9 Nữ Thần Muse: Người trao cảm hứng cho các thi nhân vĩ đại trong lịch sử

23/08/18, 14:20 Tri thức

Trong Thần thoại cổ Hy Lạp, văn minh nhân loại đều do Thần sáng tạo và cai quản. Chẳng hạn văn học nghệ thuật là do Thần Apollo cai quản, dưới Thần Apollo là 9 vị Nữ Thần Muse (hay còn gọi là nàng thơ) cai quản âm nhạc, lịch sử, thơ ca, kịch, v.v..

9 Nữ Thần Muse: Người trao cảm hứng cho các thi nhân vĩ đại trong lịch sử - H1
Tranh sơn dầu trên vải “Minerve chez les Muses“. (Ảnh: Wikipedia)

Âm nhạc sinh ra sớm nhất là khi nào? Trong truyền thuyết, từ thuở sơ khai, Thần đã bảo hộ nhân loại đi qua thời kỳ mông muội, truyền thụ văn hóa để nhân loại bước vào nền văn minh. Đó là Nữ Oa đội đá vá trời, là Prometheus trao lửa cho loài người, là Thần Nông dạy dân làm ruộng, hay như Lạc Long Quân dạy người Việt cách làm nhà sàn, v.v.. Cũng từ “văn hóa Thần truyền” đó mà âm nhạc ra đời.

Ở phương Tây, trong Thần thoại cổ Hy Lạp, văn minh nhân loại đều do Thần sáng tạo và cai quản. Chẳng hạn văn học nghệ thuật là do Thần Apollo cai quản, dưới Thần Apollo là 9 vị Nữ Thần Muse (hay còn gọi là nàng thơ) cai quản âm nhạc, lịch sử, thơ ca, kịch, v.v.. Do đó từ âm nhạc trong tiếng Anh (music) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ (mousike), ý nghĩa là “Nghệ thuật của nữ Thần Muse”.

9 vị Nữ Thần Muse trong thần thoại Hy Lạp là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ từ thời cổ đại. Họ là: Calliope, Clio, Erato, Euterpe, Melpomene, Polyhymnia, Terpsichore, Thalia, và Urania. Họ đều là con gái của Thần Zeus, người cha vĩ đại của các vị thần Hy Lạp, và nữ Thần Mnemosyne (nữ thần ký ức).

Nữ thần Muse: Hiện thân của nghệ thuật

Các nghệ sĩ thời Hy Lạp cổ tin rằng, 9 Nữ Thần Muse chủ yếu sống trên đỉnh Olympia, nhưng đôi khi 9 vị ấy cũng xuống trần thế và truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ. Bởi vậy nên các nghệ sĩ thường nêu tên Thần Muse mình đã “gặp” trước khi biểu diễn. Ví dụ như: “Hôm trước tôi gặp nữ Thần Calliope”. Những người có tài năng nghệ thuật khác cũng nói tương tự. Điều đó nghĩa là gì? Làm cách nào họ có thể truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ?

Các Nữ Thần Muse là hiện thân của văn học, âm nhạc, nghệ thuật, lịch sử,… Trong quá trình nỗ lực sáng tạo của chúng ta, ai cũng đều cần một chút khơi gợi từ các vị thần này.

Tội ác của thế giới

Thần Zeus đưa các Nữ Thần Muse đến với cuộc sống để ăn mừng chiến thắng của những vị thần trên đỉnh Olympia khi đánh bại những thần khổng lồ Titan, và để quên đi tội ác của thế giới. Giọng nói thanh thoát và những điệu nhảy xinh đẹp của họ làm vơi đi nỗi buồn trong quá khứ. Mỗi Thần Muse nắm giữ một lĩnh vực nghệ thuật riêng. Apollo, vị thần của âm nhạc, nghệ thuật và thơ ca, là thầy của họ. Ông là một vị thần rất quan trọng của đền thờ Olympia và cũng là một vị thần nắm giữ nhiều vai trò. Chữa bệnh, ánh sáng, Mặt trời, tiên tri và kiến ​​thức đều thuộc lĩnh vực ông cai quản.

