Phương pháp trị liệu của Trung y thời cổ đại, Tây y hiện nay không cách nào lý giải
Các phương pháp và hình thức trị bệnh của Trung y thời cổ đại vô cùng phong phú đa dạng. Trong đó có một số nội dung trị liệu mà những người ngày nay với sự ảnh hưởng của Tây y và thuyết vô thần thì không cách nào giải thích nổi.
Trong “Danh y loại án” có ghi chép câu chuyện của Vương Hải Tàng, là danh y thời nhà Kim, đệ tử của Lý Đông Viên như sau: Có bệnh nhân tên Dương Thời, bị phong khí xung tâm, ăn đồ bị nôn ra, toàn thân gầy gò.
Sau khi cho bệnh nhân uống ‘Vạn bệnh tử uyển hoàn’, 3 ngày sau, đi ngoài ra 5-6 cục thịt giống như hình con cóc và 2 lít đờm trắng, sau đó thì hoàn toàn khỏi.
Lại có vị Triệu thị lang ăn vào nôn ra, mắt không nhìn thấy, tai không nghe thấy, sau khi uống ‘Vạn bệnh tử uyển hoàn’, cũng đi ngoài ra 5-7 con thanh xà và nôn ra 3 lít mủ, bệnh liền khỏi.
***
Trong “Minh sử” có ghi chép câu chuyện Đới Nguyên Lễ, là Ngự y đời nhà Minh, đệ tử của thần y Chu Đan Khê, phụng mệnh Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, trị bệnh cho Yến Vương.
Ông xem và đối chiếu với đơn thuốc các danh y trước đã kê, tự đặt câu hỏi tại sao lại không có hiệu quả? Rồi hỏi Yến Vương thích ăn món gì, khi được biết món sở thích của Yến Vương là rau cần sống. Đới danh y đã biết Yến vương mắc bệnh gì và kê đơn thuốc. Tối hôm đó Yến Vương bị đau bụng và tiêu chảy, đi ra rất nhiều châu chấu con và bệnh liền khỏi.
***
Theo ghi chép trong “Bản thảo tân biên”, danh y đời nhà Minh Trần Sỹ Đạc một lần khi đi du ngoạn ở Hồ Bắc và ở tại Hán Khẩu, ngồi trên thuyền thì thấy chủ thuyền ho dữ dội, bèn hỏi mắc bệnh từ lúc nào?
Chủ thuyền kể, ngày nọ khi neo đỗ ở Tầm Giang, vào ban đêm trời nổi gió lớn, khi đang gọi mọi người ở mũi thuyền, đột nhiên mưa bão nổi lên tạt vào lưng và cảm thấy lạnh buốt, từ đó ho không dứt tới ngày hôm nay. Càng ho càng tức ngực, cổ họng càng ngứa, ho nhiều tới khi khạc ra máu mới ngừng.
Danh y nói với ông: “Nhất định là khí lạnh đã xuyên phổi, khiến trong tạng phủ sinh ra côn trùng rồi”. Chủ thuyền nghe vậy không tin. Lát sau lại lên cơn ho đau tức ngực và muốn nôn. Danh y bảo ông thử uống trà ô mai. Sau khi uống xong thì thấy giảm đau rõ rệt. Quá kỳ lạ, chủ thuyền bèn hỏi thầy thuốc tại sao lại như thế?
Trần Sỹ Đạc giải thích: “Đây là phương pháp trị phần ngọn, dùng để kiểm tra xem trong bụng có trùng hay không. Bởi vì trùng khi gặp vị chua sẽ ẩn náu, ông uống trà ô mai vào thấy đỡ đau nhất định là do côn trùng đang quấy phá”. Lúc này chủ thuyền mới tin.
Trần Sỹ Đạc dùng Vạn niên thanh giã lấy nước, lại pha với rượu thành một bát nhỏ rồi bảo chủ thuyền đợi khi thấy đau ngực thì lập tức uống. Tối đó, quả nhiên ông lên cơn đau ngực, sau khi uống thuốc thì cơn đau lại càng nghiêm trọng, cảm thấy như chết đi sống lại.
