Sau đại dịch liệu có xảy ra cuộc chiến tranh lạnh giữa ĐCSTQ và toàn thế giới?
Dịch viêm phổi Vũ Hán đang bùng phát trên toàn cầu, tình hình dịch bệnh ở nhiều quốc gia đang ngày càng nghiêm trọng, tổng số người nhiễm bệnh nhanh chóng vượt qua con số 1 triệu, tỷ lệ tử vong là 4,5%. Virus vô tình, bất kể là ai cũng đều có thể nằm trong tầm ngắm của nó.
Nhiều người nổi tiếng ở các quốc gia, như ngôi sao điện ảnh Mỹ Tom Hanks và Shimura Ken của Nhật Bản lần lượt bị “dính đạn”. Các nhà lãnh đạo cũng không thể tránh khỏi, Thái tử Charles của nước Anh đã được chẩn đoán nhiễm bệnh, tổng thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Đức Merkel và Thủ tướng Canada Trudeau đều phải tiến hành kiểm tra vì các thành viên trong gia đình hoặc thân tín của họ được chẩn đoán nhiễm bệnh.
Các ngôi sao bóng đá hoặc vận động viên nổi tiếng quốc tế cũng bị nhiễm bệnh, Thế vận hội Olympic ban đầu dự kiến được tổ chức tại Tokyo đã buộc phải hoãn lại lần đầu tiên trong lịch sử, không thể ước tính chính xác những thiệt hại về kinh tế. Thị trường chứng khoán ở các quốc gia đều giảm mạnh, các ngành bán lẻ, ăn uống và du lịch phải chịu tác động đầu tiên. Theo dự báo mới nhất từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), dịch bệnh sẽ đe dọa ngành hàng không toàn cầu. Năm nay tổn thất về doanh thu có thể lên tới 252 tỷ USD và doanh thu sẽ giảm khoảng 44% so với năm 2019.
Do Trung Quốc vẫn đang che giấu dịch bệnh nên xu thế trên toàn cầu không thể có được bước ngoặt trong thời gian ngắn. “Uy lực” lớn nhất của virus Vũ Hán nằm ở chỗ bệnh nhân không có triệu chứng vẫn có thể lây nhiễm và virus này có hơn 40 biến thể.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, gần 79% trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh lây nhiễm từ người không có triệu chứng (không có triệu chứng bệnh lý) hoặc lây nhiễm bởi các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. Trong trường hợp như vậy, ĐCSTQ đã cố tình hạ thấp số lượng được chẩn đoán mắc bệnh ở Trung Quốc.
Một mặt, ĐCSTQ sử dụng phương pháp kiểm tra axit nucleic với tỷ lệ lỗi lên tới 70% đến 80%, mặt khác, xét nghiệm dương tính nhưng không có triệu chứng thì cũng không được coi là mắc bệnh. Hai biện pháp này làm cho các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh trở về 0, tạo ra ảo tưởng rằng mọi người đều có thể trở lại làm việc và mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
Điều đáng lo ngại nhất là gần đây người ta phát hiện ra rằng “bệnh nhân số 0” (F0) ở Ý là một Đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Vũ Hán, người đã đến nước Ý để “đầu độc” một ngày trước khi Vũ Hán bị đóng cửa, nhưng ĐCSTQ sắp dỡ bỏ lệnh phong toả với Vũ Hán, một lượng lớn những người mắc bệnh không có triệu chứng rất có thể sẽ đào thoát khỏi Vũ Hán và đi đến khắp các nơi trên thế giới, dẫn đến một làn sóng dịch bệnh mới.
Sau khi dịch bệnh bùng phát, cái gọi là “ngoại giao chiến lang” của Trung Quốc đã được đưa ra. Một mặt, ĐCSTQ tấn công Hoa Kỳ, mặt khác “thao túng” EU và thu hút trực tiếp các nước châu Âu thông qua cái gọi là “viện trợ”.
Về phía Hoa Kỳ, ngoài việc trục xuất một số nhà báo Mỹ đang điều tra sự thật về virus và dịch bệnh, Trung Quốc còn thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao là Lý Lập Cường đăng trên Twitter rằng, virus này đã được quân đội Hoa Kỳ đưa vào Trung Quốc, và sau đó yêu cầu Hoa Kỳ “công bố dữ liệu và cho Trung Quốc và thế giới một lời giải thích”, động thái này gây ra sự bất mãn mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. Tổng thống Trump từ chối việc “đổ thừa” này, và thậm chí còn nói virus này là “virus Trung Quốc” (chinese virus).
