Quảng Tây nước sông đột nhiên chuyển đỏ, cảnh báo điều gì?
Trung Quốc gần đây thường xuyên xảy ra dị thường, sự việc bầu trời máu ở Chu Sơn, Chiết Giang ngày 7/5 vừa qua đi, thì ngày 10/5, tin tức về con sông Nhạc Lý ở Bách Sắc, Quảng Tây đột nhiên biến thành đỏ như máu tràn lan lên mạng, trở thành từ khóa tìm kiếm nóng trên Weibo.
Nước sông đột nhiên chuyển đỏ
Theo trang ‘Lu media Jimu News’, sáng ngày 10/5, người dân huyện Điền Lâm, Bách Sắc, Quảng Tây phát hiện nước sông Nhạc Lý chuyển sang màu đỏ như máu chỉ sau một đêm. Ông Lý, người đã sống ở huyện Điền Lâm 30 năm, nói với phóng viên rằng đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy nước sông Nhạc Lý chuyển sang màu đỏ. “Lúc 7 giờ sáng, tôi cho con đi học thì nước sông vẫn bình thường, nhưng đến 8 giờ sáng tôi ra ruộng trồng rau thì thấy nước sông chuyển sang màu đỏ”. “Rất kỳ lạ, nhưng cũng không biết tại sao, nước sông không có mùi gì đặc biệt.”
Một số cư dân lo lắng rằng có vấn đề với nước sông, nhưng điều đáng ngạc nhiên là Cục Môi trường sinh thái huyện Điền Lâm đã lấy mẫu tại chỗ và kết quả xét nghiệm cho thấy: Tất cả các chỉ số đều bình thường, lượng oxy hóa học, độ độc cấp tính của sinh vật thủy sinh và kim loại nặng đều nằm trong giới hạn bình thường.
Ngày 11/5, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thiên Lâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết, sau khi điều tra sơ bộ, các bộ phận liên quan cho rằng có luồng thuốc nhuộm tràn vào thủy vực khiến sông Nhạc Lý chuyển sang màu đỏ.
Thông tin sông Nhạc Lý bỗng dưng chuyển đỏ đã gây sự chú ý của đông đảo cư dân mạng Trung Quốc, một số dân mạng đặt câu hỏi: “Loại chất gì có thể khiến con sông chuyển sang màu đỏ chỉ sau một đêm?”
Cũng có người nói: “Trước kia có bầu trời đỏ như máu ở Chiết Giang, hiện tại lại có một dòng sông đỏ như máu, đây là dị tượng từ Trời hạ xuống, là điềm xấu, không biết có xảy ra chuyện gì lớn không?”
“Hôm nay dòng sông nhuộm đỏ máu, mấy ngày trước Chu Sơn máu đỏ cả bầu trời, Trời có dị tượng… Tôi hoàn toàn không tin những cái gọi là chuyên gia gì đó.”
5月10日广西百色,田林县乐里河河水莫名变红。下午16时官方:正在调查,一条河部分河段河水变红,沿河群众禁用河水 pic.twitter.com/1QrJ5koz6R
— 这里有🍉 (@victorchan2022) May 10, 2022
Nước sông chuyển đỏ dân oán sôi trào
Cổ nhân nói: “Quốc vương vô đạo, chính khí suy tàn, trời có dị tượng”. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng ‘Thiên nhân hợp nhất’, xã hội nhân loại xuất hiện biến đổi lớn, tất nhiên trên Trời sẽ hiện ra thiên tượng, như một lời cảnh báo cho thế nhân. Trong lịch sử Trung Quốc cũng từng có cảnh tượng ‘bầu trời đỏ như máu’ hay ‘sông đỏ’, và hầu hết chúng đều xuất hiện vào cuối một triều đại. Loại thiên tượng này dường như ứng với việc sụp đổ của chế độ và số phận chẳng lành của người cầm quyền.
Về hiện tượng ‘nước đỏ’, học giả Kinh Phòng đời Hán đã từng nói đến trong một số cuốn sách. Ở cuốn ‘Đối tai dị’ có viết: “Nơi có dòng sông màu đỏ, trong ngục có oan khuất, trừng phạt không thích đáng…”. Trong cuốn ‘Dịch hậu’ viết: “Nước tự chuyển đỏ như máu, quốc gia có họa đỏ máu”. Cuốn ‘Dịch truyện’ cho biết: “Vua chìm đắm trong tửu sắc, người hiền đức ẩn mình, quốc gia lâm nguy, nước sông chuyển sang đỏ.”
Ngoài ra trong các cuộc sách cổ khác cũng ghi chép về dị tượng ‘nước đỏ’ như sau:
‘Sử ký’: “Vào năm thứ 3 Tần Vũ vương, sông Vị đỏ trong 3 ngày. Năm thứ 34 Chiêu Vương, sông Vị cũng đỏ trong 3 ngày… Nhà Tần ban hành chính sách cực đoan, trừng phạt những người theo Đạo, bí mật dùng hình tra tấn, tiến hành xuất binh chinh phạt, tàn bạo xâm chiếm nước láng giềng, dẫn đến ngũ hành biến loạn, khí sắc sai loạn. Thiên Giới Nhược viết, chớ quá hà khắc, dẫn đến diệt vong.”
‘Hậu hán thư’: Vào tháng 6 năm thứ 6 dưới thời trị vì của An đế nhà Đông Hán (112), ”nước trong ao Hà Đông đổi màu, đỏ như máu. Quẻ nói: ‘Nước biến thành máu người, kẻ gian mặc ý tàn bạo, sát hại người vô tội vạ, kéo dài như thế, nước biến thành máu.’”
‘Tùy thư · Ngũ hành chí’: “(Tuyên Đế) Vào tháng 7 năm Thái Kiến thứ 14, sông đỏ như máu, từ phía Tây Kiến Khang đến Kinh Châu”. Vào thời nhà Minh, nước sông chuyển đỏ, từ Phương Châu đến Đông Hải.
‘Hồng phạm ngũ hành truyện’ viết: “Nước có màu đỏ, pháp luật cực đoan, cực hình tàn khốc, tổn hại đặc tính của nước, ngũ hành biến dị, âm dương đan xen, khí sắc nhiễu loạn, đều là hiện tượng bại loạn.”
Kinh Phòng viết trong ‘Dịch chiêm’ rằng: “‘Nước hóa thành máu, binh đao khởi’, đó là thời điểm Hậu Chủ lên ngôi, dùng hình tàn bạo, sau đó bị nhà Tùy tiêu diệt.”
Tử Vi (Theo Vision Times)