Một lát sau chủ thuyền thấy rất khát và muốn uống trà, nhưng danh y lại không cho uống và khuyên ông uống tiếp Vạn niên thanh. Chủ thuyền không nghe, danh y bèn ép ông ta uống. Sau khi uống xong đau càng nghiêm trọng hơn, cổ họng thấy rất ngứa.
Trần Sỹ Đạc nói: “Đây là vì côn trùng không chịu được đang muốn chui ra, ông tiếp tục uống nước Vạn niên thanh đi”.
Chủ thuyền đành tiếp tục uống, uống xong bắt đầu nôn ra huyết, trùng cũng theo huyết dịch tống ra ngoài, dài hai tấc rưỡi, cỡ ngón tay, thân giống con dế mèn, chân dài như bọ ngựa, màu tím, nhìn dưới ánh đèn giống như ngọn lửa, trên trán có hai sừng dài, sau lưng có cánh, phần bụng chưa trưởng thành, còn kèm một cục máu to như ngón tay.
***
Trong “Lý trung y án” có ghi chép câu chuyện về danh y Lý Trung Tử thời nhà Minh: Có một người tên Diêu Việt Phủ ở Nam Kinh có hai người con trai, vào mùa thu năm Ất Mão đều mắc lao phổi mà qua đời. Ông ta đau buồn cùng cực, ho khan, hai mắt lờ đờ, chân tay không có sức, miệng nôn ra đờm xanh, môi có đốm trắng, uống thuốc gì cũng vô hiệu.
Danh y Lý Trung Tử nói: “Theo mạch tượng thì đây đích thực là Truyền thi bệnh. Một khi chúng đã ăn mòn nội tạng, chỉ uống thuốc thông thường không trừ diệt được nó”. (Truyền thi bệnh theo Trung y là chỉ một người có côn trùng trong người, sau khi qua đời trùng liền tiến nhập vào người khác, làm những thành viên trong gia tộc lần lượt mắc bệnh mà qua đời).
Lý Trung Tử liền dùng thêm Xuyên khung, Đương quy trong bài Huyết dư tán, lại thêm Cam toại, Thiên linh cái nghiền thành bột, dùng cành cây đào mọc phía Đông sao lên sắc nước uống, lại canh đúng ngày thứ 2 đầu tháng 8 mà uống khi bụng đang đói.
Sau khi uống vào giờ Thìn, thì giờ Tỵ bệnh nhân đi ngoài ra ba con côn trùng giống con chuột con và mấy con có hai đầu nhọn. Vì bệnh nhân còn mệt mỏi, danh y lập tức cho uống nước Nhân sâm, gần tối lại uống 1 lạng nữa. Rạng sáng hôm sau, cho uống nửa phần thuốc bột hôm trước, bệnh nhân lại đi ngoài ra mấy con côn trùng có hai đầu nhọn nữa.
Ngoài ra lại dùng ‘Thập toàn đại bổ hoàn’ để bồi bổ, nửa tháng sau bệnh nhân hoàn toàn phục hồi. Trùng tử bị đốt cháy, nghiền lẫn thành bột cùng với Hùng hoàng, cho vào chai nút thật chặt và chôn ở nơi ít người qua lại.
***
Trong “Tôn thị y án” có ghi chép câu chuyện của danh y Tôn Nhất Khuê đời nhà Minh: Phu nhân Đinh Thị bị thống phong, chẩn đoán ban đầu là thấp đàm, ngưng trệ, kinh lạc không thông gây đau. Sau khi uống ‘Ngũ phục dược’ bệnh nhân càng đau nặng nên không muốn uống tiếp.
