Nông dân Trung Quốc dự đoán được động đất chỉ nhờ quan sát thiên tượng

22/09/20, 07:05 Tiên Tri

Tờ “Sanjin City News” của Đại lục đưa tin, vào lúc 19 giờ 11 phút ngày 28/3/2009, một trận động đất mạnh 4,2 độ Richter đã xảy ra tại thành phố Nguyên Bình và Hãn Châu. Vào thời điểm đó, Triệu Hồng Bành, một nông dân 57 tuổi ở huyện Phần Tây, tỉnh Sơn Tây, đã đưa ra dự đoán tương đối chính xác về trận động đất này.

Nông dân Trung Quốc dự đoán được động đất chỉ nhờ quan sát thiên tượng  (ảnh 1)
Ảnh chụp tại thị trấn Ánh Tú vào ngày 16/5/2008, khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của trận động đất ở Tứ Xuyên. (Ảnh: EyePress)

Không những thế, hai ngày trước khi trận động đất ngày 12/5/2008 xảy ra ở Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên, ông cũng đã nói ra tiên đoán của mình với dân làng rằng: Trung Quốc sẽ xảy ra một trận động đất lớn, nhưng không rõ địa điểm. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là ông chỉ mới học tiểu học được vài năm và không có bất kỳ thiết bị gì, chỉ dựa vào đôi mắt trần và 30 năm kinh nghiệm quan sát thiên tượng.

Vậy kinh nghiệm của ông từ đâu mà có, Triệu Hồng Bành nói rằng, ông luôn mang theo một cuốn sổ bìa da mềm bên người, ghi chi chít rất nhiều câu nói cổ về khí tượng được thu thập qua nhiều năm, chẳng hạn như: Ngày 15 tháng 8, mây che mặt trăng và có tuyết rơi dày vào đầu năm mới; Vào đầu tháng 8 trời mưa, thì năm tới không cần dùng đến cày bừa…

Ông vẽ trong đó những quan sát của mình về hình dạng mặt trời và đám mây. Ông nói: Qua nhiều năm quan sát và đối chiếu thực tiễn, tôi biết rằng mùa hè năm nay mùa vụ bội thu, mùa thu mùa màng thất bát, hiện tại đúng là như vậy.

Khi phóng viên hỏi: Ông có nghĩ kỹ thuật quan sát thiên tượng bằng mắt thường của ông có mang tính khoa học không?

Ông nói: Chắc chắn có. Tôi không có trình độ văn hóa cao, nhưng tôi biết rằng sự chuyển động của các thiên thể là tuần hoàn, vì vậy sự thay đổi thời tiết cũng mang tính quy luật. Trong lịch sử từ lâu đã có những ghi chép về việc người cổ đại quan sát thiên tượng để sắp xếp mùa vụ canh tác, năm 2004, thị trấn Đào Tự, huyện Tương Phần, phát hiện ra một đài quan sát khí tượng cổ có niên đại hơn 4000 năm, tôi đã chạy đến xem.

Từ các di chỉ tại hiện trường có thể thấy, các phương pháp người xưa sử dụng về cơ bản cũng giống như của tôi. Người xưa nói: 30 năm Hà Đông, 30 năm Hà Tây. Tôi nghĩ câu này không chỉ nói về con người, mà còn nói về thiên nhiên.

Ví dụ khác, người ta thường nói: Kế hoạch của một năm là (lập) vào mùa xuân. Tôi lấy khởi nguồn từ câu này và sử dụng nó để quan sát thiên tượng. Bây giờ mỗi năm trước rằm tháng giêng âm lịch, tôi sẽ đưa dự báo thời tiết một năm, nói chung là không tệ.

Có thể thấy rằng, người xưa quan sát thiên tượng dự đoán về sự vật sự việc không phải là vô căn cứ, mà họ tự có phương pháp của riêng mình. Triệu Hồng Bành tuy chỉ mới học được vài năm tiểu học, nhưng đã quan sát, thực hành và đối chiếu các câu nói cổ và các ghi chép về thiên tượng của người xưa từ thời cổ đại để lại, và cuối cùng đã tìm ra con đường “tự học thành tài”, có thể quan sát thiên tượng bằng mắt thường.

Người Trung Quốc cổ đại quan sát thiên tượng, từ sớm đã được ghi lại trong “Thượng thư- Nghiêu điển”: Nghiêu ra lệnh cho Hy Thị và Hòa Thị, phải kính cẩn tuân theo ý trời mà hành sự, căn cứ vào việc quan sát tình hình mặt trăng, mặt trời và các vì sao để lập nên lịch pháp, thận trọng ghi chép lại thời tiết mùa màng rồi thông báo lại cho dân chúng.

Lại lệnh cho Hy Trọng đến sống trong vùng Oa Di, để họ cung kính chào đón mặt trời mọc, và để dân chúng canh tác trồng trọt vào mùa xuân. Lệnh cho Hy Thúc đến sống ở vùng Nam Giao, để họ quan sát tình hình di chuyển của mặt trời về phía Nam, để hoạch định công việc họ nên làm trong mùa hè.

