Số phận những bé gái bị bỏ rơi vì chính sách một con của Trung Quốc

24/04/17, 07:46 Trung Quốc

Chính sách một con của Trung Quốc từng khiến biết bao bé gái vừa chào đời đã bị bỏ rơi, bởi vì các bậc cha mẹ đều mong muốn sinh được đứa con trai để nối dõi tông đường.

CHính sách một con của Trung Quốc khiến biết bao bé gái phải sống lưu lạc. (Ảnh: Chianauncensored)
Chính sách một con của Trung Quốc khiến bao bé gái phải sống lưu lạc. (Ảnh: Chianauncensored)

Chính quyền Trung Quốc đã chính thức triển khai “chính sách một con” vào năm 1979 nhằm kiểm soát vấn đề dân số đang ngày một gia tăng.

Nhưng với tư tưởng trọng nam khinh nữ, cố gắng sinh con trai để nối dõi tông đường nên các bé gái thường bị gia đình mình đem cho làm con nuôi, hoặc thậm chí là bỏ rơi ở khu vực kín đáo để tránh bị trách phạt.

Vì lẽ đó mà hàng loạt tổ chức lớn nhỏ trên địa bàn Trung Quốc – nhất là khi “chính sách một con” được hoàn toàn bãi bỏ đã hoạt động một cách tích cực nhằm giúp các gia đình bị thất lạc thân nhân có thể về đoàn tụ sau nhiều năm xa cách.

Và dưới đây là câu chuyện của 2 người phụ nữ cũng nằm trong số đó.

1. Cô Thái Phong Hà: “Việc đoàn tụ giống như một giấc mơ”

Mặc dù từng bị cha mẹ ruột bỏ rơi ở bên ngoài nhà sinh hoạt cộng đồng xã Nghiêu Thích, thành phố Giang Âm, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc khi mới đầy 25 ngày tuổi, thế nhưng cô Thái Phong Hà vẫn luôn muốn tìm lại những người đã sinh thành ra mình để có thể gọi hai tiếng “gia đình” theo cách trọn vẹn nhất.

Sau hơn 38 năm xa cách, đây là lần đầu tiên cô Thái Phong Hà được đoàn tụ với cha mẹ ruột.
Sau hơn 38 năm xa cách, đây là lần đầu tiên cô Thái Phong Hà được đoàn tụ với cha mẹ ruột.

Tuy nhiên khi ngồi ăn với họ sau hơn 38 năm trời xa cách, cô lại chỉ có thể nghĩ về người cha nuôi lớn tuổi đang sống tại huyện Nãng San cách đó tới hàng trăm cây số.

Cô Thái nói: “Lúc cha mẹ cùng những người ruột thịt mải cười nói vui vẻ, tôi cảm thấy nỗi cô đơn trong tim bỗng dưng lớn dần lên. Ngoài ra, hai phương ngữ bất đồng chính là sự ngăn cách lớn nhất giữa tôi và họ”.

Chị Thái sinh năm 1979, năm chính sách một con được thực hiện tại Trung Quốc nhằm hãm mức độ tăng trưởng dân số.

Lúc cô Thái ra đời, ông Chu Mao Đầu – cha ruột của cô vừa muốn có con trai để nối dõi tông đường, lại vừa muốn giữ công việc tại một nhà máy nhỏ ở địa phương nên đã quyết định bỏ rơi đứa con gái mới sinh để tránh khoản tiền phạt khổng lồ mà gia đình không thể gánh vác nổi.

“Em trai tôi thật may mắn vì được lớn lên trong vòng tay yêu thương của chính cha mẹ ruột. Mặc dù bản thân tôi cũng được cha mẹ nuôi hết mực quan tâm nhưng lại thường bị bạn bè trêu chọc”, cô Thái chia sẻ.

Theo thống kê từ chính quyền thành phố Giang Âm, đã có tới 425 trường hợp trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi vào đúng thời điểm “chính sách một con” vừa bắt đầu áp dụng, trong đó phần lớn đều là các bé gái.