Các Thần Muse theo chân Apollo, ca hát và nhảy múa vui vẻ khi ông dạo chơi qua những cảnh đẹp thiên nhiên trên núi Helicon, nơi họ sống và được thờ phụng.

Các Thần Muse đóng vai trò truyền cảm hứng sáng tạo. Mọi người tin rằng nguồn cảm hứng để viết nên một tác phẩm văn học, một bài thơ hay bất kỳ sáng tác nghệ thuật nào đều nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, vì nó đến từ các nữ Thần Muse.

Một số nhà thơ, hoặc nghệ sĩ ngày nay vẫn thường tìm kiếm cảm hứng từ một nữ Thần Muse, giống như người phụ nữ trong bức tranh Inspiration (tạm dịch: Niềm cảm hứng) của họa sĩ William-adolphe Bouguereau vẽ năm 1898.

Bức tranh Inspiration (tạm dịch: Niềm cảm hứng) của William-adolphe Bouguereau, 1898.
Bức tranh Inspiration (tạm dịch: Niềm cảm hứng) của William-adolphe Bouguereau, 1898. (Ảnh: Wiki)

Người trao cảm hứng cho các thi nhân vĩ đại

Cảm hứng không phải luôn có sẵn khi chúng ta cần. Nó được định nghĩa là “quá trình kích thích tinh thần để cảm nhận hoặc để làm ra một cái gì đó sáng tạo”. Một bậc thầy tâm linh có thể nhận được linh cảm để truyền ra những điều mặc khải thiêng liêng. Nhà thơ thường ngẫu hứng viết nên một bài thơ mà anh ta không biết từ đâu đến – và có thể ngạc nhiên khi đọc lại những gì mình viết. Tác giả hay được hỏi: “Bạn lấy ý tưởng tuyệt vời cho câu chuyện này từ đâu?” Và câu trả lời thường là: “Nó đến với tôi một cách rất tình cờ”, hoặc: “Tôi đã có một giấc mơ về nó”.

Vậy chúng ta có thể tự tập hợp sự sáng tạo và suy nghĩ bên trong mình, hay cảm hứng thật sự đến từ một nguồn thần bí khác là các nàng thơ? Nhiều người tin rằng chính là chín người con gái của Zeus và Mnemosyne đã khơi nguồn và truyền cảm hứng cho chúng ta.

Cảm hứng là khi sự sáng tạo đột nhiên xuất hiện và thường đến từ tiềm thức. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng nguồn cảm hứng đến từ một trong các Thần Muse. Nhà thơ Hesiod của Hy Lạp (khoảng 750 – 650 TCN), chỉ đơn thuần là một người chăn cừu, ông đã được truyền cảm hứng từ các Thần Muse để viết sử thi Theogony (Tạm dịch: Thần Phả) – một bản trường ca bất tử vẫn còn được các học giả hiện nay nhắc đến như một tác phẩm chính của thần thoại Hy Lạp.

Lĩnh vực cai quản của các Thần Muse

Tranh sơn dầu các Nữ Thần Muse.
Tranh sơn dầu các Nữ Thần Muse. (Ảnh: Internet)

Calliope Thần Muse đứng đầu về hùng biện và thơ ca sử thi. Bà được cho là đã truyền cảm hứng cho đại thi hào Homer khi ông viết hai thiên sử thi kinh điển Iliad và Odyssey. Bà bảo hộ các vị vua và hoàng tử giúp họ thực thi công lý và đem đến sự thanh bình cho muôn dân. Calliope là nữ thần của thơ ca, nghệ thuật, hùng biện và âm nhạc. Bà thường cầm trong tay những biểu tượng như một bản ghi, một tờ giấy được cuộn tròn, một cuốn sách hoặc đang đội vương miện.

