Quảng cáo Tết Bính Thân của Pepsi về gia đình Mỹ Hầu Vương gây ấn tượng mạnh
Dựa vào câu chuyện thật về cuộc đời của Lục Tiểu Linh Đồng – người thủ vai Tôn Ngộ Không trong phim Tây Du Ký 1986, Pepsi đã tạo nên một thước phim vô cùng chân thật và cảm động.
Lục Tiểu Linh Đồng dành cả đời mình cho vai diễn Tề Thiên Đại Thánh, và nhiều người nhận xét ông sinh ra là để trở thành Tề Thiên Đại Thánh.
2016 là năm của khỉ. Vì vậy, sẽ không có nghi ngờ gì khi một loạt các chiến dịch tiếp thị trưng bày liên quan đến Mỹ Hầu Vương hoặc “Tây Du Kí”. Làm thế nào Pepsi có thể mang biểu tượng “Bring Happiness Home” lên chú khỉ thần thoại vốn ngạo mạn và náo loạn, một cách rất PepsiCo?
“Phải nói là nổi da gà khi tiếng nhạc Tây Du Ký vang lên và gương mặt của Lục Tiểu Linh Đồng xuất hiện. Lon Pepsi con khỉ cũng đẹp nữa”, một khán giả nhận xét sau khi xem quảng cáo.
Không bị rơi vào cái bẫy của Tết đoàn viên, PepsiCo tạo nên sự khác biệt, với sự dìu dắt của Richard Lee người Hong Kong, CMO đứng đằng sau với tầm nhìn về truyền thông rất táo bạo.
Anh muốn tạo dựng mối quan hệ hợp tác giữa các đối tác sáng tạo và nhãn hiệu. Anh cho rằng mối quan hệ này cũng quan trọng như mối quan hệ giữa nhãn hiệu & đại lý.
Chính vì thế, từ năm 2012-2014, riêng chương trình “Bring Happiness Home” (mang hạnh phúc về nhà) của Pepsi đã đạt mốc con số 1,4 tỷ lượt xem. Chiến dịch quảng cáo năm nay chính là sự kế thừa của nó.
Thành công về mặt doanh thu thương mại được bảo chứng khi bạn trả lời xuất sắc cho câu hỏi: “Chủ đề yêu thích được chia sẻ có liên quan gì đến nhãn hiệu?”
Và cách chơi chữ giữa lời chúc dành cho Mỹ Hầu Vuơng với slogan của chiến dịch quảng cáo đã hoá giải bài toán khó nhất của nội dung marketing: nhãn hiệu muốn bán hàng và người tiêu dùng muốn giải trí.
Chúc ông “một trăm khoảnh khắc hạnh phúc” trong tiếng Hoa, 100 nghe giống như Pep, khoảnh khắc nghe như Si và hạnh phúc nghe như Cola. Lời kính phục cuối cùng dành cho Tề Thiên Đại Thánh kiêm đạo diễn của chiến dịch.
Bách Thông sưu tầm