Nhôm và chất độc trong thuốc trừ sâu đang phá hoại não của chúng ta

21/08/18, 14:02 Sức khỏe

Nhôm có trong vắc-xin và chất độc glyphosate trong thuốc diệt cỏ Roundup được sử dụng rộng rãi trên thế giới đang âm thầm phá hủy não bộ của chúng ta và gây ra alzheimer. 

Nhôm có trong vắc-xin và chất glyphosate trong thuốc diệt cỏ đang âm thầm phá hủy não bộ của chúng ta. (Peak.mn)

Nhôm và bệnh Alzheimer

Bác sĩ Christopher Shaw là nhà thần kinh học và là giáo sư tại đại học British Columbia. Ông mô tả cách kim loại nhôm xâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta. Nhôm  là loại nguyên liệu được dùng để tạo ra máy bay, máy tính, có mặt trong chất khử mùi, các loại vắc-xin và cả trong thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Và khi nhôm đi vào cơ thể, cơ thể chúng ta phải liên tục hoạt động để loại bỏ nó ra bên ngoài. Tuy nhiên, khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể cũng chỉ dừng lại ở một ngưỡng nhất định.

Ông cũng giải thích tại sao nhôm trong vắc-xin khác với cách hấp thụ tự nhiên. Hợp chất nhôm (một trong những chất phổ biến nhất) được dùng làm tá dược trong vắc-xin, nó là một trong những thành phần để làm tăng phản ứng miễn dịch với các kháng nguyên.

Về cơ bản tá dược được sử dụng nhằm khơi dậy phản ứng miễn dịch mong muốn. Đây là lý do vì sao mà cơ thể chúng ta không thể loại bỏ nhôm ở dạng này, bởi vì nó phải hỗ trợ hoạt động kéo dài của các kháng nguyên bên trong hệ miễn dịch. Đây là lý do tại sao họ đưa nó vào vắc-xin ngay từ đầu.

Nhưng không có tranh luận về độc tính của nhôm. Điều này đã được xác nhận trong các tài liệu khoa học trong một thời gian rất dài. Giáo sư Chris Exley, từ Đại học Keele ở Anh, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về độc tính nhôm, đã tiến hành một nghiên cứu và kiểm tra các mô não của 12 người bị bệnh Alzheimer đã tình nguyện hiến tặng, và nhận thấy rằng tất cả chúng đều có lượng nhôm cao.

Não của người khỏe mạnh và não của người bị bệnh Alzheimer. (Ảnh qua Twitter)

Ông viết: “Chúng ta đã biết rằng hàm lượng nhôm của mô não của người bệnh Alzheimer thường xuyên cao hơn đáng kể so với những người cùng tuổi không bị bệnh. Vì vậy, những cá nhân chát triển bệnh Alzheimer vào những năm cuối tuổi 60 trở lên cũng có nhiều nhôm hơn trong mô não của họ so với những người cùng lứa tuổi mà không bị bệnh”.

“Theo quan điểm của tôi, những phát hiện này rõ ràng khẳng định vai trò của nhôm trong một số hoặc tất cả người bệnh Alzheimer”.

Glyphosate có trong thuốc trừ sâu Roundup

Quá trình chất Glyphosate trong thuốc diệt cỏ Roundup xâm nhập vào các sinh vật khác. (Ảnh qua GreenMedInfo)

Bên cạnh đó, glyphosate là thành phần được tìm thấy trong thuốc diệt cỏ Roundup (Monsanto) phổ biến nhất thế giới. Từ đây nó được phát tán khắp nơi trên thế giới.

Một ví dụ điển hình là cuộc nghiên cứu của Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) có tựa đề “Thuốc trừ sâu trong không khí và lượng mưa ở Mississippi: So sánh 1995 với 2007”. Nghiên cứu cho thấy thuốc diệt cỏ Roundup và sản phẩm phụ phân hủy độc hại  AMPA đã được tìm thấy trong 75% các mẫu không khí và lượng mưa lấy từ Mississippi năm 2007. Điều này không khiến các nhà nghiên cứu cảm thấy ngạc nhiên, bởi vì trước đó đã có khoảng 2 triệu kg glyphosate được sử dụng phổ rộng trên toàn tiểu bang trong năm 2007.

“Vậy ý nghĩa của lượng độc chất glyphosate có trong hầu hết các mẫu thử nghiệm là gì? Câu trả lời chính là vào tháng 8/2017, nếu bạn đang hít thở loại không khí được lấy mẫu, bạn sẽ hít vào cơ thể khoảng 2,5 nanogram glyphosate trên một m3 khí. Người ta ước tính rằng một người trưởng thành trung bình hít khoảng 11 m3 khí một ngày, tương đương với 27,5 nanogram”.

