Peru: Tù nhân dùng bàn tay nhanh nhẹn để kiếm tiền chân chính

03/07/20, 10:35 Cuộc sống

Tại nhà tù lớn nhất ở Peru, bàn tay nhanh lẹ của những tù nhân từng sống bằng nghề móc túi và trộm cắp nay đã được giao cho một nhiệm vụ mới, có thể giúp họ làm ra những đồng tiền chân chính để gửi về cho gia đình.

Tù nhân Peru dùng bàn tay nhanh nhẹn để kiếm tiền chân chính gửi về cho gia đình. (Ảnh qua BBC)

Các tù nhân đang hoạt động trong xưởng may làm ra những chiếc áo phông in hình và các mặt hàng quần áo khác cho thương hiệu thời trang Pieta.

Những tiếng ồn lấn át quá nhiều, khiến cho những người làm tại đây phải hét lớn mới có thể giao tiếp với nhau. Nhưng họ đã quen với không khí hỗn loạn này. Mặc dù chỉ có sức chứa là 2.000 người, những nhà tù này lại là nơi ở của khoảng 10.000 tù nhân.

Carlos Arcel, 51 tuổi, làm ra những chiếc áo len từ lông lạc đà không bướu. Cùng một chồng vải đen bên cạnh, người đàn ông này làm việc với chiếc máy may nhanh đến mức khiến những đường viền máy rung lên rung xuống bần bật.

Với công việc này, ông có thể kiếm đến 113 đô (hơn 2,6 triệu VND) một tuần, sau đó gửi khoản thù lao về cho gia đình. Ông chia sẻ: “Làm việc cho ông Thomas là niềm vinh dự của tôi”. 

Thomas được Arcel nhắc đến là Thomas Jacob – ông chủ 33 tuổi người Pháp kiêm nhà sáng lập hãng thời trang Pieta.

Từng là một người buôn vải cho hãng thời trang Pháp Chanel, năm 2012 ông đã được truyền cảm hứng để thành lập ra doanh nghiệp tại thủ đô Lima sau chuyến ghé thăm nhà tù San Pedro. Thomas cho biết, “một số tù nhân bảo với tôi rằng họ biết may, dệt và in, nhưng họ không biết cách nào để vận dụng những kỹ năng đó”. 

“Tôi nhận ra đây là một cơ hội để làm được điều gì đó cho những người này, vì thế tôi quyết định thành lập một hãng thời trang chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối từ một nhà tù”. 

Thomas Jacob – ông chủ 33 tuổi người Pháp kiêm nhà sáng lập hãng thời trang Pieta. (Ảnh qua BBC)

Hiện nay, doanh nghiệp thời trang này có khoảng 50 công nhân sản xuất trong tổng số 3 nhà tù tại Peru, 2 nhà tù nam và 1 nhà tù nữ, họ sản xuất ra khoảng 1.000 sản phẩm may mặc mỗi tuần. Là một doanh nghiệp phi lợi nhuận, nhưng các tù nhân vẫn kiếm được một khoản hoa hồng khi bán các sản phẩm họ làm ra. Những người tham gia không cần có bất kỳ kinh nghiệm nào trước đây về sản xuất quần áo.

Các tù nhân được trả thù lao tương đương với mức lương tối thiểu tại Peru, nhưng Thomas khẳng định không sản xuất trong nhà tù vì mục đích tiết kiệm ngân sách.

“Ngành dệt may ở Peru khá phát triển, và vì chúng tôi sở hữu số lượng sản phẩm khá lớn nên hoàn toàn có thể cắt giảm chi phí đáng kể dù thực hiện sản xuất ngoài nhà tù”, ông cho biết.

Việc làm thuê cho Pieta cũng giúp các tù nhân được giảm án, vì công việc này giúp họ có thể để đăng ký các khóa học, và tham gia những khóa học này sẽ giúp cho các tù nhân được chính quyền giảm nhẹ án tù.

Tù nhân 25 tuổi – Daniel Rojas Palacios cho biết, “án tù của tôi kéo dài 5 năm, nhưng nếu bạn tham gia khóa học trong ít nhất 2 năm thì sẽ được ra tù sớm hơn dự kiến”.

Tù nhân này đã làm thuê cho Pieta được vài tháng. Ngoài việc gửi tiền về nhà để lo cho đứa con gái nhỏ, người này còn dùng khoản thù lao kiếm được để chi trả cho khóa học thiết kế dệt may. 

Ngoài việc gửi tiền về nhà, Tù nhân này làm thuê cho Pieta còn dùng khoản thù lao kiếm được để chi trả cho khóa học thiết kế dệt may. (Ảnh qua BBC)

“Khóa học cũng tốn phí, đó là lý do tôi phải làm việc khá vất vả”, anh chia sẻ. 

Ông Teemu Ruotsalainen – Giám đốc điều hành hãng thời trang Papillon, cho biết, “ngoài việc cung cấp việc làm phù hợp và các dự án cải tạo trong các nhà tù, thì với mục đích thúc đẩy các tù nhân, chúng tôi muốn làm ra sản phẩm phẩm theo một cách bền vững, ổn định nhất có thể”.

Florian Irminger – Giám đốc điều hành của tổ chức Penal Reform International cho biết, tổ chức của ông ủng hộ việc các tù nhân được tạo điều kiện làm việc cho các công ty, doanh nghiệp, miễn là họ không bị bóc lột sức lao động. 

Ông chia sẻ, “chúng tôi tin vào những nỗ lực cải tạo tù nhân, bao gồm hành vi lao động hình sự đóng vai trò đáng kể, miễn là những điều đó dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện từ phía tù nhân”. 

“Các công việc lao động nên đáp ứng cải thiện các điều kiện nơi tù nhân sống, đặc biệt là với các nước thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình. Cuối cùng, lao động trong tù phải có đóng góp lâu dài cho cuộc sống của tù nhân, chẳng hạn như tù nhân được đào tạo và cấp chứng chỉ làm việc”, Florian chia sẻ.

Việt Anh (theo BBC)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x