như để đối phó với áp lực của cộng đồng quốc tế về một thảm họa nhân quyền quy mô lớn như vậy, cần sử dụng đến Bộ Ngoại giao để mua chuộc nhiều quốc gia có hồ sơ nhân quyền kém trên thế giới, khiến họ đứng về phía ĐCSTQ, thậm chí có thể thông qua các vụ thỏa thuận lớn mà buộc chính phủ các nước giữ im lặng đối với việc ông ta đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta cũng cần phái một lượng lớn gián điệp đến các nước khác để thu thập hoạt động của các học viên Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc, vì vào thời bấy giờ Pháp Luân Công đã truyền rộng trong xã hội quốc tế… 

Cũng chính là nói, Giang Trạch Dân muốn đàn áp Pháp Luân Công bằng cách sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, chẳng hạn như kinh tế, ngoại giao và tài chính, để hoàn thành sự hợp tác giữa các bộ phận với nhau. Ông ta muốn các cơ quan của Trung ương ĐCSTQ, Quốc vụ viện và Quân ủy Trung ương, tất cả đều tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công, vì chỉ như vậy mới khiến cuộc đàn áp này diễn ra được.

Từ những nguyên nhân này mà nói, tại sao Giang Trạch Dân nhất định phải thành lập Phòng 610? Bởi vì ông ta cần sự phối hợp tổng thể của tất cả các bộ phận khác nhau trên toàn quốc, bao gồm tất cả các khu vực, thậm chí tất cả các nhân vật trong bộ phận quân sự và bộ phận tình báo. Do đó, Phòng 610 của Giang Trạch Dân trên thực tế đã thành lập một trung ương khác, có nhiệm vụ chuyên trấn áp Pháp Luân Công. Vậy là, vào ngày 10/6/1999, Phòng 610 này được thành lập.

Nhưng mà, vào ngày 14/6, tức là bốn ngày sau, Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho Bộ Tuyên truyền của ĐCSTQ in và phát hành một thông báo qua truyền hình và đài phát thanh, bao gồm cả báo chí. Thông báo này đại ý là: “Cục Thư tín và Cuộc gọi của Tổng Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã đưa ra câu trả lời công khai đối với việc các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện”. Trong bài trả lời công khai này, lúc đầu có nói rằng, “liên tiếp mấy ngày nay, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đang lưu truyền thông tin rằng trung ương muốn đàn Pháp Luân Công. Tại đây chúng tôi có thể nói rõ với các bạn rằng, người dân có quyền tự do luyện tập một loại hình công pháp nào đó, và cũng có quyền tự do không tập luyện một loại hình công pháp nào”. Đây chính là thông báo mà ĐCSTQ đưa ra vào ngày hôm đó để dập tắt điều tiếng và lừa dối lòng người.

Mọi người thử nghĩ xem, tại sao ngày 10/6, Giang Trạch Dân đã thành lập văn phòng để điều phối toàn bộ các hoạt động trấn áp Pháp Luân Công, mọi thứ dường như đều đã chuẩn bị xong rồi, nhưng đến ngày 14/6 lại ra thông báo cho phép tự do luyện tập các loại công pháp? Lý do rất đơn giản, đó chính là Giang Trạch Dân thực sự đã học được kế “dụ rắn ra khỏi hang” của Mao Trạch Đông vào năm 1957. “Tôi nói với các bạn rằng, tôi không muốn đàn áp, tất cả các bạn đều ra ngoài và luyện công đi, luyện thế nào cũng được”. Sau đó, ông ta có thể nhân cơ hội này để thu thập thông tin và xem ai là người điều phối các học viên Pháp Luân Công ở mỗi địa phương. Tất nhiên, các học viên Pháp Luân Công không phải là một tổ chức có phân ra cấp trên cấp dưới nào cả, mà là một số học viên sẽ thường xuyên liên lạc, hoặc gửi thông báo cho mọi người, chẳng hạn như khi nào chúng ta sẽ cùng nhau tập trung đọc sách, chia sẻ, thời gian luyện công có chút thay đổi, chúng ta chuyển từ 6 giờ xuống 5 giờ… người điều phối chỉ là có nhiệm vụ như vậy thôi.

