Phép lạ tàu Liberty – Câu chuyện có thật đến khó tin
Nói đến một phép lạ của ngành công nghiệp Mỹ trong Thế chiến II, không thể không nhắc đến tàu Liberty (tự do) – được sản xuất nhanh chóng và rẻ tiền nhất trên thế giới, cho đến nay khi nhắc lại vẫn khiến người ta thấy kinh ngạc.
Hoa Kỳ sản xuất hàng loạt các tàu như vậy để bổ sung vào các tàu buôn bị tàu ngầm Đức đánh chìm, và cũng hỗ trợ các đồng minh khác. Từ năm 1941 đến năm 1945, tổng cộng có 2.751 chiếc tàu Liberty được sản xuất tại 18 bến cảng ở Hoa Kỳ.
Trong nhiều bộ phim chiến tranh, chúng ta đều có thể nhìn thấy hình dáng của tàu Liberty, nó là vũ khí ma thuật cho quân đội Mỹ giành chiến thắng trong Thế chiến II và đóng một vai trò quyết định trong chiến thắng của cuộc chiến.
Vào ngày 27/9/1941 được chọn làm Ngày Hạm đội Tự do, lô tàu đầu tiên gồm 14 chiếc đã được đưa xuống nước vào ngày hôm đó. Chiếc đầu tiên mang tên Patrick Henry, do đích thân Tổng thống Roosevelt làm chủ trì buổi lễ hạ thủy.
>>> Octavius – Tàu ma bí ẩn với xác chết 13 năm không phân hủy
Trong buổi lễ hạ thủy này, Tổng thống Roosevelt đã trích dẫn một câu trong bài phát biểu của Patrick Henry năm 1775: “Không tự do thì thà chết”. Tổng thống Roosevelt nói rằng những con tàu này sẽ mang lại tự do cho châu Âu, và điều này đã trở thành nguồn gốc của tên tàu “Liberty”.
Trong chiến tranh thế giới thứ II còn có một số tàu mang tiêu chuẩn tương tự khác, rất nhiều trong số đó được vẽ trên thiết kế và chế tạo theo mẫu tàu Liberty. Tất cả những nỗ lực to lớn để sản xuất ra tàu Liberty, số lượng các tàu này và rất nhiều tàu vẫn tồn tại sau thời gian 5 năm thiết kế, đã khiến chúng trở thành một chủ đề của rất nhiều nghiên cứu.
Trong suốt 30 năm từ 1915 đến 1945, 41% tàu buôn có xuất xứ Hoa Kỳ được sản xuất vào năm 1943. Ủy ban Hàng hải Hoa Kỳ dự kiến tổng lượng các tàu buôn được sản xuất trong năm 1943 là 16 triệu tấn, thực tế thì năm đó Hoa Kỳ đã sản xuất được 19,2 triệu tấn.
Trong năm 1943, mỗi ngày đều có ba chiếc tàu Liberty được đưa vào sử dụng. Tên của chúng thường được đặt theo tên của những người Mỹ nổi tiếng sau khi ký tuyên ngôn độc lập.
Tàu vận chuyển 10.000 tấn có tên “Robert Pirelli” bắt đầu được chế tạo vào ngày 8/11/1942, từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành tổng cộng đã mất thời gian 4 ngày và 15 tiếng rưỡi đồng hồ. Trước đó, tàu tương tự khác có thời gian chế tạo nhanh kỷ lục là 10 ngày. Vì vậy con tàu này đã trở thành “tàu Liberty” nổi tiếng nhất trong Thế chiến thứ II.
Chủ sở hữu xưởng đóng tàu chịu trách nhiệm chế tạo tàu là Henry Kaiser, một nhân vật huyền thoại trong lịch sử nước Mỹ. Henry Kaiser lấy cảm hứng từ dây chuyền sản xuất ô tô của Ford, ông và các kỹ sư đã mạnh dạn đổi mới và thực hiện một mô hình lắp ráp và chế tạo tàu mới, sản xuất theo dây chuyền lắp ráp, tạo ra một quy trình hàn mới thay vì tán đinh.
>>> Bí ẩn ‘con tàu ma’ Baychimo tự lênh đênh trên biển hơn 3 thập kỷ
Việc sản xuất tàu theo dây chuyền là một phép lạ được Hoa Kỳ tạo ra trong chiến tranh. Năm 1944, mỗi tuần có một tàu sân bay hộ tống được cho hạ thủy – Henry Kaiser và các đồng nghiệp của ông đã chế tạo hoàn chỉnh con tàu này trong vòng 17 ngày.
Vào lúc này, năng lực sản xuất và trang bị vũ khí của Mỹ đã có ưu thế tuyệt đối trong chiến tranh. Trong 212 ngày đầu tiên của năm 1945, họ đã hoàn thành 247 con tàu, trung bình mỗi ngày hoàn thành được hơn 1 con tàu. “Robert Pirelli” khi vẫn còn chưa khô sơn đã được cho xuống nước, con tàu này chỉ mất 4 ngày và 15 giờ để hoàn thành, kỷ lục này đến nay vẫn chưa thể phá vỡ.
Trong Thế chiến thứ II, xưởng đóng tàu của Henry Kaiser đã chế tạo được 1.490 con tàu nhiều loại khác nhau, ngoài tàu Liberty ra, thì còn có 50 chiếc tàu sân bay hộ tống đẳng cấp Casablanca.
Tàu Liberty đã khiến cái tên Henry Kaiser trở thành biểu tượng sức mạnh của nền công nghiệp Mỹ. Henry Kaiser đã đóng góp rất nhiều cho ngành công nghiệp quân sự Hoa Kỳ, đến nỗi mà lúc Tổng thống Roosevelt được tái đắc cử vào năm 1944, ông đã từng xem xét đề cử Henry Kaiser là ứng viên Phó Tổng thống. Vì vậy, gọi Henry Kaiser là Thượng tướng hậu cần của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế chiến II thật không ngoa chút nào.
Tuệ Tâm, theo Onesiteworld