Trung Quốc: Hành trình tìm lại cha mẹ đẻ của những bé gái ngoài kế hoạch - Ảnh 4.
Chị Thái Phong Hà (mặc áo đỏ quay lưng lại) bên bố mẹ và chị em ruột của mình. (Ảnh: Aljazeera)

Ông Chu đã nói lời xin lỗi với cô con gái nhỏ sau hơn 38 năm trời xa cách. Ông cho biết mình từng khóc rất nhiều sau khi phải bọc cô trong chiếc khăn màu trắng và bỏ lại ở trước cửa nhà sinh hoạt tập thể.

Hai ngày sau, cô Thái liền trở về huyện Nãng San nơi mình đang sinh sống để chăm sóc cho người cha nuôi, chồng và hai đứa con trai. Dẫu thường xuyên liên lạc với cha mẹ ruột nhưng theo cô Thái thì cuộc sống của họ gần như chẳng có gì thay đổi.

Cô Thái nhấn mạnh: “Việc được đoàn tụ với cha mẹ ruột giống như một giấc mơ vậy. Còn bây giờ, cuộc sống của tôi vẫn tiếp diễn như thế – chỉ là tôi có thêm vài người họ hàng mới mà thôi”.

2. Cô Lưu Xuân Hồng: “Tôi chưa bao giờ được cảm nhận đầy đủ tình yêu thương từ một người cha”

Trung Quốc: Hành trình tìm lại cha mẹ đẻ của những bé gái ngoài kế hoạch - Ảnh 5.
Cô Lưu chưa bao giờ được cảm nhận đầy đủ tình yêu thương từ một người cha. (Ảnh: Aljazeera)

Cô Lưu Xuân Hồng bị bỏ rơi trước một nhà máy ở Thẩm Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc khi 2 ngày tuổi. Đó là năm 1979 và cô là con gái thứ 3 của ông Vương Hành, quản lý một nhà máy ở địa phương, luôn khát con trai nhưng cố sinh lần 3 vẫn chỉ có con gái.

Ông Vương chia sẻ: “Do quá dằn vặt, tôi quyết định chạy đi tìm con bé và đón nó về nhà. Nhưng đến nơi thì nó đã được ai đó đem đi rồi”.

Cô Lưu Xuân Hồng lớn lên ở nơi cách nhà bố mẹ đẻ 500 km. Cô được một người phụ nữ độc thân nuôi dưỡng trong cảnh nghèo đói. Mẹ nuôi của cô đã kết hôn vài lần và cô đã gọi 3 người đàn ông khác nhau là bố nhưng “chưa bao giờ thực sự cảm nhận được tình cha”.

Người mẹ nuôi không kể với cô về nguồn cội. Cô chỉ nghe những người hàng xóm và bạn bè xì xào mình bị bỏ rơi và được nhận nuôi. Suốt thời thơ ấu, cô luôn cảm thấy bị bạn bè khinh miệt, không biết mình là ai và ôm nỗi hận bố mẹ đẻ.

Mặc dù sự hà khắc của chính sách một con dần lới lỏng khi giữa những năm 1990, các gia đình ở nông thôn được phép có con thứ hai nếu con đầu là gái hoặc khuyết tật, chính sách này chỉ bãi bỏ hoàn toàn vào đầu năm 2016.

Trung Quốc: Hành trình tìm lại cha mẹ đẻ của những bé gái ngoài kế hoạch - Ảnh 7.
Giây phút đoàn tụ của cô Lưu và gia đình thực sự.

Chính cô Lưu cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách này một lần nữa năm 2009 khi vợ chồng cô có con thứ hai và chồng cô bị tạm giam một tháng.

Khi mẹ nuôi mất năm 2004, cô Lưu bắt đầu đi tìm kiếm bố mẹ ruột. Có con khiến cô hiểu lòng cha mẹ hơn và biết rằng đấng sinh thành phải khổ sở thế nào khi buộc phải bỏ rơi mình.

Năm 2016, cô được thông báo tìm thấy gia đình qua mẫu ADN gửi tới ngân hàng gene. Cô khóc trong niềm vui sướng khi gặp mẹ ruột và dần vun đắp tình thân từ đó.

