Rò rỉ bản đồ dữ liệu số ca nhiễm virus Vũ Hán “khủng” của Học viện Quân sự Trung Quốc

19/05/20, 17:25 Trung Quốc

Truyền thông Hoa Kỳ mới đây tiết lộ bản đồ dữ liệu về tình hình dịch bệnh của Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc phòng, trong đó phát hiện có hơn 640.000 ca nhiễm dịch tại Trung Quốc. Hơn nữa, đây mới là dữ liệu thống kê chưa đầy đủ.

bản đồ dữ liệu về tình hình dịch bệnh của Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc phòng, trong đó phát hiện có hơn 640.000 ca nhiễm dịch tại Trung Quốc.
Bản đồ dữ liệu về tình hình dịch bệnh của Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc phòng, trong đó phát hiện có hơn 640.000 ca nhiễm dịch tại Trung Quốc. (Ảnh qua Twitter)

Vào ngày 13/5, tờ Foreign Policy của Hoa Kỳ công bố dữ liệu nghi ngờ là “tham chiếu nội bộ” của chính quyền do một người đưa tin ẩn danh cung cấp. 

Theo Foreign Policy mặc dù dữ liệu không toàn diện, nhưng rất phong phú, bao gồm hơn 640.000 thông tin cập nhật phủ rộng tới ít nhất 230 thành phố. Nói cách khác, có hơn 640.000 thông tin hiển thị số trường hợp bệnh nhân tại địa điểm cụ thể. 

Dữ liệu được thu thập bởi Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc phòng ở Trường Sa (Trung Quốc), thuộc Quân ủy Trung ương của ĐCSTQ. Cơ sở dữ liệu này đã được tích hợp vào bản đồ trang web có tên “Dữ liệu lớn chống dịch để quay trở lại làm việc” (URL: https://www.nudtdata.com.cn/). Mặc dù bản đồ để công khai, nhưng nó không được biết đến rộng rãi.

Nhiều địa điểm chỉ hiển thị "đã từng có dịch" mà không có dữ liệu
Nhiều địa điểm chỉ hiển thị “đã từng có dịch” mà không có dữ liệu. (Ảnh qua Twitter)

Mỗi dữ liệu cập nhật đều có vĩ độ, kinh độ của vị trí và số trường hợp được xác nhận nhiễm dịch trong khoảng thời gian từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4.

Vào ngày 15/5, trang UP Media (Đài Loan) đã kiểm tra trang web trên. Khi phóng to bản đồ dữ liệu có thể thấy dữ liệu tình hình dịch bệnh của mỗi tiểu khu, bao gồm số ca chẩn đoán, số ca nghi nhiễm, số ca tử vong, số ca được chữa khỏi và số ca nhiễm bệnh không triệu chứng… Tuy nhiên, khi nhấp vào hàng trăm ký hiệu dịch bệnh trên bản đồ đều không cho thấy “số ca tử vong”. Ngoài ra, có nhiều địa điểm chỉ hiển thị “đã từng có dịch”, nhưng không có số liệu ca nhiễm cụ thể.

Hiện tại, các phóng viên NTDTV đã cố gắng truy cập bản đồ và phát hiện trang web không thể mở được.

Trong khi đó, các chuyên gia độc lập cho rằng chỉ có điều tra thêm mới có thể tiết lộ sự thật. “Hoàn toàn có thể đó là dữ liệu theo dõi vị trí, và do đó ở một vị trí có thể có 1 hoặc nhiều ca nhiễm bệnh. Chúng tôi cần để tìm hiểu thêm, nhưng thật tốt khi Foreign Policy đã đưa ra thông tin”, Tiến sĩ Eric Feigl-Dinh, nhà dịch tễ học và nhà khoa học y tế công cộng tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H.Chan cho biết.

Trên bản đồ có nhiều ký hiệu “đã từng có dịch”, cho thấy cơ sở dữ liệu vẫn chưa thống kê hoàn toàn số liệu các ca được xác nhận nhiễm dịch. Hơn nữa, cái gọi là “người nhiễm bệnh không triệu chứng” (dương tính nhưng không có triệu chứng) không được đưa vào dữ liệu công bố chính thức của Trung Quốc. Vì vậy, có thể phán đoán số ca nhiễm bệnh thực tế ở Trung Quốc lớn hơn nhiều so với dữ liệu 640.000 này.

Bản đồ vẫn hiển thị dữ liệu chính thức được công bố
Bản đồ vẫn hiển thị dữ liệu chính thức được công bố. (Ảnh qua Twitter)

Đầu tháng 4/2020, Trung Quốc đã điều chỉnh số người tử vong do đại dịch ở Vũ Hán lên 50%, dẫn đến sự hoài nghi về dữ liệu chính thức.

Vào cuối tháng 3/2020, các cố vấn khoa học của Anh đã thông báo cho Thủ tướng Johnson rằng số ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc đã bị chính quyền nước này che giấu và làm giảm đi từ 15 đến 40 lần. Nói cách khác, dựa trên 80.000 chẩn đoán được xác nhận mà Trung Quốc công bố tại thời điểm đó, số ca nhiễm bệnh thực tế ở Trung Quốc là từ 1,2 triệu đến 3,2 triệu. Và đây mới chỉ là một ước tính cho tháng 3.

Lương Phong (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x