Sự khác biệt giữa tách trà phương Đông và phương Tây

05/10/19, 08:05 Tri thức

Khi chúng ta uống trà, có lẽ sẽ phát hiện ra một chuyện như sau: Các tách trà kiểu phương Tây đều có tay cầm, nhưng tách trà ở phương Đông thì hầu như đều không có tay cầm. Vì sao lại có sự khác nhau như vậy?

Khi uống trà nóng muốn bỏng tay, vì sao tách trà phương Đông lại thường không có tay cầm?. Ảnh 1
Hầu hết tách trà Trung Quốc đều không có tay cầm. (Ảnh qua sohu)

Đồ dùng uống trà của người Á Đông cũng giống như bộ dụng cụ ăn uống và nấu nướng khác, sự ra đời và phát triển của nó là một quá trình từ không đến có, từ sử dụng chung cho đến chuyên dụng, từ thô sơ đến tinh xảo.

Với sự đa dạng ngày càng tăng của các loại trà, thì các phương pháp uống trà cũng cải tiến liên tục, và công nghệ sản xuất ra đồ uống trà cũng không ngừng được hoàn thiện.

Tách trà Trung Quốc có nguồn gốc từ chiếc bát

>>> Triết lý nhân sinh sâu sắc đằng sau văn hóa trà đạo của người Nhật

Thời cổ đại, khi cây trà hoang được phát hiện lần đầu tiên, người ta thu hoạch lá trà tươi và nấu chúng trong nồi thành canh để ăn. Lá trà được coi như rau cải, nó giống như món rau trong bữa ăn, chứ không hề có phương pháp nấu ăn đặc biệt và đồ đựng riêng gì cả.

Vì vậy, đồ dùng uống trà đầu tiên trong lịch sử, cũng chính là chiếc bát dùng để ăn trà. Sau đó, việc sản xuất đồ dùng trà đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ chiếc bát, cho nên đa số đều không có tay cầm.

Tách trà của Trung Quốc có nguồn gốc từ chiếc bát. (Ảnh qua unsplash)
Tách trà của Trung Quốc có nguồn gốc từ chiếc bát. (Ảnh qua unsplash)

Tại sao lại nói là ‘đa số’? Bởi vì vào thế kỷ 17, người châu Âu rất thích đồ gốm sứ Trung Quốc, họ thường đặt hàng tách trà từ Trung Quốc, và còn dặn dò nhất định phải thêm vào tay cầm. Tuy vậy, hầu hết các tách trà của Trung Quốc lại không có tay cầm. Nguyên nhân là vì:

Không đẹp

Lấy chiếc bát có nắp đậy làm ví dụ, chiếc nắp là bầu trời, chiếc đĩa kê là mặt đất, chiếc bát là người, mang hàm ý trời đất hòa hợp với con người. Nếu chỉ thêm một chiếc tay cầm be bé, thì không những sẽ mất đi ý nghĩa, mà còn không đẹp nữa.

Bất tiện

Các loại dụng cụ uống trà cần phải được đặt trong khay trà, nếu như mỗi chiếc tách đều có tay cầm, thì thật bất tiện khi đặt chúng vào khay vì chúng sẽ va chạm vào nhau.

Ngoài ra, dụng cụ uống trà là sự thể hiện đặc biệt về văn hóa Trung Quốc. Mỗi một món dụng cụ đều có tác dụng và vị trí riêng của nó trong khay, và chúng phụ trợ lẫn nhau mà không gây ảnh hưởng.

Không thực tế

Hầu hết các loại trà đều cần phải pha bằng nước sôi, nếu dùng một chiếc tách có tay cầm, đến lúc cầm lên uống bàn tay sẽ không cảm nhận được nhiệt độ của trà, nên khó tránh việc bị bỏng.

Ngược lại nếu dùng chiếc tách không có tay cầm, thì chúng ta phải chạm tay vào tách trước tiên nên sẽ phán đoán được nhiệt độ của trà và có vừa để uống hay chưa.

Tại sao tách trà ở các nước châu Âu đều có tay cầm?

Kết quả hình ảnh cho secangkir kopi bunga mawar
Tách trà ở các nước châu Âu đều có tay cầm (Ảnh: pixabay)

Điều này cũng nên nói từ chiếc bát có nắp đậy của Trung Quốc. Trong ‘Diễn Phồn Lộ’ của nhà Tống có ghi chép lại, chiếc đĩa kê xuất hiện bắt đầu từ thời nhà Đường, còn những thời trước đó thì không hề có.

Nhưng khi trà và gốm sứ Trung Quốc du nhập vào Vương quốc Anh, thì chiếc đĩa kê dùng để tránh tay bị nóng khi chạm vào tách trà đã không được du nhập theo. Do đó, người nước Anh đành phải làm cho tách uống trà thành hình dạng của tách uống sữa, rượu hay đồ ngọt khác; và thêm một chiếc tay cầm lên tách để giải quyết vấn đề tránh bị bỏng.

Sau này khi khay trà được giới thiệu đến nước Anh, thì các tách trà của Anh lúc ấy đã bắt đầu mang tay cầm, đây cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên hình dáng như ngày nay của các tách trà ở phương Tây.

Một nguyên nhân khác có thể kể đến là do ảnh hưởng của văn hóa địa phương: Tách uống trà của người châu Âu có nguồn gốc từ ly rượu bằng kim loại, thường là bằng bạc hoặc thiếc.

Loại tách uống trà bằng kim loại như vậy có tính dẫn nhiệt tốt, nên sẽ gây bỏng tay khi uống trà. Vì vậy, hầu hết chúng đều có tay cầm và còn là một đôi tay cầm.

>>> 茶道 – Bí ẩn trà đạo Nhật Bản

Tuệ Tâm (theo SOH)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x