“Phong lão bà” dự đoán những sự kiện lớn sẽ xảy ra trong 20 năm tới
Lời hát của một “phong lão bà” (bà lão điên) họ Phùng sống trong thế kỷ 20, mới đây được phát hiện cũng trùng khớp với những đại tiên tri trong lịch sử về những sự kiện lớn sẽ xảy ra trong 20 năm tới, bao gồm sự sụp đổ của ĐCSTQ và sự cứu rỗi nhân loại trong đại kiếp nạn.
Trên Internet có một bài báo với tiêu đề “Lời tiên tri của một bà lão điên”, kể về những năm 20 của thế kỷ trước (năm 1920), có một bà lão họ Phùng sống ở một ngôi làng nọ. Bà thường có những hành động điên khùng và suốt ngày nói hát, nên người ta gọi bà là “bà lão điên”. Tuy nhiên, mọi người dần phát hiện ra rằng một số lời bài hát của bà thực ra là những lời tiên đoán chính xác về các sự kiện xảy ra trong làng.
Bởi vì “bà lão điên” lưu lạc nhiều năm và luôn lặp đi lặp lại một số lời hát, giống như một lời tiên tri, cho nên các bô lão trong làng đã ghi chép lại lời của bà. Sau đó, tác giả của bài viết trên internet đã chép lời truyền miệng của các bô lão thành văn bản.
Trong số hàng chục câu được ghi chép lại từ “bà lão điên”, có một vài dự đoán tương đối rõ ràng hơn và có liên quan đến lịch sử. Nguyên nhân là vì chúng phù hợp với các sự kiện lịch sử đã xảy ra hoặc các dự đoán lịch sử nổi tiếng khác. Bài viết này chỉ đưa ra một số phân tích đơn giản về những dự đoán rõ ràng hơn này. (Các dự đoán khác chưa được giải mã đầy đủ).
1. “Nhật đầu đông lạc, hỏa bả cử khởi, quân thần điên đảo, vô lương vô mễ.” (Mặt trời lặn phía Đông, cây đuốc giơ lên, quân thần đảo lộn, không lương không gạo)
“Mặt Trời lặn phía Đông”: “Mặt Trời” chỉ Nhật Bản, và “mặt Trời lặn ở phía Đông” chỉ sự bại trận của Nhật Bản (đất nước phía Đông của Trung Quốc).
“Cây đuốc giơ lên”: Lửa là màu đỏ. “Cây đuốc” là chỉ ĐCSTQ. “Cây đuốc giơ lên” là ám chỉ sau khi quân Nhật thất bại, ĐCSTQ cùng chính phủ quốc dân xảy ra nội chiến tranh giành quyền lực.
“Quân thần đảo lộn”: Ám chỉ chính phủ quốc dân đảng bị lật đổ, ĐCSTQ chiếm đoạt chính quyền.
“Không lương không gạo”: Ám chỉ sau khi ĐCSTQ tạo lập chính quyền đã lặp đi lặp lại các phong trào chính trị, gây ra thiệt hại to lớn cho năng suất lao động xã hội, gây ra những thảm kịch cho người dân như “nạn đói lớn”.
Bởi vì “bà lão điên” thường hát những lời này từ thời những năm 1920, và sự việc xảy ra vào những năm 1940 – 1950, vậy nên hiện tại, có thể xem đây là những tiên đoán chính xác về các sự kiện lịch sử đã xảy ra.
Những lời tiên tri sau đây của “bà lão điên” nói về một số sự kiện quan trọng sẽ xảy ra trong 20 năm tới, những lời tiên tri này cũng phù hợp với những lời tiên tri nổi tiếng khác trong lịch sử.
Những lời tiên tri nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, hầu như không có ngoại lệ, đều dự báo rằng nhân loại sẽ trải qua một thảm họa chưa từng có. Đại thảm họa này sẽ kéo dài trong nhiều năm, và thế giới sẽ đầy rẫy những cuộc chiến tranh, cháy nổ cùng những đại dịch, đối với sinh mạng con người mà nói đó là một sự tàn phá khủng khiếp.
Tuy nhiên, trong đại nạn này, một vị Thánh nhân sẽ xuất thế. Tất cả các loại tai họa này chỉ là để trừng phạt và đào thải những kẻ bất tín và kẻ ác, còn những người có đức tin và người tốt cuối cùng sẽ được Thánh nhân cứu vớt.
Không chỉ vậy, tất cả những lời tiên tri này cũng đã dự đoán được thời điểm xảy ra thảm họa này: Triều đại cuối cùng trước khi xảy ra thảm họa chính là chế độ ĐCSTQ, hơn nữa cùng với việc chế độ ĐCSTQ kết thúc, thảm họa liền buông xuống nhân gian.
