Serbia: Hàng nghìn người dân biểu tình phản đối chế độ chuyên quyền

31/12/18, 08:38 Thế giới

Hôm 29/12, hàng nghìn người dân Serbia đã xuống đường ở trung tâm thủ đô Belgrade để biểu tình ôn hòa phản đối Tổng thống Aleksandar Vucic và Đảng Tiến bộ Serbia cầm quyền. Họ cho rằng, ông Vucic đang thiết lập chế độ chuyên quyền.

Serbia: Hàng nghìn người dân biểu tình phản đối tổng thống. Ảnh 1
Người dân Serbia xuống đường biểu tình tại Belgrade hôm 29/12. (Ảnh: EPA)

Reuters cho biết, đây là cuộc biểu tình thứ tư tại Serbia trong nhiều tuần qua. Hàng nghìn người dân tuần hành hòa bình tại trung tâm Bellgrade và hô lớn “kẻ cắp Vucic”. Những người biểu tình đòi quyền tự do truyền thông, thúc giúc chính phủ của Tổng thống Vucic chấm dứt đàn áp các nhà báo và các chính trị gia đối lập.

Những người ủng hộ Liên minh vì Serbia – một nhóm đối lập gồm 30 đảng phái và tổ chức, cáo buộc Tổng thống Vucic là lãnh đạo chuyên quyền và Đảng Tiến bộ Serbia (SNS) của ông là đảng tham nhũng. Tổng thống và các lãnh đạo của SNS hoàn toàn phủ nhận điều này.

Theo Reuters, trong một cuộc phỏng vấn trên kênh BTV thân chính phủ trong thời gian diễn ra cuộc biểu tình hôm 29/12, ông Vucic nói rằng, ông sẵn sàng thảo luận về những yêu cầu của phe đối lập.

“Tôi sẵn sàng tìm ra điều gì đã khiến người dân bất mãn”, ông Vucic nói. Reuters miêu tả rằng, Tổng thống đã bị một nhóm người biểu tình chế giễu khi ông đi vào trụ sở kênh BTV.

Trước đó, Tổng thống Vucic đề nghị rằng, ông sẵn sàng kiểm tra uy tín của Đảng SNS cầm quyền bằng một cuộc bầu cử nhanh.

Tuy nhiên, ông Vuk Jeremic – cựu Bộ trưởng Ngoại giao Serbia giai đoạn 2007 – 2012 và là lãnh đạo Đảng Nhân dân – một đảng nhỏ trong liên minh đối lập, nói rằng phe đối lập sẽ tẩy chay bất kỳ cuộc bầu cử nào.

Kết quả hình ảnh cho Serbia
Khoảng 25.000 người đã tập hợp ở Belgrade. (Ảnh: Marko Đurica / Reuters)

Ông Vuk Jeremic cho hay: “Phe đối lập sẽ không tham gia bất kỳ cuộc bầu cử bất hợp pháp nào tại Serbia cho tới sau khi đất nước này có được điều kiện cho bầu cử và đời sống bình thường”.

Theo một cuộc thăm dò dư luận do nhóm quan sát bầu cử CESID có trụ sở tại Belgrade thực hiện vào tháng 10/2018, Đảng SNS của Tổng thống Vucic vẫn nhận được sự hậu thuẫn của 53,3% cử tri, bỏ xa các đảng phái khác.

Reuters nhận định, nếu phe đối lập tiến hành tranh cử theo một liên minh chứ không theo các đảng riêng rẽ, thì họ có thể chiếm được khoảng 15% phiếu bầu. Tuy vậy, cho tới nay các đảng đối lập vẫn chưa đồng ý tham gia bầu cử theo một liên minh mà họ chỉ cùng chung mục tiêu đoàn kết chống lại ông Vucic và Đảng SNS.

Hiện tại, liên minh do SNS lãnh đạo đang chiếm đa số ghế tại quốc hội Serbia với 160 thành viên trong tổng cộng 250 ghế. Cuộc tổng tuyển cử chính thức tại Serbia dự kiến diễn ra vào năm 2020.

Được biết, những cuộc biểu tình lớn của phe đối lập tại Serbia rất hiếm xảy ra kể từ sau cuộc phản kháng nổi tiếng năm 2000, lật đổ thành công Tổng thống quyền lực Slobodan Milosevic.

Theo Reuters, phần lớn các lãnh đạo phe đối lập đang dẫn dắt cuộc biểu tình hiện nay là những người làm việc trong các liên minh thân phương Tây cầm quyền ở Serbia từ năm 2000 tới 2012, trước khi Đảng SNS thành lập một liên minh cùng những người xã hội chủ nghĩa của cựu lãnh đạo Milosevic lên cầm quyền.

Trước cuộc bầu cử năm 2012, Đảng SNS đã liên minh với Đảng Serbia Mới, Đảng Sức mạnh của Phong trào Serbia và Đảng Phong trào Xã hội chủ nghĩa và cuối cùng liên minh này đã thắng lớn trong cuộc bầu cử 2012, chính thức lên cầm quyền tại Serbia cho tới nay.

Ông Aleksandar Vucic, sinh năm 1970, làm Thủ tướng Serbia hai nhiệm kỳ 2014 – 2016 và 2016 – 2017. Vào tháng 4/2017, ông Vucic đắc cử Tổng thống Serbia với hơn 55% phiếu bầu ngay từ vòng một và chính thức nhậm chức Tổng thống Serbia thay ông Tomislav Nikolić từ 31/5/2017.

Ngoại giới mô tả ông Aleksandar Vucic là người độc đoán và chuyên quyền. Mặc dù ông Vucic vẫn coi việc đưa Serbia trở thành thành viên Liên minh Châu Âu là mục tiêu chiến lược, nhưng đồng thời ông cũng duy trì mối quan hệ thân cận với cả Nga và Trung Quốc.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x