Sau đó lại ra lệnh cho Hòa Trọng sống ở phía Tây, để họ cung kính đưa tiễn mặt trời lặn, để dân chúng thu hoạch mùa Thu, đồng thời dựa vào những điều này để xác định khi nào là giữa mùa Thu. Lại ra lệnh cho Hòa Thúc sống ở phía Bắc, để họ quan sát tình hình mặt trời chuyển dịch từ Nam sang Bắc, từ đó để xác định lúc nào là giữa mùa Đông.

Người xưa tin rằng, nếu thuận theo thiên thời thì có thể lập nên đại nghiệp. Khổng Tử khi chỉnh lý cuốn “Xuân thu”, lý do ông viết “chính nguyệt” vì ông rất coi trọng thời gian khi bắt đầu một năm. Làm quân vương nên noi theo cảnh tượng trên trời, thuận theo trình tự thời gian tự nhiên. Ông trời hồi đáp lại con người, còn nhanh hơn cả hình ảnh và âm thanh.

Trong số đó, có ghi chép chi tiết hơn trong “Sử ký – Thiên quan thư”: Khi chiêm hậu (quan sát thiên tượng) để xem mùa màng thất bát hay bội thu, nhất định phải quan sát cẩn thận lúc đầu năm. Ngụy Tiên đời Hán đã tổng kết phương pháp bói toán theo tám hướng gió vào ngày Lạp Minh và ngày mồng một tháng giêng âm lịch.

Gió đến từ phía Nam, hạn hán nghiêm trọng; đến từ phía Tây Nam, hơi khô hạn; từ phía Tây, có chiến tranh; từ phía Tây Bắc, đậu tương chín, có mưa nhẹ, sắp có chiến tranh; từ phía Bắc, mùa màng tàm tạm; từ phía Đông Bắc, mùa màng bội thu; từ phía Đông, có lũ lụt lớn; từ phía Đông Nam, dân chúng gặp phải ôn dịch, mùa màng thất bát.

Hướng gió của hai ngày này thuộc về hướng nào trong tám hướng gió, phải căn cứ vào các tình huống khác nhau để so sánh phán đoán, quan trọng nhất là dựa vào cái số nhiều để quyết định, nhiều luôn thắng ít, thời gian dài thắng thời gian ngắn, nhanh luôn thắng chậm…

Hoặc tính số ngày mưa liên tiếp từ ngày mùng một tháng giêng. Đại khái là một ngày trời mưa thì có một thưng lương thực, tối đa là 7 thưng; nếu vượt quá giới hạn, không cần phải bói quẻ nữa. Từ ngày mùng 1 đến ngày 12, sử dụng số ngày của tháng hiện tại để dự đoán hạn hán và lũ lụt trong từng tháng. Đây là chiêm hậu cho đất nước Trung Quốc trong phạm vi hàng ngàn dặm. Nếu muốn chiêm hậu cho toàn thiên hạ, thì phải chiêm hậu toàn bộ tháng giêng.

Vì vậy, Thái Sử Công cho rằng: Từ khi loài người xuất hiện, trong các quân vương có ai là không quan sát thấy sự chuyển động của nhật, nguyệt và các tinh tú? Đến thời Ngũ đế, Tam Đại, đã kế thừa thành tựu của các bậc tiền bối và tiếp nối phát huy chúng.

Phía trong lấy quốc gia Trung Nguyên, phía ngoài lấy Di Địch làm mốc, chia Trung Quốc thành 12 châu, ở trên thì quan sát quy luật vận hành của tinh tượng, ở dưới thì xem quy luật biến hóa của vạn vật. Trời có Nhật nguyệt, đất có m dương. Trời có Ngũ tinh, đất có Ngũ hành. Trời có Liệt túc (các vì sao), đất có Châu vực. Nhật, nguyệt, tinh – tam quang (mặt trời, mặt trăng và các vì sao) là tinh khí do âm dương kết hợp, nguồn gốc của tinh khí là từ mặt đất, do thánh nhân cai quản thống trị.

Chính vì những điềm cát hung của trời đất đều cùng với sự biến đổi của nhân tình thế thái mà sinh ra, nên có những nhà thuật số thời nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu, chuyên quan sát bầu trời, nắm lấy quy luật của đất, thúc đẩy sự thay đổi phi thường của vạn vật, nhận biết được ảnh hưởng tốt và xấu của sự việc. Hiểu thấu sự trừng phạt của đất trời có phải để cảnh tỉnh hay không, giúp ích cho việc cải thiện chính trị và tu sửa đạo đức của người dân.

Có thể thấy, người xưa cho rằng vạn vật trong trời đất đều bắt nguồn từ âm dương ngũ hành, sự biến đổi và phát triển của chúng có mối liên hệ nội tại vô cùng sâu sắc. Nhân đạo vốn dựa vào quốc gia và xã hội, và có quan hệ mật thiết với Thiên đạo, Địa đạo.

Những biến đổi khác thường trên bầu trời có thể gây ra một sự kiện nào đó trên mặt đất; mặt khác, người ta tin rằng một vài sự kiện trên trái đất cũng có thể gây ra một sự biến dị trên bầu trời. Đây là quan điểm người xưa về vũ trụ “thiên nhân hợp nhất”.

Chân Chân (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x