4.2 Ngày “20/7”: Bắt người trên quy mô lớn, cuộc bức hại chính thức bắt đầu

Sau hơn một tháng thu thập thông tin tình báo, vào tối ngày 19/7/1999, Giang Trạch Dân bắt đầu ra lệnh bắt giữ một số người điều phối của Pháp Luân Công ở nhiều nơi. Thời gian hành động cụ thể là vào rạng sáng ngày 20/7/1999, vì vậy chúng tôi thường nói rằng, vụ bắt giữ quy mô lớn chính là bắt đầu vào ngày 20/7.

Như vậy, cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ bắt đầu vào ngày 20/7/1999 đến nay đã kéo dài gần 20 năm (thực ra là 22 năm, do tác giả đã viết bài này cách đây 2 năm). Có rất nhiều câu chuyện đầy máu và nước mắt được đăng tải công khai trên trang Minh Huệ Net. Những trường hợp bị bức hại đến chết có đến 4.296 người. Tất nhiên, đây chỉ là ghi chép từ tài liệu có cung cấp danh tính, vẫn còn rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết mà không rõ danh tính và trang web Minh Huệ Net vẫn chưa thu thập được thông tin liên quan. Do đó, người ta ước tính số người chết do bức hại vượt quá 4.000 người, cũng có thể gấp hơn chục lần, thậm chí là gấp mấy chục lần.

Đoàn thể các học viên Pháp Luân Công đã phản đối bạo lực một cách ôn hòa trong 20 năm kể từ ngày 20/7/1999. Tôi cho rằng đây là một điều rất có ý nghĩa đối với dân tộc Trung Hoa. 

bức hại 20 năm
Cuộc bức hại Pháp Luân Công đến nay đã kéo dài hơn 20 năm. (Ảnh qua NTD)

Về cơ bản, tôi đã trình bày rõ sự việc Pháp Luân Công bị chính phủ Trung Quốc đối xử bất công sau khi môn tập này được truyền rộng ra quần chúng, và vẫn liên tục bị quấy rầy cho đến ngày nay. Tôi còn muốn nói một chút về quá trình các học viên Pháp Luân Công giảng rõ sự thật cho mọi người. Trước hết, tôi cần nhấn mạnh một điều rằng, nếu có người muốn tập luyện Pháp Luân Công thì đó là vấn đề quyền lợi, không phải là nói mỗi người trong xã hội đều nên đến tu luyện Pháp Luân Công, cũng không thể nói rằng, mọi người trên thế giới đều có thể nhận thức về Pháp Luân Công. Tuy nhiên, cho dù bạn có cảm thấy thuyết phục bởi các nguyên lý của Pháp Luân Công hay không thì ít nhất chúng ta cần có một nhận thức chung, chính là các học viên Pháp Luân Công không thể bị tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng của mình được.

Trên thực tế, trong một xã hội bình thường, một chính phủ không thể định nghĩa cái gì là “chính” và cái gì là “tà”. Nói cách khác, chính phủ thực sự không định nghĩa được đạo đức, và chính phủ cũng không thể định nghĩa loại tôn giáo nào là chính giáo, loại tôn giáo nào là tà giáo. Đây không phải là điều mà chính phủ có thể làm được.

Có thể một số người sẽ nói, điều gì sẽ xảy ra nếu thật sự có một loại tà giáo nào đó xuất hiện giết hại sinh mạng, khiến người ta tự sát, hoặc làm điều gì đó gây hại cho xã hội, làm băng hoại nhân luân? Nếu vậy thì điều này sẽ được quyết định bởi pháp luật, cũng có nghĩa là nói luật pháp trừng phạt hành vi của một cá nhân chứ không phải là suy nghĩ của cá nhân đó. Ví dụ nói về giáo phái Aum Shinrikyo ở Nhật Bản (là một tổ chức khủng bố của Nhật Bản do Shoko Asahara thành lập năm 1984), nếu họ thực sự gây án ở tàu điện ngầm, vậy thì điều mà chính phủ trừng phạt là hành vi của họ lúc đó chứ không phải trừng phạt tư tưởng của người ta. Bởi vì luật pháp quy định rằng, một cá nhân nào đó bị trừng phạt, cần phải đáp ứng ba điều kiện đồng thời: Điều kiện thứ nhất được gọi là “tính bất hợp pháp”, chính là việc người đó làm là phạm pháp; điều kiện thứ hai gọi là “tính cố tình chủ quan”, có nghĩa là người đó cố ý làm như vậy; điều kiện thứ ba được gọi là “tính gây hại khách quan”, tức là xác thực đã tạo thành tổn hại cho xã hội hoặc gây tổn thất cho một số người nào đó.

