Phòng dịch ở Vũ Hán: Bộ Chính trị chỉ có một bà lão, không thấy bóng dáng đàn ông
Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hô hào “chiến tranh nhân dân” để chống lại dịch bệnh, Tập Cận Bình cũng yêu cầu các Đảng viên và cán bộ “xông lên”. Tuy nhiên có ý kiến chỉ ra rằng, không chỉ ông Tập Cận Bình tránh Vũ Hán – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, mà trong các lãnh đạo ĐCSTQ cũng chỉ có một bà lão cố thủ tại Vũ Hán.
Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã đăng một bài báo của tác giả Cao Tân với tiêu đề “Bộ Chính trị không có đàn ông, chỉ có một bà lão”. Bài viết chỉ ra, vào ngày 2/3, Tập Cận Bình lần thứ 2 đeo khẩu trang rời Trung Nam Hải đến nhiều đơn vị nghiên cứu y khoa ở Bắc Kinh khảo sát tình hình nghiên cứu dịch viêm phổi Vũ Hán.
Ông Tập Cận Bình sau khi tuyên bố “Tôi luôn tự mình bố trí, tự mình chỉ huy” đã lần thứ hai bước ra khỏi thâm cung Trung Nam Hải, lần này cũng là đã 20 ngày trôi qua kể từ lần đầu tiên ông hiện diện dưới lớp khẩu trang sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát toàn diện.
Bài báo cho biết, trong 20 ngày qua, có 2 lần hình ảnh của ông xuất hiện trước ống kính máy quay của truyền thông Trung Quốc: Lần thứ nhất là “Đại hội 170.000 cán bộ”, thực ra chỉ là một hội nghị thông qua truyền hình. Bên ngoài đều nhận thấy trong “hội trường chính” Trung Nam Hải khi đó, Tập Cận Bình ngồi ở ghế chủ trì cùng sáu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị khác, bọn họ đều không đeo khẩu trang, nhưng những người tham gia khác, bao gồm thành viên Bộ Chính trị đều đeo khẩu trang.
Một lần khác, Tập Cận Bình diện kiến Tổng thống Mông Cổ Battulga tại Đại lễ đường Nhân dân, người đã đích thân lấy 30.000 con cừu để hỗ trợ Bắc Kinh. Cả hai người và tất cả tùy tùng đều không đeo khẩu trang.
Sau đó có báo cáo nói rằng, vị tổng thống Mông Cổ được cư dân mạng Trung Quốc đồn đại thực ra có tổ tiên là người gốc Hán, ông cùng đoàn tùy tùng đến thăm Trung Quốc sau khi trở về Ulaanbaatar đã bị cách ly hoàn toàn, nhằm đề phòng sau khi tiếp xúc cự ly gần với Tập Cận Bình có khả năng bị lây nhiễm virus Vũ Hán.
Sau khi Tập Cận Bình xuất hiện lần đầu với khẩu trang, một bản tin nhanh đã được lan truyền rộng rãi với tiêu đề “Tập Cận Bình đích thân đi xa khảo sát tình hình dịch bệnh”. Theo đó, ngày 10/2, Tập Cận Bình đích thân đến đường An Trinh, quận Triều Dương, Bắc Kinh và bệnh viện Địa Đàn để kiểm tra, đồng thời khảo sát dịch bệnh ở Vũ Hán thông qua video từ xa.
Có cư dân mạng đã đăng ảnh chụp màn hình lên Twitter cho thấy, trong ứng dụng di động “Nhân Dân Nhật Báo” ngày hôm đó, tin tức Tập Cận Bình khảo sát Bắc Kinh bị đổi thành bốn từ in đậm lớn “Đi đến Vũ Hán“, điều này thu hút sự chú ý của công chúng.
Bài viết cho rằng, hầu hết các phương tiện truyền thông nước ngoài đều căm phẫn chất vấn thay cho người dân Trung Quốc, vốn cũng rất bức xúc mà không dám nói. Tập Cận Bình thông qua lãnh đạo WHO tuyên bố với thế giới rằng ông “luôn tự mình bố trí, tự mình chỉ huy”, vậy tại sao sau khi “hô hào hành động” lại chỉ dám lộ diện ở Bắc Kinh, không chỉ không dám đến Vũ Hán, mà ngay ở Bắc Kinh cũng tránh không đến Khu Tây Thành, nơi có một số nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.
