Tập Cận Bình trì hoãn hai phiên họp thường niên để tự bảo vệ mình?

02/03/20, 08:18 Trung Quốc

Vào ngày 24/2, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quyết định trì hoãn hai phiên họp thường niên (lưỡng hội). Một số chuyên gia tin rằng dịch bệnh đã làm lung lay vị trí của Tập Cận Bình, và Tập đã tự bảo vệ mình bằng cách trì hoãn hai phiên họp nhằm hạn chế mọi người lợi dụng cuộc họp để phát biểu “quá khích”.

Tập Cận Bình trì hoãn hai phiên họp thường niên để tự bảo vệ bản thân? (ảnh 1)
Có chuyên gia cho rằng, tình hình dịch bệnh đã làm cho địa vị của Tập Cận Bình bị lung lay, Tập trì hoãn lưỡng hội là để tự bảo vệ mình. (Ảnh: Getty Images)

Vào ngày 24/2, Bắc Kinh đã tổ chức hội nghị lần thứ 16 của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân khóa 13 của ĐCSTQ, trong đó dự thảo hoãn phiên họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc đã được xem xét, sau đó đưa ra quyết định cuối cùng là trì hoãn. Đồng thời, hội nghị lần thứ ba của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc khóa 13 cũng đã được dời lại tương ứng. Thời gian cụ thể sẽ được xác định sau.

Lưỡng hội là “sự kiện sinh hoạt chính trị” hàng năm của ĐCSTQ, thông thường được tổ chức vào ngày 5/3 và kéo dài hơn hai tuần. Hàng ngàn đại biểu từ khắp các nơi ở Trung Quốc sẽ đến Bắc Kinh để tham gia thảo luận, phát biểu đàm thoại và tổ chức các nghi thức chính trị.

Trong 30 năm qua, lưỡng hội đều được tổ chức đều đặn, ngay cả sự kiện “Lục Tứ” năm 1989 (sự kiện thảm sát Thiên An Môn diễn ra vào ngày 4/6/1989) cũng không gây ảnh hưởng gì. Thậm chí khi dịch SARS bùng phát vào năm 2003, lưỡng hội cũng vẫn diễn ra như bình thường. Việc trì hoãn lưỡng hội năm nay đã thu hút sự chú ý từ mọi tầng lớp.

Tập thông qua việc trì hoãn lưỡng hội để tự bảo vệ mình?

Tờ Reuters cho rằng, quyết định này cho thấy mức độ coi trọng của Tập Cận Bình đối với hành động “kháng dịch”. Dịch bệnh này là một trong những thách thức chính trị lớn nhất mà Tập gặp phải kể từ khi ông lên nắm quyền cách đây gần 8 năm.

Tờ báo dẫn lời của Steve Tsang – giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc tại Học viện Nghiên cứu phương Đông và châu Phi ở London, trận đại dịch đã làm rung chuyển vị thế của Tập Cận Bình. Tập chỉ còn cách trì hoãn “lưỡng hội”, thực hiện các biện pháp quyết đoán để khống chế tổn thất và giành lại quyền kiểm soát tình hình, như vậy mới có thể “tối thiểu hoá thiệt hại”.

Ông tin rằng, việc hoãn lại hai phiên họp của Tập Cận Bình có thể “giảm nguy cơ ai đó sử dụng cuộc họp để phát biểu quá khích”. Mặc dù Tập cảm thấy cần phải tự bảo vệ mình, nhưng thực tế cách làm này là một hành động phòng thủ tích cực, phải cụ thể nhưng không được cực đoan.

Một số nhà bình luận đã nói rằng, Tập Cận Bình trì hoãn “lưỡng hội” để tránh bị “tấn công nhóm”, nhưng cũng không đủ để xóa bỏ các thế lực muốn lật đổ Tập. Nguyên nhân gốc rễ là do liên quan đến sự an toàn của tính mạng và tài sản của bản thân.

Tập Cận Bình trì hoãn hai phiên họp thường niên để tự bảo vệ mình? (ảnh 2)
Một nhân viên cảnh sát đang làm nhiệm vụ bên ngoài Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào tháng 3/2016. (Ảnh: RFI)

Ngăn chặn các thế lực chống Tập trong nội bộ ĐCSTQ “gây khó dễ”?

Cao Phong – Nhà bình luận thời sự và chính trị đăng bài viết nói rằng, một chuyên gia thạo tin trong nội bộ Bắc Kinh tiết lộ, sẽ có 5.133 đại biểu tham dự 2 phiên họp trong năm nay, cộng thêm khách mời tham dự, nhân viên phục vụ hội nghị, nhân viên an ninh và nhân viên truyền thông… ước tính lên đến hàng chục ngàn người.

Bài viết nói rằng, kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, các lực lượng chống Tập trong nội bộ ĐCSTQ luôn “gây khó dễ” cho Tập. Nếu “lưỡng hội” được triển khai, không chỉ có nguy cơ lan truyền dịch bệnh, mà cục diện chính trị cũng có thể xuất hiện các yếu tố bất ổn. Đây là lý do thực sự để hoãn “lưỡng hội”.

Tập 3 lần khẩn cấp tổ chức cuộc họp Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị

Theo truyền thông Hoa Kỳ, trước ngày 24, Tập Cận Bình đã tổ chức ba cuộc họp liên tiếp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ để nghiên cứu liệu “lưỡng hội” có nên hoãn lại hay không và ai phải chịu trách nhiệm về việc kiểm soát dịch bệnh Vũ Hán.