Nhưng nếu chúng ta mang tính bất hợp pháp, tính cố tình chủ quan và tính gây hại khách quan để đối chiếu với Pháp Luân Công, bạn sẽ thấy rằng các học viên Pháp Luân Công không hề vi phạm pháp luật. Đầu tiên, họ tín ngưỡng vào Pháp Luân Công như một quyền lợi mà Hiến pháp cấp cho, điều này không phải là tính bất hợp pháp. Hơn nữa họ cũng không có bất kỳ tính tổn hại khách quan nào, bởi vì họ rất bình hòa. Đây là vấn đề thứ nhất tôi muốn nói đến, chính là các học viên Pháp Luân Công tập luyện các bài công pháp là một quyền lợi, là quyền mà Hiến pháp cấp cho họ. Nói cách khác, đó là quyền tự nhiên vốn có của con người.

4.3 “Nếu không đi đến Trung Nam Hải thì chẳng phải chính quyền sẽ không đàn áp sao?”

Vấn đề thứ hai tôi muốn làm rõ đó là, có người nói rằng học viên Pháp Luân Công các bạn không phải thực hành “Chân, Thiện, Nhẫn” sao? Vậy khi chính phủ vu khống các bạn, các bạn phải “Nhẫn”, nếu không đi đến Trung Nam Hải thì chẳng phải chính quyền cũng sẽ không đàn áp sao? Đây là cách nói đảo ngược nguyên nhân và kết quả. Không phải là vì các học viên Pháp Luân Công đến Trung Nam Hải nên chính phủ mới đàn áp, mà ngược lại, bởi vì chính phủ đã sách nhiễu Pháp Luân Công trước, sau đó các học viên Pháp Luân Công mới đi đến Trung Nam Hải để thỉnh nguyện. Tôi đã đề cập trong các phần trước rằng từ năm 1995, 1996, 1997 và 1998, hầu như năm nào cũng xảy ra chuyện sách nhiễu như vậy. Vì vậy, đến năm 1999, thực tế các học viên Pháp Luân Công hy vọng có thể tự do tập luyện như Hiến pháp đã ban hành, nên mới đến Trung Nam Hải. Đó là quyền lợi mà chính phủ phải bảo đảm cho họ, quyền tự do tín ngưỡng.

Hơn nữa, tôi còn có thể dễ dàng đưa một ví dụ phản bác khác, vào thời điểm đó, còn có một môn khí công khác được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc tên là “Trung Công”. Người sáng lập Trung Công tên là Trương Hoành Bảo, từng nói rằng ông ấy có 30 triệu tín đồ ở Trung Quốc vào thời điểm đó. Mọi người thử nghĩ xem, trong số 30 triệu người học Trung Công này, không ai đến Trung Nam Hải thỉnh nguyện, cũng không ai trong số họ phản đối ĐCSTQ, nhưng khi ĐCSTQ cấm Pháp Luân Công thì nó đã cấm luôn cả Trung Công. Vì vậy, không phải vì bạn đến Trung Nam Hải mà bị cấm, lý do cấm Trung Công có thể cũng giống như lý do cấm Pháp Luân Công thôi, đơn giản là vì có quá nhiều người theo học, ngoài ra không còn lý do nào khác. Chỉ cần điều bạn tin không phải là “Tam đại biểu” (“học thuyết” do Giang Trạch Dân tự đưa ra) hoặc các lý luận khác của ĐCSTQ, thì nó liền muốn cấm bạn.

Tiếp theo, vấn đề thứ ba mà tôi muốn nói chính là, một số người cho rằng nếu các học viên Pháp Luân Công “Nhẫn” một chút vào lúc đó, thì chẳng phải chuyện này nhanh chóng sẽ qua đi hay sao? Nhưng ở đây còn liên quan đến một vấn đề, đó là thế nào được gọi là “Nhẫn”? Thông thường chúng ta sẽ thấy rằng, nếu một học viên Pháp Luân Công thực sự tuân theo lời dạy của Sư phụ Lý trong các việc thường ngày, thì khi lợi ích cá nhân bị tổn hại, anh ta sẽ Nhẫn. Chính là nếu bạn làm tổn hại đến lợi ích của một học viên Pháp Luân Công chân chính, người học viên ấy sẽ cố gắng đem sự việc này nói chuyện với bạn một cách tử tế và rõ ràng, nếu bạn vẫn không nghe, thì người học viên sẽ buông bỏ vấn đề này. Bởi vì bản thân việc tu luyện Pháp Luân Công là phải coi nhẹ lợi ích cá nhân. Nhưng, cần phải hiểu rằng, các học viên Pháp Luân Công đến Trung Nam Hải không phải vì bản thân họ, mà là vì đất nước, dân tộc và tín ngưỡng của họ đối với Phật Pháp.