2. “Hồng hoa mãn viên lạc, hoàng hoa biến địa khai.” (Hoa đỏ cả vườn rơi, hoa vàng nở khắp nơi)
“Hoa đỏ” là chỉ ĐCSTQ, và “Hoa đỏ rơi” ám chỉ sự sụp đổ của ĐCSTQ; “Cả vườn rơi” là ẩn dụ rằng sự sụp đổ của ĐCSTQ sẽ đi kèm với một thảm họa gây ra sự mất mát của rất nhiều người.
Trong truyền thống tôn giáo phương Đông, màu vàng là tượng trưng cho Phật pháp. “Hoa vàng” với sắc vàng là ẩn dụ cho Phật pháp.
Câu này ám chỉ là khi ĐCSTQ sụp đổ, sẽ có rất nhiều thảm họa xảy ra, và sau đó Phật pháp sẽ mang huy hoàng đến khắp nhân gian.
3. “Tẩu thác giang hồ lộ, lai nhân khứ vô hồi.” (Đi nhầm giang hồ lộ, người đi không thể về)
“Hồ” là chỉ hồ trạch, và “giang hồ” tức là “giang trạch”. Chính là ám chỉ một người có tên chứa từ “Giang Trạch”, chính là Giang Trạch Dân. Câu này có nghĩa là những người đi theo Giang Trạch Dân một cách mê muội sẽ không có đường trở về, sẽ ở trong đại nạn mà chết thảm.
Trong “Kim Lăng Tháp Bia Văn” của Lưu Bá Ôn cũng mô tả giống với điều này – Trong đại họa, “Nhân phùng mãnh hổ nan hồi tị” (Người gặp hổ dữ thì khó mà tránh được): Tất cả là vì những người bị “mãnh hổ” (ám chỉ người lệ thuộc “hổ” và các tập đoàn đại diện của nó) làm cho mê muội và tin tưởng nghe theo “mãnh hổ”, cho nên những người đó khó mà thoát khỏi tai kiếp trong đại nạn. Đồng thời, “Kim Lăng Tháp Bia Văn” còn ngầm ám chỉ nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa là do Giang Trạch Dân (tức “con hổ”) đã đích thân thao túng ĐCSTQ để phát động một chiến dịch đàn áp khốc liệt với quy mô lớn.
“Lai nhân khứ vô hồi” cũng vang lên như lời tiên tri nổi tiếng “Mai Hoa Thi” thời Bắc Tống của tác giả Thiệu Ung, ông đã ngẫm trước kết cục tàn khốc của vở kịch lịch sử này mà thốt lên lời than thở trong bài thơ tiên tri đầu tiên của mình: “Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai.” (Dần từ vạn cổ cổng trời khai mở, hỏi mấy người đến mấy người trở về)
Những lời tiên tri sau đây mô tả hai thảm họa chính trong đại nạn đó là: Chiến tranh và lửa trời.
4. “Mã nhi một đề, đại nhạn một vũ, bách nan tịnh chí, tai hại tứ khởi.” (Ngựa không móng, ngỗng to không lông, trăm nạn dồn đến, tai họa khắp nơi)
“Ngựa không móng” dùng để chỉ xe tăng và xe bọc thép, và “ngỗng to không lông” dùng để chỉ tên lửa. Câu này diễn tả một cảnh tượng chiến tranh thảm khốc.
Hình vẽ thứ 56 trong “Thôi Bối Đồ” của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong mô tả chiến tranh thế giới, trong đó “Hải cương vạn lý tẫn vân yên, thượng hất vân tiêu hạ cập tuyền” (Ngoài biển vạn dặm đầy mây khói, trên tận mây xanh dưới suối nguồn), đó chính là chiến tranh thế giới thứ ba. Cảnh tượng chiến tranh trong lời tiên tri này mô tả rất giống với mô tả trong lời tiên tri của “bà lão điên”: “Phi giả phi điểu (Máy bay chiến đấu và tên lửa), tiềm giả phi ngư (tàu ngầm); chiến bất tại binh, tạo hóa du hí (chiến tranh không phải là giữa những người lính mà là bằng vũ khí quân sự).”
Trong mô tả của nhiều lời tiên tri trong lịch sử của Trung Quốc và ở nước ngoài, chiến tranh thế giới này cuối cùng sẽ dẫn đến thảm họa lửa trời, tức là chiến tranh hạt nhân.
