Sau một kiếp luân hồi mới thấu hiểu: “Làm heo khổ đau muôn phần”
Những câu chuyện về nhân quả luân hồi khiến chúng ta có thêm niềm tin rằng mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu những ác báo tương xứng. Câu chuyện dưới đây kể về muôn vàn đau đớn khi người chuyển sinh thành heo sẽ phải chịu… Hẳn ai đọc xong cũng không khỏi rùng mình sợ hãi.
Trong luân hồi chuyển sinh qua lại giữa người và động vật, điều thường thấy nhất trong các ghi chép sách cổ không phải là luân hồi giữa người và chó, mà là luân hồi chuyển sinh giữa người và heo. Bởi vì ở nước ta, heo là nguồn cung cấp thịt chủ yếu nhất, vậy nên một khi đã chuyển sinh thành heo rồi, thì tất nhiên khó tránh khỏi số phận bị giết mổ. Vậy nên, một khi đã đầu thai thành heo thì không chỉ chờ đợi phía trước là một số phận bi thảm, mà đằng sau đó, còn có xen lẫn hàm nghĩa nhân quả báo ứng nữa.
Xin dẫn ra một câu chuyện như sau:
Vào thời Chiến Quốc, đại tướng Bạch Khởi nước Tần sau trận chiến ở Trường Bình đã tàn nhẫn chôn sống hơn 40 vạn quân không một tấc sắt trong tay của nước Triệu, do vậy đã tạo nên nghiệp tội đời đời kiếp kiếp khó mà trả hết được.
Theo những câu chuyện được lưu truyền ở nhân gian, mọi người khi giết mổ heo thường phát hiện rằng sau khi nhổ bỏ lông heo rồi thì thấy trên lớp da thường có hai chữ Bạch Khởi, mọi người đều tin chắc rằng đây là do Bạch Khởi đã giết quá nhiều người, cần phải chuyển sinh thành 40 vạn lần làm kiếp súc sinh mới có thể hoàn trả sạch cái tội chôn sống binh sĩ nước Triệu.
Trong “Đông Chu liệt quốc” cũng có lời văn tương tự như vậy, ghi chép như sau: “Về sau đến cuối những năm triều đại nhà Đường, có sét đánh chết một con trâu, bụng trâu có hai chữ Bạch Khởi. Mọi người nói rằng Bạch Khởi đã giết quá nhiều người, vậy nên hàng mấy trăm năm sau, vẫn còn phải chịu báo ứng làm kiếp súc sinh bị sét đánh chết. Nghiệp giết chóc nặng đến như vậy, những người làm tướng há không e dè được chăng!”.
Kẻ ác tạo nghiệp bị biến thành heo, điều này khiến cho tôi nhớ đến một câu chuyện trước đây. Vào những năm 20 ở Sơn Đông đã từng xảy ra một chuyện như vậy.
Có một tên cướp biển chuyên giết người cướp của, có một lần trong khi đang giao đấu đã bị người ta giết chết, sau khi linh hồn của anh ta rời khỏi thân xác thịt thì chạy băng băng trên một cánh đồng rộng trong đêm tối, bởi vì trời tối nên anh ta không hề hay biết rằng cái thân xác thịt của mình đã chết rồi.
Phía sau có hai người đang đuổi theo rất gấp, anh ta cứ liều mạng mà chạy. Hai người kia đuổi kịp rồi, liền khoác một bộ y phục màu đen lên mình anh ta, anh ta giãy giụa cởi bỏ y phục màu đen đó, rồi lại thục mạng chạy tiếp. Một lát sau, hai người kia lại đuổi theo kịp, lại mặc bộ y phục màu đen lên người anh ta, anh ta lại vùng thoát được, lại chạy nữa, hết lần này đến lần khác nhiều lần như vậy.
Một lần sau cùng, anh ta nhìn thấy trước mặt có một ngôi nhà, liền vừa cởi bỏ y phục vừa lao đến ngôi nhà có ánh đèn kia. Anh ta gần như đã cởi bỏ toàn bộ y phục màu đen đó rồi, chỉ còn sót lại tay phải vẫn chưa kịp cởi bỏ ra, anh lao vào trong nhà. Ngay chính thời khắc này, có một tiếng khóc nỉ non vọng ra, sản phụ trong nhà này đã sinh hạ một đứa bé.
Đứa bé sinh ra hết thảy đều bình thường, chỉ là tay phải lại là chân heo. Đứa bé này chính là tên cướp biển đó chuyển sinh. Lúc đầu bởi tên cướp biển này giết người tạo ác nghiệp quá sâu nặng nên bị bắt phải chuyển sinh thành heo. Mặc cho người ta giết mổ để hoàn trả nợ nghiệp lúc còn sống, bộ y phục mà hai quỷ sai đuổi theo chụp lên người anh ta chính là bộ da heo.
Bởi vì anh ta đã đầu thai trực tiếp, vốn không tẩy sạch ký ức trong đầu, nên một đời này anh ta mang theo bàn tay phải có hình dạng móng chân heo cùng với ký ức đời trước của mình đi khắp nơi giảng nói đạo lý nhân quả thiện ác hữu báo cho mọi người nghe, khuyên dặn người ta hãy nên tích đức hành thiện.