Lấy một ví dụ, chẳng hạn như một người bạn của tôi bị bệnh nặng, hơn nữa lại là bệnh nan y, các bệnh viện lớn đều không có cách nào chữa khỏi. Lúc này, tôi biết rằng nếu anh ta luyện khí công, rất có thể anh ta sẽ hồi phục thể chất ở một mức độ nhất định, thậm chí là hồi phục hoàn toàn, sinh mệnh của anh ta sẽ được kéo dài. Vậy thì, tôi rốt cuộc nên bảo anh ta luyện hay không bảo anh ta luyện?

Nếu đó là bạn bè hoặc người thân của tôi, bất kể là từ phương diện tình người hay đạo đức mà nói, tôi cảm thấy rằng tôi nên nói với anh ấy. Nếu chính phủ cấm Pháp Luân Công, có nghĩa là chính phủ không để mọi người luyện Pháp Luân Công hay thậm chí nói về những lợi ích của Pháp Luân Công nữa, và vì vậy mà tôi không nói với người bạn đang bệnh nặng của tôi, trơ mắt nhìn người ấy bị bệnh tật dày vò và mất đi sinh mệnh, vậy thì bạn nói xem tôi như vậy có thể là “Nhẫn” sao? Đó là “Nhẫn” hay là do tôi nhát gan?

Rất rõ ràng, tất nhiên là do tôi nhát gan không dám nói. Bạn đã nghĩ về điều này chưa, nếu Pháp Luân Công không bị cấm mà có thể phổ biến trong xã hội và được mọi người tự do tìm hiểu, thực hành rộng rãi, thì chúng ta thực sự sẽ thấy rằng, nó có thể nâng cao đạo đức của toàn thể xã hội và có tác dụng vô cùng lớn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của đông đảo quần chúng.

Vậy cũng chính là nói, khi chúng ta nói về Pháp Luân Công, kỳ thực chúng ta cũng là giới thiệu với mọi người một phương pháp để mọi người có thể đề cao cảnh giới sinh mệnh hoặc cải thiện sức khỏe trong khi tu luyện. Vì vậy, Nhẫn này không phải là im lặng không nói gì, mà là có thể giữ vững một tâm thái vô cùng bình hòa trong quá trình duy trì chân lý.

phản bức hại
Cuộc phản bức hại ôn hòa và lý trí của các học viên Pháp Luân Công chính là chân chính thực hành các giá trị Chân, Thiện, Nhẫn. (Ảnh qua Minghui)

Trong suốt 20 năm qua, chúng ta thấy rằng các học viên Pháp Luân Công thực sự rất Nhẫn. Khi họ bị vu khống bởi toàn bộ bộ máy nhà nước, khi họ bị chính quyền bắt bớ và tra tấn dã man, dưới hoàn cảnh như vậy, trong 20 năm, không một học viên chân chính nào trong đoàn thể Pháp Luân Công dùng đến bạo lực, đây lẽ nào không phải là Đại Nhẫn sao? Kỳ thực đây là một loại Nhẫn dựa trên Chân và Thiện. Chúng ta thấy Pháp Luân Công giảng “Chân, Thiện, Nhẫn”, khi bị đối xử bất công, họ không dùng đến bạo lực vì bị kích động. Bản thân đây là biểu hiện của Nhẫn. Mà họ đang giảng chân tướng, họ đang nói cho dân chúng biết tình huống thực sự của sự việc này, đây chính là Chân.

