Bà Pelosi muốn tiền từ viện trợ COVID-19, ông Trump cho hoãn lại cho đến sau bầu cử
Đầu tháng này, Tổng thống Donald Trump đã kết thúc đàm phán với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi về dự luật cứu trợ virus Corona (COVID-19), và sẽ hoãn lại cho đến sau cuộc bầu cử. Lãnh đạo Nhà Trắng muốn tập trung kích thích nền kinh tế Mỹ với tuyên bố ‘được ăn cả ngã về không’.
Các tiểu bang của Đảng Dân chủ bị hoãn cứu trợ do điều hành kém, tội phạm cao
Trong một loạt các dòng tweet, Trump tuyên bố rằng mặc dù yêu cầu của Pelosi về 2,4 nghìn tỷ USD để “cứu trợ cho các tiểu bang thuộc đảng Dân chủ đang hoạt động kém, tội phạm cao” đã bị từ chối, nhưng lời đề nghị đáp ứng cứu trợ 1,6 nghìn tỷ USD của Nhà Trắng là không đủ đối với Pelosi.
Trump sau đó lưu ý rằng Pelosi đã “không đàm phán một cách thiện chí”. Thay vào đó, Trump nhấn mạnh rằng ông đang lên kế hoạch cho tương lai của nước Mỹ và chính quyền của ông sẽ xem xét lại ý tưởng cứu trợ COVID-19 sau cuộc bầu cử.
Tổng thống nói thêm rằng ông đã chỉ thị cho các đại diện hoãn các cuộc đàm phán cho đến sau cuộc bầu cử. Trump tự tin rằng ông sẽ giành chiến thắng, sau đó ông sẽ thông qua Dự luật Kích thích lớn sẽ cho vay viện trợ cho những người Mỹ chăm chỉ và các doanh nghiệp nhỏ.
Cả Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã dành nhiều tuần đàm phán không thành công với Pelosi về việc hỗ trợ thêm.
Trump cũng ra lệnh cho Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell tập trung vào việc phê duyệt đề cử Thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tòa án Tối cao. Tổng thống có vẻ tự tin rằng nền kinh tế sẽ được cải thiện trong thời kỳ đại dịch mặc dù nhiều ngành khác nhau, bao gồm cả các công ty hàng không, đang có nguy cơ điều tiết nhân viên.
Trong cùng một chủ đề Twitter, Trump tuyên bố rằng nền kinh tế của đất nước đang hoạt động tốt trong bối cảnh đại dịch. “Thị trường Chứng khoán đang ở mức kỷ lục, việc làm và tỷ lệ thất nghiệp cũng trở lại với những con số kỷ lục. Chúng tôi đang dẫn đầu Thế giới về Phục hồi Kinh tế và còn chưa tới màn hay nhất!,” Tổng thống tuyên bố trên tài khoản Twitter của mình.
Được ăn cả, ngã về không
Trump đã tweet lại sau vài ngày, lần này là nhằm thúc giục các nhà lập pháp thông qua một dự luật cứu trợ virus Corona lớn.
Vào ngày 13 /0, lãnh đạo Nhà Trắng Trump khuyến khích Quốc hội “được ăn cả, ngã về không”. Tổng thống đã nhận được sự phản đối từ các đảng viên Cộng hòa về một gói cứu trợ lớn, trong khi các đảng viên Dân chủ cho rằng đề xuất của Nhà Trắng không đi đủ xa.
“Kích thích nền kinh tế! Được ăn cả ngã về không !!!”, Trump viết vài giờ sau khi Pelosi gửi thư cho các đồng nghiệp nói rằng Nhà Trắng không coi trọng các cuộc đàm phán.
Pelosi đề cập rằng Trump đã một tay đóng cửa các cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và đảng Dân chủ trong quốc hội vào tuần trước, cáo buộc rằng tổng thống chỉ muốn Quốc hội thông qua các dự luật độc lập có giới hạn. Trong vài ngày, Trump đã thúc đẩy một gói kích thích lớn.
Pelosi nói thêm rằng thái độ của Trump là đáng xấu hổ, lưu ý rằng đề xuất của ông là không đủ cho “đại dịch và suy thoái sâu.”
Cuối tuần qua, các chủ tịch ủy ban của Nhà Dân chủ đã đưa ra các tuyên bố nói rằng lời đề nghị của Nhà Trắng không đủ tốt để giải quyết nguồn tài trợ của “tiểu bang và địa phương, tài trợ cho giáo dục mầm non, hỗ trợ thuê nhà và viện trợ cho các doanh nghiệp nhỏ.”
Một làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể gây rắc rối cho nền kinh tế
Việc Trump hoãn dự luật kích thích kinh tế mới không thể xảy ra vào thời điểm tồi tệ nhất, đặc biệt là khi nền kinh tế của đất nước đang gặp khó khăn và đại dịch dường như đang có nguy cơ bùng phát đợt hai.
Vào ngày 11/10, Bệnh viện Johns Hopkins đã công bố ngày thứ tư liên tiếp với hơn 50.000 ca nhiễm virus Corona mới trong cả nước, phù hợp với một số con số tồi tệ nhất của đại dịch kể từ đầu tháng 8. Đây là một tin khủng khiếp đối với một nền kinh tế mong manh trong một chu kỳ bầu cử đầy biến động.
Số liệu thống kê của Cục Lao động Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã cải thiện từ mức cao 14,7% trong tháng 4 l xuống còn 7,9% vào tháng 9, nhưng số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vẫn còn cao. Một khi đại dịch buộc phải tiếp tục phong tỏa hoặc đóng cửa doanh nghiệp mới, con số sẽ một lần nữa tăng vọt.
Một làn sóng lây nhiễm khác sẽ gây ra những làn sóng xung kích vào nền kinh tế đang phục hồi chậm, đặc biệt nếu Trump và Pelosi không thể nhìn nhất trí khi các cuộc đàm phán tiếp tục.
Thiện Thành