Danh y cũng không miễn cưỡng, bèn thay đổi dùng 3 phần ‘Thố sao nguyên hoa’, 1 phần bột Hải kim sa, dùng pha nước nóng. Tối đó bệnh nhân tiêu chảy một lần, đi ra nửa bô đờm đặc, chân đỡ nhiều và có thể cử động nhẹ.
Tới nửa đêm khi mọi người uống rượu chưa tàn, bỗng nghe nói Đinh Thị đau bụng dữ dội và gọi danh y thăm khám. Khi đến sảnh sau, người nhà nói bệnh nhân qua đời rồi không cần vào khám nữa, Tôn Nhất Khuê nói: “Nhất định là đau quá mà ngất đi, chưa chết được, sao lại không khám chứ?”.
Vào tới nơi, danh y thấy bệnh nhân vẫn đang ngồi trên bồn cầu, mồ hôi nhễ nhại, sắc mặt tái xanh, hơi thở như bị gián đoạn. Sau khi bắt mạch, tay lạnh như băng, nhưng ấn mạnh mạch vẫn đập. Thế là Tôn Nhất Khuê biết bà chỉ vì đau quá mà ngất đi, liền cho uống nước gừng.
Sau khi tỉnh lại bà nói với người hầu: “Khi nãy bụng rất đau, sau đó như có ánh lửa tóe ra, hậu môn giống như bị lửa thiêu, nổ một tiếng rất to, không biết đi ra thứ gì?”. Người hầu tới xem, thấy một con trùng giống như con lươn màu đỏ, dài sáu tấc, rộng nửa tấc, có mắt có vảy đang ở trong bồn cầu, lại còn đang động đậy làm mọi người đều kinh hãi.
***
Trong “Ấu khoa phát huy” có ghi chép câu chuyện về danh y chuyên trị bệnh nhi khoa thời nhà Minh tên Mặc Mật Trai như sau: Hồ Phán Tây có một người em trai không may mất sớm, để lại vợ con thơ dại. Một lần bụng cậu bé bị ký sinh trùng gây đau, liền mời cha của danh y Mặc Mật Trai khi đó còn sống tới trị bệnh, ba lần đều không hiệu quả, liền mời Mặc Mật Trai tới khám.
Mặc Mật Trai hỏi cha đã từng dùng thuốc gì, cha ông nói dùng Hùng hoàng giải độc hoàn. Mặc Mật Trai hỏi còn bài thuốc khác không? Cha ông đáp, trước giờ đều dùng bài thuốc này và rất hiệu quả. Mặc Mật Trai nói với cha: “Xem ra con trùng này rất tinh ranh, nghĩ cách mới có thể lấy được nó ra”.
Mặc Mật Trai chọn một ngày hoàng đạo đầu tháng không cho cậu bé biết, sắc thuốc ‘Khổ luyện căn thang” từ tối hôm trước. Sáng sớm, bảo người nhà rán cho cậu bé 1 quả trứng gà ăn trước rồi uống thuốc. Trứng chiên xong cố ý để ngửi thấy mùi mà không cho ăn.
Trong bụng cậu bé như có thứ gì xông thẳng lên ngực, Mặc Mật Trai nhân cơ hội đó cho cậu uống thuốc, lát sau thứ đó như rơi xuống dưới, cho cậu ăn trứng gà cũng không ăn nữa.
Vào giờ Tỵ, bụng cậu réo ù ù, đi ngoài ra một con sâu rất kỳ lạ, dài như ngón tay út, có đầu có tay chân giống như một đứa trẻ. Mặc Mật Trai nhìn thấy, kinh ngạc mà nói: “Đây chính là loại trùng có tên ‘Truyền thi lao trùng'”.
Hồ Phán Tây nói: “Cha tôi qua đời vì bệnh lao, mẹ tôi cũng vì mắc bệnh này mà mất, trùng lao truyền tới đứa bé đến nay đúng là đời thứ ba”.
