Nước ngọt có thể thay đổi DNA ở trẻ em
Nghiên cứu cho thấy: Các loại nước ngọt không chỉ gây hại cho răng, mà còn khiến telomere – thành phần bảo vệ DNA trong tế bào – của trẻ em ngắn hơn so với những người không uống, hoặc ít uống nước ngọt.
Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc trường Đại học California ở San Francisco (UCSF) thực hiện tiết lộ rằng:
Việc dụng các loại nước ngọt khi còn nhỏ tuổi có thể làm thay đổi chiều dài của telomere, hoặc phá vỡ “sự bảo vệ của đầu mút dành cho DNA trong tế bào nhiễm sắc thể”. Tệ hơn cả, nó thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh mãn tính khi trẻ lớn lên.
Vai trò của Telomere
Telomere, thành phần nằm trong tế bào bạch cầu, sẽ co lại khi con người ta già đi và sự thay đổi này thường liên quan đến một số nghiên cứu dành cho người trưởng thành mắc các căn bệnh về trao đổi chất và viêm nhiễm, điển hình như những người mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2, xơ gan và viêm loét đại tràng. Một vài nghiên cứu khác trước đây từng cho biết chiều dài của telomere cũng có mối liên hệ với lối sống hàng ngày như hút thuốc hay tâm lí căng thẳng.
Ông Janet Wojcicki, Phó giáo sư chuyên khoa Nhi tại trường USCF và cũng là tác giả chính của nghiên cứu giải thích: Quá trình nghiên cứu đã xác định được chiều dài của telomere sẽ bị “rút ngắn nhanh nhất trong những năm đầu đời”. Nhưng liệu điều này có liên quan đến nguy cơ mắc các căn bệnh mãn tính hay không thì vẫn chưa có biểu hiện rõ ràng.
Ông cho biết thêm, khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học của UCSF đã kiểm tra chiều dài telomere trong các tế bào bạch cầu của 61 trẻ em Latino (những người có quan hệ văn hóa với Mỹ La Tinh). Những đứa trẻ này thường xuyên uống các loại nước như: nước ngọt, nước ép trái cây đóng chai và Kool-Aid.
Khi này chiều dài của Telomeres được đo thông qua một phương pháp gọi là qPCR. Đây là phương pháp “so sánh tỷ lệ đa dạng của telomere so với sự đa dạng của một gen sao chép đơn (Telomere/Single Copy Gene ratio – t/s ratio)”.
Thông qua đó, dữ liệu đã chỉ ra chiều dài trung bình của telomere trong một quần thể tế bào.
Các phép đo này tiến hành trong giai đoạn trứng nước, và nó được so sánh trở lại với chiều dài telomere trong 5 năm đầu đời của trẻ.
Nước ngọt rút ngắn chiều dài của telomere
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng giá trị của t/s ratio được dùng để đo chiều dài telomere trung bình là 1,58. Nó có mối liên kết mật thiết với khẩu phần sử dụng thức uống có đường hàng tháng ít nhất là 0,009 so với mức trung bình. Nói cách khác chiều dài của telomere ngắn hơn nếu trẻ em sử dụng nước ngọt thường xuyên, và tỷ lệ bị rút ngắn sẽ là 0,009 so với mức trung bình.
Ông Wojcicki cho biết: Mặc dù “mức tiêu thụ nước ngọt tương đối thấp, nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tần suất tiêu thụ của trẻ em được kết nối với chiều dài telomere. Nó phản ánh mối liên quan về sự co lại của telomere, được tìm thấy trong một số nghiên cứu ở người lớn”.
Bên cạnh đó, có ít nhất 62% trẻ em tham gia nghiên cứu bắt đầu uống nước ngọt trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tuổi, và số khẩu phần nước ngọt trung bình là 5-6 lần/tháng.
Một điều cần lưu ý thêm về kết quả của cuộc nghiên cứu: Những trẻ em không bị béo phì tiêu thụ nước ngọt sẽ có telomere dài hơn so với trẻ bị béo phì.
Ông Wojcicki lưu ý thêm rằng, có khả năng trẻ em béo phì đã “đạt tới ngưỡng tổn thương do tiếp xúc với tình trạng viêm nhiễm gia tăng”.
Nhà nghiên cứu khẳng định, có rất nhiều điều thú vị khi nhìn vào sự thay đổi của quá trình trao đổi chất không lành mạnh, tại thời điểm trước khi căn bệnh béo phì phát triển.
Trong các cuộc nghiên cứu trước đây về trẻ em Latino, ông Wojcicki đã xác định được việc tiêu thụ nước ngọt ở những đứa trẻ 3 tuổi sẽ làm cho quá trình rút ngắn telomere diễn tiến nhanh hơn so với những đứa trẻ 4-5 tuổi.
Mặc khác, trẻ em có mẹ uống ít nước ngọt trong khi mang thai sẽ có telomere dài hơn. Điều này xảy ra tương tự đối với những trẻ được bú sữa mẹ.
Cuối cùng ông Wojcicki kết luận: “Chúng tôi thật sự cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để tìm hiểu cách phơi nhiễm trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh của mẹ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trong suốt cuộc đời của trẻ như thế nào”.
Trước đây, nước ngọt có ga đã từng bị chỉ trích vì gây ra các bệnh về răng miệng và đặc biệt là các bệnh liên quan đến béo phì và tiểu đường type 2. Tuy nhiên, nghiên cứu này lần đầu tiên nghiên cứu đến mối liên quan của nó với sự lão hóa.
Các thức uống thay thế lành mạnh cho nước uống có đường
Nếu con bạn thích loại đồ uống có đường nhưng bạn rất lo lắng về hàm lượng đường mà trẻ dung nạp hàng ngày, thì hãy chế biến các loại đồ uống lành mạnh được liệt kê dưới đây:
- Sinh tố: Sử dụng dừa không đường hoặc sữa hạnh nhân và trộn cùng với một ít hoa quả/ trái cây.
- Trà đá tự chế: Bạn hãy nấu một mẻ trà có vị ngọt tự nhiên như trà quế táo, trà bạc hà hoặc trà quả mọng và sau đó cho thêm lá trà túi vào.
- Nước khoáng có ga: Nước khoáng có gas (carbonated water) là nước tinh khiết giàu khoáng chất (như Kali, Magie, Canxi,…) được thêm 1 lượng vừa phải khí carbon để tăng các lợi ích sức khoẻ. Đây là thay thế tuyệt vời cho nước ngọt. Khi dùng có thể thêm một ít chanh, bưởi, dâu tươi, bạc hà hoặc thảo mộc để tăng hương vị.
- Trà thảo dược: Ngay cả các loại trà thảo dược đơn giản nhất cũng có vị ngọt tự nhiên, nên bạn không cần phải thêm đường. Một số loại trà thảo dược được xem là gợi ý tuyệt vời bao gồm: trà gừng, trà bồ công anh, trà dâm bụt…
>>> Nhôm và chất độc trong thuốc trừ sâu đang phá hoại não của chúng ta
>>> Bác sĩ Trung y: Đả thông hai mạch “Nhâm – Đốc”, khí huyết sẽ tự lưu thông
Tú Văn, theo WMHB