Đồng thời, họ ôm giữ một loại Thiện tâm, bởi vì sau khi một người hiểu được Phật Pháp, thì đối với việc đề cao cảnh giới sinh mệnh của bản thân, đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mình là vô cùng tốt. Mà dưới mắt của một người có tín ngưỡng, việc phá hoại Phật Pháp là một tội vô cùng lớn. Vậy mới nói rằng các học viên Pháp Luân Công ôm giữ một Thiện tâm để giảng chân tướng, không cần dùng đến bạo lực, tâm bình khí hòa mà Nhẫn. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng cuộc phản bức hại của Pháp Luân Công kỳ thực là đang chân chính thực hành giá trị “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Vậy, tại thời điểm này, một số người có thể nói rằng các học viên Pháp Luân Công quá ngốc nghếch, và chính phủ Trung Quốc là một chính phủ lưu manh, một chính phủ không nói đạo lý. Tại sao bạn còn muốn đi nói rõ sự thật cho họ làm gì để chuốc lấy rắc rối? Bạn dứt khoát không nói chuyện với họ nữa chẳng phải liền xong sao? Những người nói điều này kỳ thực vẫn có thái độ đồng cảm với Pháp Luân Công, tuy nhiên trong xã hội này vẫn còn một nhóm người căm ghét Pháp Luân Công vì họ đã nghe theo những lời tuyên truyền vu khống của chính phủ Trung Quốc.

4.4 “Tự do phải trả giá”

Quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận mà các học viên Pháp Luân Công đang yêu cầu chính là quyền cơ bản nhất của con người. Ở Mỹ có một câu nói rất nổi tiếng: “Tự do không hề miễn phí” (Freedom is not free). Vậy, vấn đề bây giờ là ai đang phải trả cái giá này? Trên thực tế, hiện tại ở Trung Quốc chính là học viên Pháp Luân Công đang phải trả cái giá này, họ đang cố gắng bỏ ra thời gian, sức lực,… của mình để phản đối sự đàn áp của toàn bộ bộ máy nhà nước và đòi lại tự do.

Một khi có được loại tự do này, thì dân tộc Trung Hoa mới có hy vọng tiến tới tự do thật sự. Vì vậy, bạn nên biết rằng khi một học viên Pháp Luân Công nỗ lực lên tiếng cho quyền lợi của chính mình, cũng là đang lên tiếng cho quyền lợi của bạn; khi một học viên Pháp Luân Công lên tiếng cho tự do, anh ta cũng là đang lên tiếng cho quyền tự do của bạn, bạn có thể không nói lời nào, bạn cũng có thể khoanh tay đứng nhìn, hoặc được lợi gián tiếp, dù sao thì sau đó bạn cũng sẽ có tự do và các quyền như vậy. Nhưng tôi nghĩ rằng bạn nên ủng hộ những việc làm của các học viên Pháp Luân Công về mặt tâm lý và tinh thần.

tự do không miễn phí
Các học viên Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc diễn hành phản đối cuộc bức hại ở Đại lục. (Ảnh qua Minghui)

Cuối cùng, tôi còn muốn nói thêm một điểm, đàn áp Pháp Luân Công là quyết định cá nhân của Giang Trạch Dân, vì vậy, nếu tổng bí thư của ĐCSTQ vào thời điểm đó không phải Giang Trạch Dân mà là một người khác, thì việc đàn áp có thể đã không xảy ra. Tất nhiên, lịch sử thì không có giả định, chúng ta chỉ có thể tưởng tượng rằng nếu người lãnh đạo của ĐCSTQ là Chu Dung Cơ hay Kiều Thạch, hoặc một người nào đó như Lý Thụy Hoàn, thì cuộc đàn áp này có thể đã không xảy ra.

Nhưng nói đi phải nói lại, nếu không có một thể chế tà ác như ĐCSTQ, có thể huy động toàn bộ bộ máy quốc gia để thúc đẩy ý chí của một kẻ độc tài, thì cuộc đàn áp sẽ không tàn khốc như hôm nay. Trong quá trình đàn áp Pháp Luân Công, chúng ta xem Giang Trạch Dân là một cá nhân, là kẻ đầu sỏ của cuộc đàn áp, và trách nhiệm thuộc về ông ta. Nhưng chúng ta cũng cần nhận thức được rằng toàn bộ hệ thống ĐCSTQ cũng đóng vai trò chủ đạo trong cuộc bức hại này.

Chúng tôi đã làm tổng cộng 4 tập liên quan đến sự kiện “25/4”, nếu các bạn có ý kiến ​​gì có thể để lại lời bình, hoặc đặt ra câu hỏi nếu có vấn đề thắc mắc.

Tử Vi

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

    Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

x