Ngoài ra chất độc này còn được phát hiện trong các loại rượu vang California và thậm chí là các sản phẩm “hữu cơ” và thức ăn gia súc. Đây là một vấn đề đang gây ra những cuộc tranh luận lớn giữa người dân và công ty Monsanto.

Không may là hầu như các cuộc nghiên cứu khoa học đã được sử dụng như công cụ hỗ trợ cho việc cấp phép kinh doanh đối với các sản phẩm chứa chất độc hại bao quanh chúng ta. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học nổi tiếng đứng lên chống lại tình trạng sai phạm trắng trợn này trong nhiều năm qua.

Đây là lý do tại sao mà ông John Ioannidis, nhà dịch tễ học tại khoa Y Đại học Stanford đã xuất bản bài báo được truy cập rộng rãi nhất trong lịch sử Public Library of Science (PLoS) có tựa đề: “Tại sao hầu hết các kết quả nghiên cứu được công bố đều sai sự thật?”.

Cách đây 10 năm, bác sĩ Richard Horton và hiện tại là tổng biên tập của tờ Lancet cũng thảo luận vấn đề này, và tiết lộ rằng một nửa tài liệu được xuất bản có thể đều là những thông tin sai lệch.

Một bài đăng năm 2014 trên trang Biomed Research International cho biết:

Người ta thường tin rằng Roundup là một trong những thuốc trừ sâu an toàn nhất. Ý tưởng này do chính các nhà sản xuất lan truyền, chủ yếu là trong các đánh giá mà họ quảng cáo, thường được trích dẫn trong các đánh giá độc tính của thuốc diệt cỏ chứa glyphosate. Tuy nhiên, trong một thí nghiệm, Roundup bị phát hiện có độc tính cao cấp 125 lần so với glyphosate. Hơn nữa, trái ngược với các quảng cáo, thuốc trừ sâu này được đánh giá là sản phẩm độc hại nhất trong số các loại thuốc diệt cỏ và trừ sâu từng được thử nghiệm.

Nguyên nhân của sự khác biệt giữa thực tế khoa học và tuyên bố công nghiệp có thể xuất phát từ lợi ích kinh tế rất lớn. Chính điều này đã gây sai lệch trong việc đánh giá rủi ro sức khỏe và làm trì hoãn các quyết định chính sách y tế”.

Trong một nghiên cứu khác của Đức kết thúc vào tháng 6/2013, người ta phát hiện một hàm lượng đáng kể chất độc glyphosate trong nước tiểu của người và động vật trên khắp châu Âu. Hàm lượng này cao gấp 5 – 20 lần so với giới hạn được quy định trong nước uống cho con người. Glyphosate không chỉ được sử dụng trong thực phẩm, mà còn được phun trên đường sắt, vỉa hè đô thị và cả lề đường.

Nghiên cứu đã kiểm tra nước tiểu từ các công nhân thành phố, nhà báo và luật sư không tiếp xúc trực tiếp với glyphosate, vì vậy thật thú vị khi chất này xuất hiện trong các mẫu nước tiểu của họ – đặc biệt khi họ là cư dân thành thị chứ không phải ở nông thôn. Một nghiên cứu khác thu thập mẫu nước tiểu của người dân sống ở 18 quốc gia khác nhau từ khắp châu Âu và cho thấy kết quả tương tự.

Vào tháng 3/2015, Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC) của WHO cho biết, thành phần chính glyphosate trong sản phẩm này có thể là tác nhân gây ung thư. Trong lịch sử nông nghiệp, chưa có một chất diệt cỏ nào được áp dụng rộng rãi như glyphosate ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, các nghiên cứu y tế liên quan tới ảnh hưởng của nó lên sức khỏe con người cũng như môi trường lại thiếu minh bạch, dưới lí do liên quan tới bản quyền của các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là Monsanto.

>> Monsanto bồi thường gần 300 triệu USD cho người bị ung thư vì thuốc diệt cỏ Roundup

Glyphosate, nhôm và tuyến tùng

Tuyến tùng.  (Ảnh qua Scicasts)

“Điều đáng kinh ngạc là chúng ta đã biết về những mối nguy hiểm này trong nhiều thập kỷ nhưng lại có rất ít hành động. Gần 20 năm trước, các nhà khoa học tại Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (NRC) kêu gọi hành động nhanh chóng để bảo vệ cơ thể trẻ em đang phát triển khỏi thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, ngày nay, trẻ em Hoa Kỳ tiếp tục bị phơi nhiễm với thuốc trừ sâu được biết là có hại ở những nơi chúng sinh sống, học tập và vui chơi”, Mạng lưới hành động về thuốc bảo vệ thực vật Bắc Mỹ (PAN-NA) cho biết.

