Phát hiện lỗ hổng khổng lồ tại Nam Cực, giới khoa học gấp rút tìm nguyên nhân
Các nhà khoa học vừa phát hiện một lỗ hổng khổng lồ ở Nam Cực có diện tích lớn hơn cả Ireland. Tuy nhiên, họ vẫn chưa chắc chắn được nguyên nhân thật sự của hiện tượng bí ẩn này.
Mới đây, nhóm các nhà khoa học ở ĐH Princeton (Washington, Mỹ) đã phát hiện ra 1 lỗ hổng lớn ở Nam Cực. Được biết, miệng của chiếc hố lớn này (được gọi là polynya – hố băng ven biển) có diện tích lớn hơn cả diện tích của Ireland hay bang Maine của Hoa Kỳ.
Theo các chuyên gia, vào hồi tháng 9, diện tích của miệng hố này vào khoảng 60.000km2 nhưng vào đầu tuần qua, con số này đã tăng lên tới 80.000km2.
Được biết, vào năm 1970, các chuyên gia cũng phát hiện sự xuất hiện của 1 hố lớn, nhưng diện tích của chiếc hố ở biển Weddell lần này lớn gấp 5 lần miệng hố trước.
Nghiên cứu sâu hơn, giới chuyên gia phát hiện, khu vực này cơ bản không có băng và đây có thể là kết quả của sự biến đổi khí hậu tự nhiên.
Tuy vậy, nguyên nhân thật sự của việc vì sao hố lớn này lại xuất hiện thì cần phải nghiên cứu thêm nữa.
Kent Moore, nhà vật lý khí quyển tại Đại học Toronto chia sẻ: “Sự xuất hiện những hố băng ven biển không hiếm nhưng với một diện tích rộng như thế này – lên tới gần 100km2 thật sự bất thường”.
Ông cho rằng, nhờ vệ tinh mà chúng ta mới phát hiện ra hố băng này, và họ đang tập trung nghiên cứu lý do xuất hiện của lỗ hổng đó.
Tuy nhiên, các hố băng ven biển polynya này dự kiến sẽ tiếp tục giải phóng nhiệt và chìm xuống cho đến khi không khí mùa xuân làm cho nó dừng lại.
Cho đến lúc đó, giới khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu nghiêm túc về hiện tượng bí ẩn này.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, Nam Cực được cho là một trong những vị trí ấm lên nhanh nhất trên Trái đất.
Và sự thay đổi khí hậu ở nơi đây hay có bất cứ vấn đề gì liên quan đến biến đổi khí hậu thì không chỉ ảnh hưởng đến động vật trên chuỗi thức ăn mà còn tác động đến cả đời sống vi sinh vật, hệ sinh thái.
Biến đổi khí hậu là 1 trong những vấn đề nghiêm trọng cần tất cả mọi người chung nhau giúp sức để bảo vệ hành tinh xanh. Đồng thời, giới khoa học cũng gấp rút nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân khiến hố băng xuất hiện, trước khi chúng “phá vỡ” Nam Cực của ta.
Theo K14