“Cuối cùng tôi đã tìm lại được cha mẹ mình vào năm 2016. Họ lặn lội hơn 500 cây số tới tỉnh Sơn Đông để viếng mộ mẹ nuôi và cảm ơn bà ấy vì đã thay mình dạy dỗ tôi trưởng thành”, cô Lưu chia sẻ.

Sau đó, vợ ông Vương cũng quyết định ở lại giúp đỡ gia đình của con gái nhằm bù đắp cho những lỗi lầm mà mình từng gây ra.

Chính sách một con – Nỗi ám ảnh dai dẳng

Giới truyền thông đã đưa nhiều câu chuyện về các gia đình và những người phụ nữ đang mang thai phải hứng chịu cảnh đối xử phi nhân tính từ các viên chức địa phương vì đã vi phạm chính sách – một hành động tàn bạo được nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết The Dark Road (tạm dịch: Con đường tăm tối) của Mã Kiến. Trong một vụ việc nổi tiếng năm 2012, chính quyền địa phương tỉnh Thiểm Tây đã buộc một phụ nữ phải bỏ cái thai đã 7 tháng.

Chính sách một con - Nỗi ám ảnh dai dẳng đối với người dân Trung Quốc. (Ảnh: Weekly Columns)
Chính sách một con – Nỗi ám ảnh dai dẳng đối với người dân Trung Quốc. (Ảnh: Weekly Columns)

Không chỉ phải chịu những chấn thương về tâm lý và thể xác, các nạn nhân của chính sách này – cũng thường là những người nghèo nhất – còn phải đối mặt với những hình phạt đánh vào kinh tế. Xem xét một số tỉnh điển hình cho thấy Chính phủ Trung Quốc thu được khoảng 20 tỷ nhân dân tệ (3 tỷ đô la) mỗi năm từ các khoản phạt do vi phạm kế hoạch hóa gia đình. Quan chức địa phương nhiều nơi còn thẳng thừng đe dọa những người vi phạm bằng những hình phạt dã man như phá nhà hay tịch thu gia súc, gia cầm.

Một vấn đề nhức nhối là tình trạng mất cân bằng giới tính đáng báo động của nước này. Các gia đình đều mong muốn sinh được con trai, điều này đã dẫn đến hàng loạt các ca phá thai chọn giới tính. Năm 2013, lượng nam giới từ 0 đến 24 tuổi nhiều hơn số nữ giới đến 23 triệu người, có nghĩa là hơn 20 triệu đàn ông trẻ Trung Quốc sẽ không thể kết hôn trong những thập niên tới nếu chính sách một con vẫn tiếp tục.

Bài học đắt giá nhất từ những thiệt hại mà chính sách một con gây ra đơn giản là chính quyền nước này đã áp đặt chính sách này quá lâu. Thực tế Trung Quốc là nước duy nhất trong lịch sử đã thực hiện thành công việc ép giảm dân số. Mấu chốt nằm ở chế độ độc đảng không ai kiểm soát được duy trì bởi một bộ máy quan liêu đồ sộ và đầy quyền lực.

Những ai khi nhìn từ ngoài vào thường sẽ thấy ngưỡng mộ trước khả năng hoàn thành mục tiêu của Đảng Cộng Sản Trung Quốc – ít nhất khi đó là những việc như xây dựng thành phố siêu hiện đại và mạng lưới đường tàu cao tốc. Nhưng họ lại không quan tâm đến những hậu quả nghiêm trọng mà đảng này đã gây ra khi cố dùng quyền lực của mình để theo đuổi một mục tiêu tàn bạo.

Giờ đã đến lúc thẳng thắn nhìn nhận những hậu quả trên, nhất là khi giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa thôi ý định hạn chế sinh sản. Trái lại, họ chỉ đơn giản là đang chuyển từ chính sách một con sang chính sách hai con.

Trung Quốc cũng như các quốc gia khác, người dân cần phải được nâng cao nhận thức về tính chất tàn độc mà các chính sách này gây ra, kéo theo những hành động thiết thực để đảm bảo rằng những chính sách như thế sẽ không còn tồn tại, ở Trung Quốc hay bất kỳ nơi nào khác.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • 5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

    5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

x