Tại Hội thảo Quốc tế Vắc-xin lần thứ ba diễn ra vào tháng 3/2014, một phần của Đại hội Quốc tế Tự miễn lần thứ 9, bà Stephanie Seneff – Bác sĩ và nhà khoa học MIT – đã trình bày “Vai trò của tuyến tùng trong tổn thương thần kinh sau tiêm chủng vắc-xin chứa nhôm”.

Trong một bài báo trích dẫn nhiều chia sẻ của bà, Stephanie giải thích những rối loạn thần kinh phổ biến, như bệnh tự kỷ và Parkinson, có chung nguồn gốc là do thiếu nguồn cung cấp Sunfat cho não và sự gia tăng phơi nhiễm kim loại độc hại.

Bà cũng nhận thấy rằng, các kim loại đó sẽ can thiệp vào quá trình tổng hợp sunfat khiến cho các mảnh vụn tế bào tích lũy.

Nội dung của bài báo xoay quanh ý tưởng bệnh tự kỷ và bệnh Alzheimer có tỉ lệ gia tăng là do sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cấp Sulfate cho não và tuyến tùng, nơi được bác sĩ Rene Descartes gọi là “vị trí của linh hồn”. Tuyến tùng có nhiệm vụ tổng hợp Sulfate sau khi được ánh sáng Mặt Trời kích thích và phân phối qua Melatonin Sulfate. Nhưng sự xuất hiện và kết hợp hoạt động của nhôm, thủy ngân và glyphosate đã làm hỏng quá trình này.

Một trong những hậu quả của việc thiếu hụt Sulfate trong não là làm suy yếu khả năng loại bỏ kim loại nặng và các chất độc khác. Tồi tệ hơn, những kim loại độc hại tương tự cũng can thiệp vào quá trình tổng hợp sulfate. Kết quả có thể dẫn đến sự tích tụ các mảnh vụn tế bào”, theo tác giả Claire I. Viadro.

Một số nghiên cứu thú vị đã được thực hiện khi nói đến Heparin Sulfate, chất cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển não của thai nhi, bảo vệ chống lại các gốc tự do gây hại. Khi nói đến mối liên hệ giữa chứng tự kỷ và thiếu hụt sulfat, các nghiên cứu trên người và động vật đều đưa ra bằng chứng hấp dẫn.

Tóm lại, các nhà nghiên cứu nói:

Chúng tôi đã phát triển lập luận rằng glyphosate, thành phần hoạt chất trong thuốc diệt cỏ Roundup, và nhôm – một kim loại độc hại phổ biến trong môi trường của chúng ta, hiệp lực vận hành để gây rối loạn chức năng ở tuyến tùng dẫn đến rối loạn giấc ngủ, đó là đặc điểm của nhiều bệnh thần kinh, bao gồm bệnh tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), trầm cảm, Alzheimer, hội chứng xơ cứng teo cơ một bên ALS, rối loạn lo âu và Parkinson.

Chúng tôi cho rằng việc cung cấp thiếu Sulfate và Melatonin cho não do hậu quả của tổn thương giác mạc có thể giải thích cách giấc ngủ bị gián đoạn có thể dẫn đến tổn thương thần kinh nói chung, và chúng tôi đề xuất đây là một phần quan trọng của quá trình phát triển bệnh.

Sự gia tăng ổn định trong việc sử dụng glyphosate trên cây ngô và đậu tương tỉ lệ thuận với sự gia tăng rối loạn giấc ngủ và chứng tự kỷ, cũng như các bệnh thần kinh khác. Chúng tôi phát hiện thấy cả nhôm và glyphosate liên quan đến sự gián đoạn của enzyme CYP và thúc đẩy thiếu máu và thiếu oxy. Và sự gián đoạn của vi khuẩn đường ruột do glyphosate, có thể gây ra bệnh lý dẫn đến thiếu hụt cả melatonin và sulfate trong dịch não tủy, đây là đặc trưng của bệnh tự kỷ và Alzheimer. Thiếu sulfate dẫn đến làm suy giảm hoạt động tái chế các mảnh vỡ tế bào của tiêu thể, trong khi việc không đủ melatonin dẫn đến rối loạn giấc ngủ, bệnh mạch máu và bảo vệ kém khỏi tổn thương của các gốc oxy hóa (ROS) trong não”.

Một số các thông tin khác về thành phần nhôm trong vắc-xin

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), hợp chất nhôm là tá dược có trong vắc-xin giúp gia tăng phản ứng miễn dịch với kháng nguyên.

Hợp chất nhôm đã được thêm vào vắc-xin trong khoảng 90 năm qua. Kể từ đó nó đã gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt là trong những năm gần đây. Vấn đề nổi bật chủ yếu liên quan đến sự an toàn và hiệu quả của nó.

Các cuộc tranh luận nổ ra khi kết quả của một số cuộc nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhôm theo cách này có thể gây tổn thương cho người tiêm vắc-xin.