***
Khi chia sẻ những ví dụ như thế này, đối với y học hiện đại thì không cách nào tin nổi, không dám tin. Tuy nhiên, đây không phải là những câu chuyện kiểu tin đồn dã sử không chứng cứ, mà đều lấy từ nguồn gốc có thật, và có tính học thuật nghiêm túc.
Nếu muốn tìm hiểu thêm, có thể tìm đọc lại các ghi chép trong các truyền thuyết hay bút ký thời cổ đại, những ví dụ tương tự có rất nhiều.
Tây y phát triển ngành giải phẫu học, nhưng lại không biết rằng còn có rất nhiều không gian ngang dọc khác nhau, bởi vậy tự phong bế chính mình, chỉ thừa nhận ký sinh trùng là nguồn gốc của bệnh về ký sinh trùng. Còn nhận thức về trùng của Trung y vượt xa sự hiểu biết của y học phương Tây.
Không chỉ là bệnh về ký sinh trùng như Tây y đề cập, Trung y cổ đại có thể đánh côn trùng ra khỏi cơ thể, hơn nữa có rất nhiều loại trùng có mắt dài, rất khác với ký sinh trùng thông thường. Với một số loại bệnh có tính nghiêm trọng, khi loại bỏ được chúng, bệnh nhân lập tức đỡ một nửa. Thành tựu của y học cổ đại không phải chỉ dùng hai chữ ‘mê tín’ đơn giản là có thể xóa bỏ.
Việc lấy trùng trị bệnh của Trung y thời cổ đại hiện nay đã thất truyền. Có rất nhiều đã thành Đông Tây y hóa, đảng hóa, những điều huyền diệu này thường bị họ mang ra phê phán, như vậy làm sao có thể nghiên cứu được đây?
Vào thời cổ đại, các thầy thuốc Trung y sử dụng đơn thuốc để loại bỏ côn trùng đều là những điều y học hiện đại không thể hiểu được. Các bác sĩ Trung y hiện đại chỉ biết kê đơn thuốc thông thường để điều chỉnh khí huyết âm dương, thậm chí kê đơn hồ đồ theo lý luận của Tây y. Trong thực tiễn làm sao có thể loại bỏ được ký sinh trùng?
Hầu như tất cả mọi người Trung Quốc cổ đại đều biết Trung y có thể lấy được côn trùng ra khỏi cơ thể. Do đó, cũng xuất hiện hiện tượng những danh y ngao du trong giang hồ dựa vào việc trừ trùng để lừa người. Những người có dụng tâm khác này theo đó tuyên truyền xằng bậy, nhưng tất cả đều là giả. Kỳ thực, họ có hiểu biết được bao nhiêu?
Mặc dù người hiện đại đã bị mắc kẹt trong sự giả dối, tuy nhiên hiện tượng lấy trùng chưa phải là đã thất truyền. Trong ‘Bồ phụ chu y án’ có ghi chép câu chuyện Bồ Phụ Châu dùng ‘Ôn bạch hoàn’ trị liệu chứng “trùng cổ” (Triệu chứng gần với bệnh xơ gan cổ trướng) cho người cậu của mình. Sau đó người này nhổ ra hai con trùng dài tám tấc, đầu như ống bút, màu vàng, hình dạng giống hình con lươn.
Trong ‘Vương miên chi phương tễ học giảng cảo’ có ghi chép, có bệnh nhân dùng Miết giáp tiên hoàn, Chu xa hoàn điều trị cổ trướng. Đi giữa đường thì muốn đi đại tiện, đi ra một thứ màu xanh, bụng bệnh nhân đang trướng liền tiêu nhỏ.
Trong môi trường đã bị nhồi nhét thuyết vô thần như ngày nay ở Trung Quốc, mặc dù mọi người không dám thảo luận về nó, nhưng nó vẫn tồn tại một cách khách quan, và vẫn được ghi chép trong các cổ thư và lưu truyền trong dân gian.
Nhật Hạ (Theo Secretchina)