5. “Thiên lôi nhất thanh kinh khởi, khước hận tạo hóa du hí, trần khởi phong lai thủy chí, hỏa thiêu bại vật thanh tẩy, ác giả tại kiếp nan đào, thiện giả bất diệt thần thể.” (Thiên lôi một tiếng giật mình, trò chơi của tạo hóa, bụi bay lên, gió thổi, nước đến, lửa thiêu thanh tẩy những vật hủ bại, kẻ ác khó thoát tai kiếp, người thiện thần thể bất diệt)
6. “Bạch trú như hắc dạ, nhật đầu biến nguyệt lượng, thiên hôn hôn, địa ám ám, địa động sơn diêu hữu tiền nhân, thử xử nan tiêu đình.” (Ngày như đêm, mặt Trời hóa mặt Trăng, trời âm u, đất u ám, đất rung núi chuyển có nguyên nhân trước, khó mà dừng lại)
“Thiên lôi một tiếng giật mình, trò chơi của tạo hóa, bụi bay lên, gió thổi, nước đến, lửa thiêu thanh tẩy những vật hủ bại” là để chỉ vụ nổ hạt nhân, tức miêu tả hình ảnh của lửa trời, còn “tạo hóa” là chỉ vũ khí nguyên tử. “Ngày như đêm, mặt Trời hóa mặt Trăng, trời âm u, đất u ám” là mô tả hiện tượng “mùa Đông hạt nhân” (Nuclear winter) được khoa học hiện đại thừa nhận là sẽ xảy ra sau khi bùng nổ chiến tranh hạt nhân.
“Kẻ ác khó thoát tai kiếp, người thiện thần thể bất diệt” là mô tả rằng ở trong kiếp nạn, kẻ không có đức tin và kẻ ác nhất định sẽ khó mà thoát khỏi tai kiếp, còn những người có đức tin và người lương thiện sẽ được Thần bảo vệ nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi vụ nổ hạt nhân. Mô tả này một lần nữa lại rất giống với mô tả trong “Kim Lăng Tháp Bia Văn” của Lưu Bá Ôn:
“Khinh khí động sơn nhạc, nhất tuyến thiết nan đương. Nhân phùng mãnh hổ nan hồi tị, hữu phúc chi nhân trụ sơn trang.” (Khí nhẹ chấn động cả núi cao, một sợi dây sắt cũng khó mà chịu nổi. Người gặp hổ dữ thì khó mà tránh được, người có phúc thì ở sơn trang)
“Khinh” là đề cập đến “sóng xung kích”, và “nhất tuyến” đề cập đến phóng xạ. “Sóng xung kích” làm trời đất rung chuyển, và “phóng xạ” là không thể ngăn cản. Theo nghĩa đen, đây là mô tả hậu quả của một vụ nổ hạt nhân.
Như đã nói trước đó, “người gặp hổ dữ thì khó mà tránh được”, ý chỉ những người chấp nhận và tin vào “con hổ” thì khó mà tránh khỏi tai kiếp trong cơn đại họa này. “Sơn trang” là dùng để chỉ một nơi không bị “hổ” xâm chiếm, và không chấp nhận tin tưởng vào “mãnh hổ”. “Người có phúc phận thì sống ở sơn trang” nghĩa là chỉ những ai không chịu tin vào “mãnh hổ” thì mới có phúc phận thoát khỏi kiếp nạn này.
Trên thực tế, nhiều lời tiên tri trong lịch sử của Trung Quốc và nước ngoài đã mô tả các cảnh tượng thảm khốc khác nhau của đại thảm họa, đồng thời cũng đưa ra một điềm báo quan trọng về cách tránh thảm họa: Trong thảm họa, sẽ có một vị Thánh nhân xuất thế. Những người tin vào Ngài, cũng như người lương thiện cuối cùng sẽ được Thánh nhân cứu rỗi, từ đó bước vào một kỷ nguyên mới, còn những chỉ những kẻ bất tín và kẻ ác mới bị trừng phạt và bị đào thải trong thảm họa.
Những khải thị về cách tránh thảm họa trong các lời tiên tri trong lịch sử dường như đã ứng nghiệm, trong đó, một số thảm họa lớn sau năm 2000 trong các lời tiên tri đã bị thay đổi. Trong số những thảm họa đã được thay đổi này, ví dụ gần nhất cho đến thời điểm hiện tại là Chiến tranh thế giới thứ ba như được mô tả ở trên v.v.
Theo những tiên đoán lịch sử có liên quan, sự thay đổi của những thảm họa lớn này là do có “Thánh nhân” đã và đang thuyết giảng Phật pháp vào thời kỳ mạt pháp này, và tín đồ của Ngài đang ngày càng đông, dẫn đến việc giảm nhẹ hoặc miễn trừ một số thảm họa lớn trong lời tiên tri.
Khi màn kịch lịch sử của nhân loại sắp khép lại, đặc biệt là nhờ Thánh nhân truyền giảng Phật Pháp mà ngày càng có nhiều lựa chọn cải biến vận mệnh cho nhân loại, khiến màn kịch lịch sử này trong dự ngôn càng thêm cao trào. Trong hai thập kỷ tới, nhân loại sẽ lựa chọn như thế nào, và lịch sử sẽ tiếp diễn như thế nào, thì vẫn còn phải theo dõi thêm.
