Núi Olympus – Nơi ngự trị của 12 vị thần Hy Lạp

Núi Olympus thuộc danh sách những ngọn núi thiêng liêng nổi tiếng nhất thế giới. Đỉnh Olympus được coi là nơi ngự trị của 12 vị thần Hy Lạp, biểu trưng cho sức mạnh và lòng tin tưởng vào thần linh của người dân Hy Lạp.

12 vị thần Hy Lạp. (Ảnh từ olympiansrule)

Trong thần thoại cổ xưa, núi Olympus là nhà của 12 vị thần, những người xuất hiện trong điện thờ của người Hy Lạp.

Núi Olympus là đỉnh núi cao nhất của Hy Lạp với độ cao 2.918m. Do chân núi nằm gần như ngang với mực nước biển, nên nó được xếp vào danh sách ngọn núi cao bậc nhất tại châu Âu.

Ngày nay, du khách khi tới Hy Lạp, đỉnh núi thiêng này là một trong những điểm đến họ thường mong muốn ghé thăm, bên cạnh các địa điểm du lịch nổi tiếng khác. Nhiều người ngày nay vẫn tin rằng đỉnh Olympus là nơi cư ngụ của các vị thần. Họ sống trong các cung điện bằng pha lê, trên các đám mây.

Olympus còn có mặt trong danh sách những ngọn núi thiêng liêng nổi tiếng nhất thế giới. Đỉnh Olympus được coi là nơi ở của các vị thần, là biểu trưng cho sức mạnh và lòng tin tưởng vào thần linh của người dân Hy Lạp nói riêng và tất cả những người say mê thần thoại Hy Lạp nói chung.

Olympus còn có mặt trong danh sách những ngọn núi thiêng liêng nổi tiếng nhất thế giới.
Olympus còn có mặt trong danh sách những ngọn núi thiêng liêng nổi tiếng nhất thế giới. Đỉnh Olympus được coi là nơi ở của các vị thần. (Ảnh từ greekcitytimes)

Trong thần thoại Hy Lạp, núi Olympus là nhà của 12 vị thần Olympus – các vị thần chính trong đền bách thần (Pantheon) của người Hy Lạp. Các vị thần Olympus giành quyền thống trị sau khi Zeus (thường gọi là thần Dớt) lãnh đạo và chiến thắng trong cuộc đấu với các Titan.

Thần Zeus được xem là người cai quản các vị thần trên núi Olympus.
Thần Zeus. (Ảnh từ tarot)

>>> 5 thần thoại Hy Lạp gắn liền với các loài cây

Theo thần thoại Hy Lạp, 12 vị thần được nêu tên trên đỉnh Olympus này là: Zeus, Hera (nữ thần hôn nhân và gia đình), Poseidon (thần biển), Demeter (nữ thần mùa màng), Athena (thần trí tuệ), Hestia (nữ thần lửa và gia đình), Apollo (thần ánh sáng), Artemis (nữ thần săn bắn), Ares (thần chiến tranh), Aphrodite (thần tình yêu), Hephaestus (thần thợ rèn) và Hermes (người đưa tin cho các thần). Sau này, Dionysus (thần rượu nho) thế chỗ cho Hestia.

Tuy nhiên danh sách này không cố định. Tùy từng thời điểm lịch sử và địa điểm khác nhau, người ta thay thế một số vị thần bằng những cái tên khác. Ví dụ như ở đảo Koss, Heracles (còn gọi là dũng sĩ Héc-quyn) và Dionysus được đưa vào danh sách nhưng Ares, Hephaestus thì không. Hebe, Helios, Cupid, Selene, Persephone cũng là những vị thần quan trọng, đôi khi được kể vào nhóm 12 vị thần sống trên đỉnh Olympus.

Hades (thần cai quản địa ngục) thường không nằm trong danh sách này. Ông không có vị trí trong thần điện của người Hy Lạp bởi phần lớn thời gian Hades sống ở âm phủ, vương quốc của ông.

Hades, một trong những vị thần không có trên núi Olympus.
Hades (thần cai quản địa ngục). (Ảnh: Internet)

>>> Sự tích bốn mùa trong Thần thoại Hy Lạp

Platon, nhà triết học lừng danh thời Hy Lạp cổ đại liên hệ 12 vị thần đỉnh Olympus với 12 tháng trong năm, và đề nghị tháng cuối cùng đặc biệt vinh dự dành riêng cho Hades và những người đã khuất.

Núi Olympus cách Thesaloniki, thành phố lớn thứ hai của Hy Lạp khoảng 80 km. Với bề dày lịch sử và truyền thuyết mang trong mình, Olympus là ngọn núi mà không ít du khách khao khát muốn khám phá.

Ngọn núi cũng được biết đến với hệ động thực vật phong phú với 32 loài thú, 108 loại chim, nhiều bò sát và các loài rắn, côn trùng, bướm.

Núi Olympus thuộc Vườn quốc gia Olympus, đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên của Hy Lạp được công nhận vào năm 1938. Vườn quốc gia này có mục đích bảo tồn vĩnh cửu môi trường tự nhiên của khu vực, bao gồm cả hệ thực vật, động vật hoang dã, cảnh quan thiên nhiên, cũng như các giá trị văn hóa khác của nó. Nhờ tầm quan trọng của núi Olympus mà đây cũng là ngọn núi đầu tiên được pháp luật Hy Lạp bảo vệ.

Vườn quốc gia Olympus
Vườn quốc gia Olympus. (Ảnh từ wiki-travel)

Nhiều người dễ nhầm giữa hai từ Olympus và Olympia. Olympus là tên ngọn núi, còn Olympia là tên một đồng bằng ở vùng Elis cổ, phía tây Peloponnesus, nơi diễn ra những kỳ thi Olympic cổ đại.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x