Thực tế trong nhiều năm qua hàng tỷ USD đã được trả cho các gia đình có con bị tổn thương do vắc xin. Đó là một trong các nguyên nhân nhiều bậc phụ huynh không cho con đi tiêm phòng.

Hiện tại, tỷ lệ tiêm chủng được khuyến cáo tăng gấp đôi trong vài thập kỷ qua. Ở một số nước phát triển, một đứa trẻ trong độ tuổi từ 4-6 sẽ nhận được tổng cộng 126 hợp chất kháng nguyên, cùng với một số lượng lớn tá dược nhôm thông qua tiêm chủng.

Không có một đánh giá nào được đưa ra vì tính an toàn của các thành phần vắc-xin

Nhôm trong vắc-xin. (Ảnh minh họa qua Activist Post)

Có một thực tế đáng lo ngại là Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và các nhà sản xuất vắc-xin đã không đưa ra, hay tiến hành bất kỳ cuộc nghiên cứu nào về đặc tính và sự an toàn của nhôm. Theo đó, việc nhôm và nhiều thành phần khác được dùng để tạo ra vắc-xin chỉ dựa trên sự giả định về tính an toàn, mà không hề thông qua các cuộc nghiên cứu để kiểm chứng.

Bác sĩ Lucija Tomlijenovic thuộc Đại học British Columbia, chuyên ngành khoa học thần kinh, nói: “Tôi có tài liệu từ năm 2002 của FDA… thảo luật về việc đánh giá thành phần vắc-xin và các thử nghiệm cụ thể trên các mô hình động vật. Nhưng sau đó FDA lại nói rằng các nghiên cứu về độc tính của thành phần vắc-xin thường quy ở động vật chưa từng được thực hiện, vì chúng được cho là rất an toàn. Khi tôi đọc được thông tin này, tôi có suy nghĩ rằng ‘Vậy, đây là bằng chứng không thể chối cãi của bạn về sự an toàn?’”.

Bà cũng có tài liệu tiết lộ rằng, các nhà sản xuất vắc-xin, công ty dược phẩm và cơ quan y tế đã biết về mối nguy hiểm của vắc-xin, nhưng họ đã che giấu chúng. Mục đích chính của họ là đạt được tỷ lệ tiêm chủng tổng thể, cái mà họ gọi là cần thiết để có được “miễn dịch cộng đồng” (hình thức chống vi khuẩn lây nhiễm khi phần lớn người dân được tiêm vắc xin, tạo nên lớp bảo vệ cho những người không được miễn dịch).

Thực nghiệm chứng minh nhôm là chất độc thần kinh

Rất nhiều nghiên cứu đã liên kết tá dược nhôm với bệnh tự miễn nghiêm trọng ở người. Và kết quả là “nghiên cứu thực nghiệm… cho thấy rõ ràng rằng tá dược nhôm có thể gây ra căn bệnh tự miễn nghiêm trọng ở người”, theo bác sĩ Lucija Tomlijenovic

Tá dược nhôm cũng được liên kết với nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh khác nhau, từ bệnh tự kỷ, bệnh não cho đến bệnh Alzheimer…

Nếu hàm lượng nhôm vượt quá khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể, nó sẽ được giữ lại trong các mô cơ khác như: xương, gan, não, lá lách, tim và cơ.

Khi đi vào cơ thể, nhôm sẽ tàn phá mọi thứ và tạo ra các loại phản ứng sinh hóa bất thường, theo bác sĩ Chris Shaw, một nhà thần kinh học và giáo sư tại Đại học British Columbia.

Một vấn đề quan trọng khác mà bạn cũng cần biết là cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau trước hàm lượng nhôm trong vắc-xin với hàm lượng nhôm được hấp thụ qua thực phẩm. Nhôm được tìm thấy trong thuốc lá, mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc (aspirin)…

Trước đó, một trong những lý lẽ phổ biến nhất được đưa ra để hỗ trợ cho việc thêm nhôm vào vắc-xin là con người tích tụ hàm lượng nhôm mỗi ngày thông qua thực phẩm nhiều hơn là thông qua vắc-xin. Nhưng sự thật bị bỏ qua là nếu hàm lượng nhôm được hấp thụ qua thực phẩm sẽ được cơ thể bài tiết ra bên ngoài. Tuy nhiên, nhôm được hấp thụ vào cơ thể thông qua vắc-xin thì nó không thể nào được đào thải bằng cách thông thường.

Lý do là tá dược này phải ở lại bên trong cơ thể để hỗ trợ liên tục hoạt động của kháng nguyên bên trong hệ thống miễn dịch.

>>> Tài liệu FDA: Nhà sản xuất thừa nhận vắc-xin có thể gây ra chứng tự kỷ

>>> 5 cách đơn giản giúp giải độc vắc-xin và kim loại nặng

Tú Văn, theo CE

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

x