Lời tiên tri của “bà lão điên” được tác giả bài báo trên Internet ghi lại như sau:
“Văn nhân lập bả đao, huynh thai bả cung xanh, điền liễu thủy tỉnh, một liễu bình địa.” (Văn nhân dựng cây đao, huynh đài đem cung chống đỡ, lấp đầy giếng nước, không còn vùng đất bằng phẳng)
“Trọc thủy thanh, thanh thủy trọc, cựu đích biến tân đích, khai nguyên hoán thiên địa.” (Nước đục thì trong, nước trong thì đục, cũ thay mới, mở ra kỷ nguyên, trời đất thay đổi)
“Mã nhi một đề, đại nhạn một vũ, bách nan tịnh chí, tai hại tứ khởi.” (Ngựa không móng, ngỗng lớn không lông, trăm khó khăn cùng tới, tai họa nổi lên tứ bề)
“Bạch trú như hắc dạ, nhật đầu biến nguyệt lượng, thiên hôn hôn, địa ám ám, địa động sơn diêu hữu tiền nhân, thử xử nan tiêu đình.” (Ngày như đêm, mặt Trời hóa mặt Trăng, trời âm u, đất u ám, đất rung núi chuyển có nguyên nhân trước, khó mà dừng lại)
“Nhật đầu Đông lạc, hỏa bả cử khởi, quân thần điên đảo, vô lương vô mễ.” (Mặt trời lặn phía Đông, cây đuốc giơ lên, quân thần đảo lộn, không lương không gạo)
“Cai thối tràng đích thối tràng liễu, cai tiến lai đích tiến lai liễu, tứ xử khởi yên hỏa, bát phương động kiền qua, lưu hạ lai đích tẩu bất liễu, tẩu liễu đích thị phúc đức, bạch vân đối diện bất kiến nhân, không sơn bối hậu thị tai họa.” (Nên thoái thì thoái, nên tiến vào thì tiến vào. Khắp nơi đầy khói lửa, tám phương động binh khí, ở lại không đi được, đi được chính là phúc đức, đối diện mây trắng không có ai, sau lưng núi trống là tai họa)
“Hồng hoa mãn viên lạc, hoàng hoa biến địa khai.” (Hoa đỏ cả vườn rơi, hoa vàng nở khắp nơi)
“Tẩu thác giang hồ lộ, lai nhân khứ vô hồi.” (Đi nhầm giang hồ lộ, người đi không thể về)
“Hành thiện đích bất nhập, tác ác đích nan đào, kiền tửu hát bất tẫn, quần hùng thị anh hào, vẫn tinh lạc, thị phi minh, thử hành nhất khứ bạn cát tinh.” (Người hành thiện thì không vào, kẻ làm ác trốn không thoát, rượu ngon uống không hết, quần hùng là hào kiệt, thiên thạch rơi, đúng sai rõ ràng, chuyến này đi cùng ngôi sao tốt lành)
“Khuyển phệ phân tranh các khởi, thành bại vật chứng tại kinh, tưởng hủy bất tri hà địa, thác tầm khước thất lương ky. Sơn thủy hối tụ địa, yến tử lưu chứng cư, thác thiêu thiên sư trạch viện, họa khởi chu vương phủ để.” (Chó sủa phân tranh, tang vật thành bại đều là ở Bắc Kinh, muốn hủy không biết chỗ nào, sai rồi tìm lại nhưng lại mất cơ hội tốt. Núi sông tụ lại, chim én lưu chứng cứ, đốt nhà của Thiên Sư do nhầm lẫn, họa khởi tại dinh thự của vua Chu)
“Thiên lôi nhất thanh kinh khởi, khước hận tạo hóa du hí, trần khởi phong lai thủy chí, hỏa thiêu bại vật thanh tẩy, ác giả tại kiếp nan đào, thiện giả bất diệt thần thể.” (Thiên lôi một tiếng giật mình, trò chơi của tạo hóa, bụi bay lên, gió thổi, nước đến, lửa thiêu thanh tẩy những vật hủ bại, kẻ ác khó thoát tai kiếp, người thiện thần thể bất diệt)
“Quần quỷ dạ xuất, yêu nhãn mê sắc, mông trứ đích tiên khỏa trứ, sát lượng liễu tựu một liễu.” (Ban đêm một đám quỷ đi ra, mắt yêu mê sắc, khăn che phía trước, đánh bóng rồi biến mất)
“Đường nhân nhi bất thị diện nhân nhi.” (Đường nhân nhưng lại không phải tượng người)
Lương Phong
Theo secretchina.com