Sức mạnh của âm nhạc: Ông lão phục hồi trí nhớ khi được chơi đàn piano

01/04/19, 09:20 Cuộc sống

Từ xưa đến nay, âm nhạc luôn được coi là thứ ngôn ngữ vô hình, giúp con người ta trở nên đồng cảm, gần gũi nhau hơn. Ở Phương Đông cổ xưa, âm nhạc còn được dùng để chữa bệnh, và câu chuyện cảm động dưới đây chính là một minh chứng rõ nét cho điều đó.

Ông lão mất trí nhớ trở về cuộc sống bình thường sau khi đoàn tụ với cây đàn piano. Ảnh 1
Edward Hardy bây giờ đã 95 tuổi. (Ảnh qua elitereaders)

Hôm đó là một ngày đẹp trời. Chiếc xe chở ông lão đi ngang qua một con đường có những tán cây xanh rì, xuyên qua đó là những tia nắng vàng mờ nhạt. Ông lão khẽ quay đầu nhìn ra khung cửa kính một cách lặng lẽ pha chút trầm tư.

Chiếc xe dừng lại trước cổng viện dưỡng lão Mellifont Abbey.

Ông thơ thẩn đi theo sự hướng dẫn của những nhân viên chăm sóc cùng vài thành viên trong gia đình. Họ dường như đang nói với nhau điều gì đó, nhưng ông cũng không quan tâm lắm. Và trong ánh nhìn của ông, có gì đó phảng phất nỗi cô đơn.

Một ông lão đã lớn tuổi, được người thân đưa vào viện dưỡng lão, lấy gì mà không cô đơn cho được, khi ông và người bạn đời của mình đã ly thân sau 70 năm chung sống.

Hồi còn trẻ, Edward Hardy từng tham gia chiến đấu trong Thế chiến II của Anh. Những ngày tháng đó hẳn là rất oanh liệt, nhưng hiện giờ, Edward chỉ là một ông lão mắc căn bệnh mất trí nhớ. Miền ký ức về những sự việc đã trôi qua trong đời, đối với Edward chỉ là một điều gì đó rất mờ nhạt.

Edward thu mình lại trong sự trầm cảm và im lặng, ông gần như không còn muốn giao tiếp với bất cứ ai.

Thời gian trôi qua, những nhân viên ở đây nhiều người dần có chút nản lòng với chứng bệnh của ông, nhưng tự sâu trong thâm tâm họ vẫn luôn tin rằng Edward là một người đặc biệt theo một cách nào đó.

Mãi cho đến khi Edward gặp được một chàng trai trẻ tốt bụng thì mọi thứ mới dần bắt đầu thay đổi…

Hôm đó, viện dưỡng lão đã thuê về một chàng trai tên Sam Kinsella, anh từng là một điều phối viên trong các hoạt động.

Kết quả hình ảnh cho Edward Hardy, piano
Ông lão cùng các nghệ sĩ chơi nhạc. (Ảnh trên YouTube)

Mỗi khi đến ca trực, Sam thường nghe thấy tiếng Edward la hét cầu cứu và thậm chí là tự đập đầu xuống sàn, nhưng khi Sam chạy đến nơi, ông lão chỉ đơn thuần nhìn anh bằng ánh mắt ngờ nghệch.

Một ngày nọ khi Sam vô tình nói với Edward rằng mình sống ở Somerset và từng là thành viên của một ban nhạc. Điều này bất giác khiến Edward nhớ lại ký ức mình đã từng chơi piano trong nhiều năm liền.

Hơn nửa đời người của Edward từng là một nghệ sĩ dương cầm, nhưng không ai trong viện dưỡng lão biết điều đó. Chính điểm chung về âm nhạc ấy vô tình đã giúp họ đến gần nhau hơn.

Sam quyết định cố gắng giúp Edward kết nối lại với âm nhạc. Anh hy vọng có thể cải thiện tâm lý của ông. Thế là anh nhờ cháu của Edward gửi đến cho ông một cây đàn piano. Việc Edward được đoàn tụ với cây đàn yêu quý của mình sau 25 năm đã mang đến cho tất cả một điều hoàn toàn bất ngờ.

Dù trạng thái tinh thần không ổn định, nhưng Edward chưa từng quên đi những nốt nhạc năm nào, đôi tay ông có chút ngập ngừng khẽ chạm vào những phím đàn đen trắng, rồi sau đó rất nhanh những nốt nhạc vui vẻ, quen thuộc phát ra dưới ngón tay đầy điêu luyện của ông. Sam hồi tưởng: “Tôi thật sự rất ngạc nhiên. Tuy mắc chứng mất trí nhớ nhưng ông ấy có thể chơi bất kỳ bản nhạc nào tôi nói tên”.

Điều này đã khiến người vợ của Edward là bà Betty xúc động hơn ai hết. Âm nhạc đã khơi dậy trong lòng hai người kỷ niệm đẹp đẽ về những chuyến lưu diễn cùng nhau.

Kể từ hôm đó, Edward tiếp tục chơi piano mỗi ngày. Nhưng Sam muốn mọi chuyện tiến triển tốt hơn nữa. Anh đã đăng một mẫu quảng cáo mời các nhạc sĩ jazz địa phương đến viện dưỡng lão để biểu diễn cùng ông.

Edward thành lập ban nhạc jazz được gọi là Sam Hardy Trio. (Ảnh: Ảnh chụp màn hình / YouTube )

Quảng cáo đã thành công khi thu hút được tổng cộng 80 nghệ sĩ chơi nhạc. Điều đặc biệt hơn hết chính là hai thành viên khác của ban nhạc Sam Hardy Trio – ban nhạc Jazz Edward đã thành lập khi mình còn trẻ, họ đã từng có nhiều chuyến lưu diễn cùng nhau trên khắp thế giới.

Cả hai đã nhìn thấy mẫu quảng cáo và ban nhạc hùng mạnh năm nào lại được dịp hội ngộ một lần nữa ngay trong chính viện dưỡng lão.

Sam không thể nào diễn tả được bằng lời sự phấn khích ánh lên trong đôi mắt của Edward khi ông hội ngộ cùng các thành viên cũ trong ban nhạc của mình. Edward và vợ của mình – bà Betty cũng rất vui khi lại được trò chuyện cùng nhau. Điều này khiến Sam và những người già ở viện ai nấy đều rất xúc động.

Cuối cùng, Sam đã quay lại trải nghiệm đặc biệt này và phát sóng video đó trên kênh YouTube VICE. Anh muốn nhiều người hiểu rằng âm nhạc có thể làm tâm hồn chúng ta trở nên phong phú và muốn truyền tải câu chuyện cảm động này đến với mọi người.

Chúc Di, theo Vision Times

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x