Sự thật là ĐCSTQ ngay từ đầu đã nói dối về về dịch bệnh, che giấu số người nhiễm bệnh và trừng phạt các bác sĩ đã nói ra sự thật. Chính quyền Đài Bắc từ cuối tháng 12 đã sớm cảnh báo rằng, bệnh có thể truyền từ người sang người, nhưng cả WHO và chính quyền Bắc Kinh đều phản ứng lạnh lùng. Sau đó, ĐCSTQ đã thừa nhận vấn đề này, nhưng từ chối sự giúp đỡ từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ ra sức chống lại “Ngoại giao chiến lang” của Trung Quốc, cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien đã cáo buộc Trung Quốc che giấu virus “khiến cộng đồng quốc tế lãng phí mất hai tháng”. Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã đưa ra 2 đề xuất, yêu cầu điều tra phản ứng của Trung Quốc đối với các hành vi sai trái, định lượng thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với các quốc gia và yêu cầu bồi thường từ Trung Quốc.
Bonnie Glaser, một nhà tư vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Hoa Kỳ cho biết, Trung Quốc hiện đang tích cực thúc đẩy các hoạt động phòng chống dịch bệnh và hỗ trợ cho cộng đồng quốc tế. Một trong những mục đích của Trung Quốc là làm mọi người “lãng quên” tội che giấu dịch bệnh trong thời gian đầu, còn điều Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ đang nỗ lực làm, đó là vạch trần chân tướng sự việc cho toàn nhân loại biết.
Josep Borrell, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU cảnh báo về “chính trị phóng khoáng” của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại virus, thúc giục các quốc gia EU chuẩn bị đón nhận “cuộc chiến ảnh hưởng” trong “tranh giành tiếng nói toàn cầu”.
Học giả người Pháp Antoine Bondaz phân tích tỉ mỉ rằng, chiến lược tuyên truyền của ĐCSTQ nhằm ba mục đích chính trị. Đầu tiên, xây dựng lại tính hợp pháp của quyền lực thống trị vốn đã bị lung lay khi cuộc khủng hoảng ban đầu nổ ra. Thứ hai, để cho các nước đang phát triển thấy rằng ĐCSTQ là một đối tác không thể thiếu. Thứ ba, thể hiện “mô hình quản trị Trung Quốc” với quốc tế và ngầm ám chỉ rằng mô hình này hiệu quả hơn mô hình phương Tây.
Điều kinh khủng hơn nữa là Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã quyên góp một số lượng lớn vật tư phòng chống dịch bệnh cho Ý, nhưng cuối cùng bị “bóc mẽ” rằng hóa ra là Ý trả tiền. Trung Quốc cũng “khoe khoang” rằng họ đã tặng 10 triệu khẩu trang cho Malaysia, nhưng thực chất cũng là Malaysia tự trả tiền.
Động thái “vị cứu tinh thế giới” của ĐCSTQ vẫn “chứng nào tật nấy”, sử dụng những lời dối trá và âm mưu để làm tổn thương nghiêm trọng những đất nước tin tưởng ĐCSTQ. Các chuyên gia Séc tiết lộ rằng, do 150.000 bộ xét nghiệm nhanh mà ĐCSTQ hỗ trợ có tỷ lệ lỗi lên tới 80%, vì vậy họ phải quay lại các phương pháp thử nghiệm truyền thống. (Sau đó các quan chức y tế Séc đã đính chính tỷ lệ lỗi sàng lọc nhanh chỉ từ 20% đến 30%).
Những quốc gia nhận viện trợ này đang phải chịu đựng “nỗi đau thứ hai”. Khi ngày càng nhiều quốc gia biết rằng họ là nạn nhân và bộ mặt thật của ĐCSTQ bị phơi bày, lúc này cuộc chiến tranh lạnh của ĐCSTQ với thế giới sẽ được thiết lập trong im lặng.
Tác giả: Văn Thao
Minh Huy (Theo Secretchina)
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT TinhHoa.Net)