Tin tức cho hay, cái gọi là nghiên cứu có thể nói là một cuộc cãi vã. Sau ba lần họp ủy ban thường trực, kết quả của việc tranh luận đó là, cuộc họp Ủy ban Thường vụ và hội nghị Đoàn Chủ tịch do Lật Chiến Thư – Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Chủ tịch Uông Dương của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc sẽ được tổ chức riêng rẽ, đóng dấu trì hoãn cho “lưỡng hội”, sau đó chính thức công bố ra bên ngoài.

Hầu hết các thành viên Ủy ban Thường vụ tán thành trì hoãn “lưỡng hội”

Trước khi ĐCSTQ tuyên bố hoãn hai phiên họp, truyền thông Hồng Kông tiết lộ rằng Tập Cận Bình vốn dĩ không muốn trì hoãn. Xét cho cùng, “lưỡng hội” là “sự kiện hoạt động chính trị” hàng năm của ĐCSTQ. Việc trì hoãn vì dịch là chưa từng có tiền lệ, và đó là một “kỷ lục” không có gì “hay ho” trong biên niên sử.

Tin tức nói rằng, vì dịch bệnh thực sự rất “khốc liệt” và rủi ro khi hàng chục ngàn người tụ tập ở Bắc Kinh là vô cùng cao, Lý Khắc Cường kiên quyết yêu cầu trì hoãn. Ngoài ra, các quan chức các cấp đã phải “vật lộn” với dịch bệnh và không thể làm công tác chuẩn bị cho “lưỡng hội”. Do đó, hầu hết các thành viên của Ủy ban Thường vụ đều ủng hộ việc trì hoãn “lưỡng hội”.

7 thành viên của Ủy ban Thường vụ đã nổ ra cuộc tranh luận sôi nổi

Tập Cận Bình trì hoãn hai phiên họp thường niên để tự bảo vệ mình? (ảnh 3)
7 Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ có mặt trong phiên họp ngày 23/2 nhưng không đeo khẩu trang đã gây sự chú ý. (Ảnh: Xinhua)

Ngay từ cuối tháng 1, truyền thông Đài Loan đã tiết lộ rằng, Trung Nam Hải đã nổ ra cuộc tranh cãi gay gắt đối với vấn đề nên xử lý dịch bệnh Vũ Hán ra sao và liệu có nên trì hoãn “lưỡng hội” hay không.

Tin tức cho hay, vào ngày đầu tiên của năm mới (25/1), ĐCSTQ đã triệu tập khẩn cấp cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Thái độ của ĐCSTQ khi đối phó với dịch bệnh đã gây ra một cuộc xung đột dữ dội trong giới quan chức cấp cao của ĐCSTQ, khiến toàn bộ động thái phòng chống dịch bệnh trở nên hỗn loạn.

Về việc “lưỡng hội” có nên hoãn lại hay không, Ủy ban Thường vụ phe Tập cho rằng nên được tổ chức theo đúng kế hoạch, với mục đích “cổ vũ” và “ổn định” lòng dân. Tuy nhiên, nhóm các thành viên của Ủy ban Thường vụ do Lý Khắc Cường đừng đầu lại cho rằng, dịch bệnh là một “thảm họa quốc gia” và sẽ ảnh hưởng đến các con số kinh tế của Đại lục, báo cáo công việc của chính phủ cũng cần được sửa đổi, vì vậy đề nghị hoãn hai phiên họp.

Được biết, hai phe của Ủy ban Thường vụ đã tranh cãi gay gắt mà không có kết luận cuối cùng. Đồng thời, do sự bất đồng giữa hai phe, Tập Cận Bình đã “nhường” vị trí trưởng nhóm lãnh đạo dịch bệnh trung ương cho Lý Khắc Cường.

Vào thời điểm đó, một số phương tiện truyền thông Mỹ cũng dẫn lời của giới thạo tin trong Trung Nam Hải tiết lộ, giới quan chức cao cấp nhất của Trung Nam Hải đã 2 lần khẩn cấp triệu tập cuộc họp của Ủy ban Thường vụ vào ngày mùng 1 tết, trong đó có thảo luận về việc có nên tổ chức “lưỡng hội” hay không.

Giới cao tầng của ĐCSTQ cảm thấy dịch bệnh có thể làm cho Đảng diệt vong

Tiêu Nhược Nguyên – bình luận viên thời sự, người luôn lo ngại về vấn đề dịch bệnh, cũng nói với tờ Epoch Times rằng, mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh có thể so sánh với vụ nổ hạt nhân Chernobyl lớn nhất trong lịch sử. Tin tức ông nhận được là vào ngày đầu tiên của năm mới, lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã cảm thấy rằng dịch bệnh sẽ thách thức đến tính hợp pháp trong việc chấp pháp của ĐCSTQ, tức là đã sắp đến giai đoạn diệt vong của Đảng.

Nhà kinh tế học người Đài Loan Ngô Gia Long đã phân tích rằng, dịch viêm phổi Vũ Hán đã vượt khỏi tầm kiểm soát, nghe các doanh nhân Đài Loan nói, số người chết ở Vũ Hán đã vượt quá 100.000 người, bây giờ xác người chất đống, không kịp thiêu huỷ, chỉ có thể cử nhân viên tang lễ của tỉnh khác đến hỗ trợ.

Ông nói rằng, dịch bệnh Vũ Hán đã làm cho các ngành sản xuất ở Đại lục phải tạm dừng. “Ba cỗ xe ngựa kéo” trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc (ngoại thương, đầu tư, tiêu dùng) gần như đã biến mất, cộng thêm chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, chiến tranh công nghệ và chiến tranh tài chính, khiến “mớ hỗn loạn” ĐCSTQ không thể cứu vãn được nữa. Hoa Kỳ cũng đang nghiên cứu khi ĐCSTQ sụp đổ, làm thế nào để đối phó với “Trung Quốc hậu thời ĐCSTQ”.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x