Phạt 10 triệu vì nói niệm chân ngôn khỏi Covid-19: Luật sư và người trong cuộc lên tiếng
“Xin hỏi Đoàn Thanh tra chuyên ngành tỉnh Ninh Bình dựa vào đâu để kết luận một phát biểu cá nhân như vậy là không có cơ sở khoa học?”. Đó là câu hỏi đặt ra của Luật sư Lê Công Định trước sự việc gây nhiều tranh cãi gần đây, khi một người phụ nữ bị phạt 10 triệu đồng vì đăng tin niệm 9 chữ chân ngôn của Pháp Luân Công có thể khỏi Covid-19.
Ngày 14/8, truyền thông đưa tin Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Ninh Bình đã xử phạt một phụ nữ (56 tuổi) ở TP Tam Điệp 10 triệu đồng vì đăng tin trên mạng xã hội rằng niệm 9 chữ chân ngôn của Pháp Luân Công có thể chữa khỏi Covid-19.
Đoàn thanh tra cho rằng thông tin bà T. đăng tải về cách chữa Covid-19 là “không có cơ sở khoa học, bịa đặt, gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch Covid-19 ở địa phương”. Do đó cơ quan này đã xử phạt hành chính bà T. và buộc gỡ bỏ nội dung đăng tải.
Nhận định về sự việc trên, Luật sư Lê Công Định, từng là thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ, đã đăng tải một bài viết trên Facebook. Ông trích dẫn một báo cáo trên trang web của Đại học Stanford, Mỹ, về một bệnh nhân nghi nhiễm virus Vũ Hán đã bình phục sau khi niệm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”. (Link báo cáo ở đây)
Luật sư cho rằng “một trung tâm nghiên cứu khoa học như Đại học Stanford còn dè dặt khi dẫn báo cáo về trường hợp xảy ra như vậy để nghiên cứu thêm, chứ không vội kết luận hồ đồ rằng sự kiện đó không có cơ sở khoa học”.
Ông Lê cũng nhận định: “Phát biểu của bất kỳ ai dù đúng hay sai, đều thuộc quyền tự do ngôn luận của công dân, miễn không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước và người khác. Xin mở ngoặc, nhận định điều gì xâm phạm đến lợi ích của nhà nước và người khác chỉ thuộc thẩm quyền của tòa án, chứ không phải của một cơ quan hành chính.
Trong trường hợp này, một cơ quan hành chính, như Đoàn Thanh tra chuyên ngành tỉnh Ninh Bình, lại tự cho mình quyền phán xét một phát biểu của công dân là “không có cơ sở khoa học”, rồi lạm quyền xử phạt bừa bãi”.
Cuối cùng, luật sư đưa ra câu hỏi: “Xin hỏi Đoàn Thanh tra chuyên ngành tỉnh Ninh Bình dựa vào đâu để kết luận một phát biểu cá nhân như vậy là không có cơ sở khoa học?”
Một người dùng mạng khác cũng nêu ý kiến: “Muốn biết họ nói đúng hay sai cần phải có một thực nghiệm, nói họ nói sai thì phản bác, chứ không được phạt vì chẳng thiệt hại cho ai cả. Quan điểm tín ngưỡng là quyền của mỗi con người”.
Người trong cuộc lên tiếng
Đến ngày 15/8, đích thân người được nhắc đến trong bài chia sẻ của bà T. đã đăng bài xác nhận thông tin:
“Tôi tên: P. C. N., 26 tuổi, đang sống và làm việc tại TP. HCM.
Vào ngày 12/8, tôi có đăng bài viết chia sẻ về việc niệm 9 chữ chân ngôn (Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo) đã giúp tôi hồi phục tinh thần và sức khỏe sau khi nhiễm Covid-19. Bài viết có nội dung như sau:
‘Chia sẻ từ 1 người bạn dấu tên
Nhờ niệm 9 chữ chân ngôn (Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo) bạn này từ Dương Tính chuyên sang âm tính chỉ trong vòng 10 ngày thành tâm niệm. Không một viên thuốc, không một phương cách nào khác, bạn ấy nói chỉ ăn 1 ngày 3 bữa rồi thành tâm niệm thầm trong tâm đến ngày thứ 10 thì hết hoàn toàn, không còn triệu chứng nào hết, hiện tại bạn này còn 1 bộ test cuối nếu âm tính nữa thì thật sự bạn ấy không biết trả ơn thế nào với người sáng lập Pháp Luân Công’.
TÔI XIN KHẲNG ĐỊNH, RẰNG SỰ VIỆC NÀY HOÀN TOÀN CÓ THẬT, VÌ TÔI CHÍNH LÀ NGƯỜI TRONG CÂU CHUYỆN NÀY.
Chính vì tôi không muốn nhiều người gọi điện và nhắn tin làm phiền để hỏi tôi về sự việc này có thật hay không, nên tôi đã không nói đích danh của chính mình, mà tôi lại nói rằng “chia sẻ từ một người bạn dấu tên”. Sau khi đăng tải bài viết trên, thì tôi được biết cô Nguyễn Thị T. ở Ninh Bình đã chia sẻ lại bài viết của tôi, nhưng tôi không nghĩ rằng sự việc này lại vô tình khiến cho cô T. bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình xử phạt hành chính vì bị cho rằng cung cấp thông tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận. Tôi rất tiếc về sự việc này đã xảy ra”.