Clio là người bảo hộ lịch sử và đàn guitar. Ở Hy Lạp cổ đại, tên gọi của “lịch sử”“clio” (bắt nguồn từ Kleos là một từ Hy Lạp chỉ nghệ thuật anh hùng). Bà thường cầm một chiếc kèn bên tay phải và một cuốn sách bên tay trái.

Euterpe trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Người mang lại niềm vui”, bà là nữ thần bảo trợ Âm nhạc. Euterpe đã tạo ra một số nhạc cụ và truyền cảm hứng cho âm nhạc. Bà thường chơi một loại nhạc cụ tên là Aulos (sáo flute đôi).

Melpomene là Nữ thần Ca hát nhưng sau này trở thành Nữ thần của Bi kịch. Bà thường mang một chiếc mặt nạ đau thương, đi loại ủng mà các diễn viên kịch đóng vai bi thường sử dụng, một tay cầm dao hoặc kiếm còn tay kia giữ mặt nạ. Nếu muốn sáng tác ra những lời ca đẹp đẽ thì thần Melpomene sẽ là nguồn cảm hứng bất tận.

Polyhymnia là nữ thần của những vần thơ thần thánh, những bài thánh ca và những bài diễn thuyết. Bà có dáng đứng và khuôn mặt khá trầm ngâm với tư thế đang chống cằm.

Erato là người bảo hộ thơ ca trữ tình và tình yêu. Erato thường đội một vòng hoa kết từ hoa hồng và hoa sim, tay cầm đàn Cithara (đàn lyre) hoặc nắm một mũi tên vàng.

Terpsichore thường được khắc họa với dáng đứng hoặc ngồi bên một cây đàn lyre. Bà được mệnh danh là Nữ thần ca vũ và nhạc kịch.

Thalia là nữ thần của những vần thơ hài hước. Bà thường đeo vòng hoa dây thường xuân, tay cầm mặt nạ hài hước và tay kia cầm một cây roi của những người chăn cừu.

Urania là Nữ thần tạo ra Thiên văn học. Bà có tài đoán trước tương lai dựa vào vị trí của các vì sao. Bà được thừa hưởng năng lực và trí tuệ của thần Zeus cũng như vẻ đẹp và sự ấm áp của nữ thần Mnemosynes. Urania thường mặc một chiếc áo choàng thêu các vì sao, mắt hướng về phía Thiên Đàng và đứng bên một tinh cầu mà bà dùng một cây gậy chỉ vào.

Bức tranh Đỉnh Parnassus

9 Nữ Thần Muse: Người trao cảm hứng cho các thi nhân vĩ đại trong lịch sử - H2
Bức tranh Đỉnh Parnassus. (Ảnh từ i.ytimg)

Họa sĩ Raphael bắt đầu bức tranh này vào cuối 1509, đầu 1510. Chủ đề của bức họa là đỉnh Parnassus, nơi ở của Thần Apollo, các nữ Thần Muse, và những thi nhân vĩ đại trong lịch sử nhân loại.

Ở vị trí chính giữa tranh là Thần Apollo đang chơi đàn, xung quanh ngài là 9 nữ Thần thi ca, 9 vị thi nhân cổ đại, và 9 vị thi nhân nổi tiếng thời họa sĩ Raphael. Thần Apollo và 9 nữ Thần thi ca ở tâm điểm bức tranh với hàm nghĩa là Chư Thần trao nguồn cảm hứng cho thi ca nhân loại.

Nhóm thi nhân dễ nhận ra nhất là Homer, Virgil, và Dante Alighieri. Các thi nhân còn lại được cho là: Plautus, Terence, Ovid, Sannazaro, Cornelius Gallus, Anacreon, Horace, Pindar, Sappho, Alcaeus of Mytilene, Corinna, Petrarch, Berni, Scribe. Trong đó có Sappho là nữ thi nhân duy nhất xuất hiện cùng những nam thi nhân khác.

Không chỉ vậy thần thoại Hy Lạp còn có những câu chuyện gắn liền với sự tích các loài cây được nhiều người yêu thích.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

    Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

x