Giống như ví dụ trước, câu chuyện luân hồi thành heo của người này thật khiến người ta nghe thấy không khỏi rùng mình rợn cả tóc gáy.
Trong một đám tiệc, tôi ngồi cùng bàn với vợ của một ủy viên lập pháp họ Đổng. Trong lúc nói chuyện phiếm tôi biết được rằng, vợ chồng họ Đổng tuy xã giao bận rộn, nhưng đã ăn chay trường từ khá lâu rồi, tôi không khỏi hiếu kỳ dò hỏi nguyên do. Bà Đổng nói, đó là bởi người cậu của bà, ông nói rằng bản thân ông có thể nhớ được chuyện của rất nhiều kiếp trước, còn nói ông chính là heo chuyển sinh, hơn nữa không phải chỉ có một đời làm heo thôi đâu, ngoài ra còn thuật lại với bà về nỗi đau đớn của loài heo khi bị giết thịt.
Ông kể rằng, sau khi con heo bị giết chết rồi, nỗi đau đớn vốn không phải chỉ dừng lại ở đây, mà vẫn còn có cảm giác rất mẫn cảm đối với cái thân xác thịt kia. Sau khi thịt heo ngoài chợ được mua về, phàm là thịt heo bị bằm càng vụn hoặc thời gian nấu càng lâu, thì hồn phách của con heo đó sẽ càng đau đớn.
Nhất là đem thịt heo làm chà bông, cần phải dùng muối ướp thấm vào tận trong da thịt, còn phải trải qua quá trình bị rang bị sấy, nỗi đau phải chịu trong đó thật không phải là điều mà con người thường có thể tưởng tượng được. Điều đáng sợ hơn nữa là, loại đau đớn này cần phải đợi đến sau khi người ta ăn hết số chà bông này mới kết thúc, cũng chính là nói rằng, nỗi đau của một con heo không phải sau khi chết là chấm hết, mà cần phải đợi đến khi người ta ăn hết tất cả số thịt mới kết thúc vậy!
Ông ấy kể rằng ông đã làm heo không biết bao nhiêu đời rồi, đếm cũng đếm không hết, mỗi lần nghĩ đến nỗi đau đớn từng làm heo, trong lòng vẫn không lạnh mà run. Ông ấy nói rằng đời này Diêm Vương vẫn muốn phán ông tiếp tục làm heo nữa, ông nghe xong sợ quá vội vàng co chân bỏ chạy, nhưng phán quan rất mau đã túm lấy một mớ lông heo trên tay ném về phía lưng của ông. Vậy nên, kiếp này phần lưng của ông vẫn có một dúm lông heo, nói xong, ông liền cởi áo ra cho mọi người nhìn để chứng tỏ những gì ông nói hết thảy đều là thật cả.
Bà Đổng nói, từ sau khi nghe chuyện của người cậu, hai vợ chồng từ đó không còn đụng đến bất cứ một miếng thịt nào nữa.
Ngoài ra, còn có người kể rằng, ở quê của họ gần hai năm nay đã xảy ra mấy chuyện như thế này. Chuyện này bên phía chính quyền cũng phong tỏa thông tin rất nghiêm ngặt, không để bên ngoài được biết. Trong thôn có những người vô cùng xấu xa, ví như con dâu ngược đãi mẹ chồng, đột nhiên vào buổi sáng một ngày nào đó lật tấm chăn ra xem thử, thì thấy nửa thân dưới của cô con dâu này đã biến thành thân heo, nửa thân trên vẫn là người.
Cũng có người là nửa thân trên biến thành heo, nửa dưới thân là người; còn có người biến thành trâu bò hoặc những loài súc vật khác nữa, đều là nửa thân người, nửa súc sinh.
Tại sao lại không hoàn toàn biến thành súc sinh, mà luôn chỉ là một nửa thôi? Mọi người trong làng đều biết rằng, nếu như một người hoàn toàn biến thành súc vật rồi, thế thì sẽ không có ai tin cả, họ sẽ nói đây đơn giản chỉ là trò đùa quái đản của ai đó, đuổi người ta đi rồi đặt một con heo ở đó. Vậy nên biến thành nửa người nửa heo là có thể trực tiếp thức tỉnh con người, để cho người đời biết rằng: Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Đó chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi; đợi đến khi phải hoàn trả nghiệp báo, đời đời kiếp kiếp cũng chạy không thoát.
Nhà triết học David Hume từng nói động vật trong rất nhiều phương diện đều rất giống con người. Vậy nên, chúng ta không thể nói rằng, chỉ có con người mới có linh hồn, còn động vật thì không có cái gọi là linh hồn được. Cách nói của Hume không chỉ hợp với quy luật khách quan, mà cũng rất hợp với những điều được giảng trong tôn giáo và văn hóa tâm linh của nhân loại trong suốt mấy nghìn năm nay.
Nếu như sinh mệnh con người chúng ta thật sự là có tồn tại luân hồi, thì tất nhiên động vật cũng có thể có luân hồi. Nếu như con người và động vật đều có luân hồi, vậy thì con người và động vật có luân hồi qua lại với nhau cũng là chuyện không có gì khó hiểu.
Tiểu Thiện (Theo Minh Huệ Net)