Chia sẻ với Trí Thức VN, anh N. cho biết hiện tại, những triệu chứng bệnh mà anh nhận thấy đã hết hoàn toàn, kết quả xét nghiệm là âm tính.
Liên quan đến việc niệm 9 chữ chân ngôn, một số người dùng mạng cũng cho biết bản thân họ từng nhiễm Covid-19 và đã phục hồi, chuyển từ dương tính sang âm tính nhờ niệm 9 chữ này. Một số thì chia sẻ những cải thiện khác về sức khỏe sau khi niệm 9 chữ.
Nghiên cứu về 9 chữ chân ngôn của Pháp Luân Công
Trước tiên, chúng ta có thể lược dẫn bài báo cáo nghiên cứu đăng trên trang web của trường Đại học Stanford mà luật sư Lê trích dẫn, trong đó có đoạn viết như sau:
“Phát hiện và chẩn đoán lâm sàng: Báo cáo này mô tả trường hợp của một phụ nữ ngoài 70 tuổi, không thể nếm được bất cứ thứ gì ngoại trừ vị tanh, bị đau khắp người, sốt nhẹ và khó thở nặng sau 15 ngày. Lúc đó, các bác sĩ nghi bà đã dương tính với Covid-19 và khuyên bà nên tự cách ly ở nhà.
Can thiệp và kết quả: Khi bệnh nhân có các triệu chứng ban đầu, bác sĩ điều trị đã kê thuốc Tylenol cho bà dùng trong 13 ngày. Ban đầu bệnh nhân cảm thấy đỡ hơn, nhưng sau đó trở nên mệt mỏi nghiêm trọng, đau nhức trong vòng một tuần, và tiếp đó là khó thở dữ dội.
Bệnh nhân đôi khi không thở được và không thể đi từ giường vào phòng tắm. Bà bắt đầu cảm thấy sợ hãi cái chết sau 15 ngày. Sau đó bà bắt đầu đọc nhẩm 9 chữ Hán “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo” hàng ngày. Sau khi thành tâm niệm 9 chữ chân ngôn (NTW) này thường xuyên, bệnh nhân cảm thấy phổi của mình mở ra, bà có thể thở dài hơn và sâu hơn. Trong vòng 3 ngày sau khi liên tục niệm 9 chữ, bà có thể thở lại bình thường và tất cả các triệu chứng bệnh biến mất.
Kết luận: Bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 này đã đạt được những lợi ích đáng kể về mặt lâm sàng sau khi thành tâm niệm 9 chữ chân ngôn của Pháp Luân Công”.
Video về trường hợp khỏi Covid-19 của bà Osnat Gad trong báo cáo
Báo cáo trên được thực hiện bởi 3 tác giả: Tiến sĩ y khoa ngành truyền nhiễm Đổng Vũ Hồng (Yuhong Dong), Giám đốc Khoa học của Công ty dược Sun Regen Healthcare AG, nguyên chuyên gia cao cấp phát triển thuốc kháng virus, tập đoàn dược Novartis; Tiến sĩ Margaret Trey, cố vấn – nhà nghiên cứu, diễn giả và tác giả sách; Phó giáo sư Giáo sư Kai-Hsiung Hsu, Đại học Quốc gia Ilan, Đài Loan.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu trên đã tiến hành một khảo sát theo phương pháp hồi cứu về tác động của việc niệm 9 chữ chân ngôn đối với bệnh nhân Covid-19 trong điều kiện không thể tiếp cận điều trị y tế, hoặc bệnh viện không điều trị nữa hoặc thuốc trị không hiệu quả.
Kết quả cho thấy sự cải thiện lâm sàng đáng kể và nhanh chóng ở các bệnh nhân Covid-19 sau khi niệm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”. Tất cả 36 trường hợp đều cải thiện triệu chứng và 26/36 bệnh nhân bình phục (chiếm 72,2%), 10 trường hợp chuyển biến tốt (chiếm 27,8%). Nghiên cứu cũng cho thấy việc niệm 9 chữ có thể bảo vệ các thành viên gia đình tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 chống lại sự lây nhiễm virus.
Các nghiên cứu khác nhau về 9 chữ chân ngôn này cho thấy cơ chế khỏi bệnh có thể là: Khi mọi người chân thành niệm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, điều đó tương đương với việc cộng hưởng với trường năng lượng của Pháp Luân Công trong vũ trụ. Trường này gồm các vật chất cao năng lượng như nguyên tử, electron, nơtron, tia hồng ngoại, tử ngoại, gamma… Năng lượng mạnh mẽ này có thể truyền đến người tụng niệm, giúp người bệnh diệt trừ virus, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ khỏi bị nhiễm bệnh.
Có 2 trường hợp báo cáo lại rằng trong quá trình niệm 9 chữ, bản thân có thể cảm nhận được trường năng lượng mạnh mẽ bên trong thân thể. Trường hợp thứ 16 viết: “Có một luồng khí nóng mạnh mẽ, tiến nhập vào cơ thể tôi như một cơn gió… Trong tích tắc, cơ thể tôi cảm thấy đặc biệt nhẹ nhõm”. Trường hợp thứ 13 viết: “Niệm 9 chữ chân ngôn thực sự đã thay đổi hoàn toàn cơ thể tôi”.
Các nhà nghiên cứu đánh giá việc này rất dễ học, an toàn và không mâu thuẫn với bất kỳ phương pháp điều trị thông thường nào. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá một can thiệp bổ sung, thay thế mà 36 bệnh nhân này đã trải qua.
Thùy Linh (t/h)