Bài viết cũng đề cập, “tuyến đầu chống dịch” của Trung Quốc đương nhiên là Vũ Hán, tại sao không có lãnh đạo nào dám tới? Tại sao không giống như Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã vội vã tới thành phố Daegu ngay khi dịch bệnh bùng phát? Nhưng nghe nói truyền thông Trung Quốc đã bị cảnh báo không được ‘lăng xê’ việc tổng thống Hàn Quốc đích thân đi đến tuyến đầu chống dịch bệnh. Lý do không cần giải thích.
Cao Tân đề cập đến bài báo trước đó nói rằng, truyền thông nếu có dám lên tiếng trong thể chế thực ra đều chỉ đang giúp Tập Cận Bình đổ lỗi, rằng tại thời điểm dịch bệnh, những phương tiện truyền thông “dám lên tiếng” trong thể chế vẫn đang chạy theo dư luận, đó chính là “chỉ phản tham quan, không phản hoàng đế”.
Cũng có một bài báo được đăng trên trang web “China Digital Times” mấy ngày trước với tựa đề “Biên niên sử SARS: Hồ Cẩm Đào dũng cảm xông vào Trung tâm dịch bệnh Quảng Châu”. Cao Tân cho rằng, thực tế tác giả và biên tập bài viết có dụng ý tốt khi mượn những bài học cổ xưa.
Bài viết của Cao Tân chỉ ra rằng, tại “Hội nghị Phối hợp và thúc đẩy triển khai kiểm soát dịch viêm phổi virus Corona mới (COVID-19) và Triển khai công tác kinh tế và xã hội” được tổ chức ngày 23/2, Tập Cận Bình thông qua truyền hình nói với 170.000 cán bộ cấp huyện trở lên rằng “xông lên”. Nhưng trên thực tế, kể từ khi chính quyền Trung Quốc công khai thừa nhận mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 đến nay, toàn bộ giới lãnh đạo ĐCSTQ chỉ sắp xếp bà lão gần 70 tuổi Tôn Xuân Lan (Phó thủ tướng Quốc vụ viện) ở lại Vũ Hán.
Video: Người Vũ Hán la hét “đồ giả” khi Phó thủ tướng tới thăm
Bài viết làm dấy lên bình luận cay độc từ cư dân mạng: “Tại thời điểm xảy ra dịch bệnh, cả Bộ Chính trị ĐCSTQ không có một bóng dáng đàn ông, chỉ có một bà lão”.
Cho đến nay, bản thân Tập Cận Bình vẫn chưa đến Vũ Hán, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh. Báo giới nước ngoài có nhiều phân tích khác nhau về điều này.
VOA dẫn lời học giả Bắc Kinh cho rằng, việc ông Tập Cận Bình không đến Vũ Hán chủ yếu là do sợ bị lây bệnh, hơn nữa cũng lo lắng “Sự kiện bách vạn hùng sư” khiến Mao Trạch Đông chạy trốn trong Cách mạng Văn hóa sẽ lặp lại.
“Sự kiện bách vạn hùng sư” còn được gọi là “Sự kiện Vũ Hán” hay “Sự kiện ngày 20/7”. khi đó Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng ĐCSTQ Chu Ân Lai vào ngày 14/7/1967 đã đến Vũ Hán để giải quyết cuộc “võ đấu” khốc liệt giữa hai phe cách mạng “Bách vạn hùng sư” và “Phái Tạo phản” ở tỉnh Hồ Bắc.
Tuy nhiên, Quân khu tỉnh Hồ Bắc và “Bách Vạn hùng sư” phản bác lại cách xử lý của chính quyền ĐCSTQ. Vào sáng ngày 20/7 họ đã đấu với Vương Lực, thành viên nhóm Cách mạng Văn hóa Trung ương ĐCSTQ. Vì lý do an ninh, hôm đó Chu lập tức sắp xếp máy bay cùng Mao rời khỏi Vũ Hán.
Hồ Bình, tổng biên tập danh dự của “Bắc Kinh chi xuân” (Beijing Spring) đã phân tích rằng, việc ông Tập Cận Bình không đến Vũ Hán có hai lý do: Một là sợ bị nhiễm virus, hai là lo lắng về sự an toàn của mình, nhiều quan chức và người dân Vũ Hán đều không hài lòng với ông, sẽ rất rắc rối nếu có ai đó lao vào tấn công ngay tại chỗ.
Minh Huy (Theo Secretchina)