Nội hàm thâm sâu của “Thiên nhân hợp nhất” trải dài lịch sử văn minh phương Đông

04/01/17, 08:00 Khám phá sinh mệnh

“Thiên” và “Thần” trong văn hóa Trung Hoa có nội hàm rất sâu sắc. Một khi hiểu được 2 chữ này ta có thể lý giải được “Thiên nhân hợp nhất”, một trong những tư tưởng quan trọng bậc nhất trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Nội hàm thâm sâu của "Thiên nhân hợp nhất" trải dài lịch sử văn minh phương Đông - ảnh 1
“Thiên” không chỉ đơn giản là bầu trời vũ trụ trên đầu chúng ta. (Ảnh: sina)

Thiên tức là Thần, trở thành nguồn gốc và cũng là đấng bảo vệ văn hóa lịch sử Trung Hoa nói riêng và phương Đông nói chung. Khi nhắc đến “Thần” hoặc “Thượng Đế”, rất nhiều người sẽ nghĩ đến “Đức Chúa trời” trong Cơ đốc giáo của phương Tây, vị thần được giáo dân tín ngưỡng nhất.

Tuy nhiên, thật ra dân tộc Trung Hoa mới là dân tộc yêu Thần, kính Thần nhất. Bởi mọi thứ đều được khởi tạo từ Thần tích, từ trời đất do Bàn Cổ tạo dựng, con người được Nữ Oa tạo ra, đến Đại Đạo phi thăng, Chân Tiên đắc đạo, các vị La Hán tu luyện siêu xuất khỏi Tam giới, tâm đại từ đại bi của Bồ Tát, chí nguyện phổ độ chúng sinh của Đức Phật, thậm chí đất trời sông núi, anh linh của các Thánh hiền, có thể nói vạn vật đều có linh.

Trong sinh hoạt thường ngày, người xưa thường giảng “Trên đầu 3 thước có thần linh“, từ sinh lão bệnh tử, nhân duyên cưới gả, sinh con đẻ cái, con đường học vấn sự nghiệp, tài vận phúc lộc, cát hung thành bại, bất kỳ việc lớn hay nhỏ cũng đều có sự an bài của chư Thần ở các tầng thứ khác nhau. Vậy mới nói Thần có mặt ở khắp nơi.

Thế nào là Thần? Trong ấn tượng trực quan của người phương Đông, Thần rất thánh khiết tốt đẹp, có hình dáng giống như con người. Đây đương nhiên có quan hệ trực tiếp với việc Thần Nữ Oa nặn tượng đất tạo ra con người dựa trên hình tượng của mình. Còn trong văn hóa truyền thống, căn cứ trên chữ Hán, hàm nghĩa của Thần được chứa đựng trong kết cấu của chữ “Thần” (神).

Bên trái chữ “Thần” (神) chính là chữ “Thị” (示), tượng trưng cho Thượng Thiên, là sự điểm hóa và khai thị của Thần và Đạo về thiên địa âm dương đối với thế gian con người. Chữ “Thân” (申) ở bên phải là chữ gốc của “Thần”, trong Giáp Cốt văn là 102871, trong Kim văn là 102872, trong chữ tiểu triện là 102873; nhìn từ nét đặc thù từ chữ Tượng Hình, chữ Hội Ý trong Hán tự, thì nó là hình tượng của hai chữ “nhân” (人) tương phản tương thành (ý chỉ hai vật đối diện và bổ sung cho nhau), tương sinh tương hóa (sinh thành và biến đổi cho nhau) và lại thay đổi liên tục – bắt nguồn từ việc con người được tạo nên dựa theo hình tượng của chư Thần.

Nội hàm thâm sâu của "Thiên nhân hợp nhất" trải dài lịch sử văn minh phương Đông - ảnh 2
Nữ Oa nặn tượng đất tạo ra con người. (Ảnh: Pinterest)

Ngoài ra, nếu nhìn vào hình dạng của chữ “102872” và đồ hình Thái Cực “102881“, thì dễ thấy được rằng chúng có mối liên hệ với nhau. Đây hình tượng vi diệu thể hiện mối quan hệ giữa Đạo gia và cội nguồn văn minh Trung Hoa.

Như vậy nếu chiểu theo “Đạo” mà nói, văn hóa truyền thống có 3 tầng hàm nghĩa, thứ nhất là chỉ nguồn gốc vũ trụ, chân lý Đại Đạo theo nhận thức của Đạo gia. Cho nên, Lão Tử nói, “Đạo khả đạo, phi thường đạo” (Đạo đã có thể nói ra thì không còn là Đạo thông thường). Ông cũng nói, “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật“. Thứ hai là chỉ Thần được gọi trong “Đạo”, như “âm dương bất trắc chi vị Thần” (sự vật biến hóa khôn lường trước gọi là Thần), đều là từ góc độ “Thần” để miêu tả “Đạo”. Thứ ba, Đạo còn có thể chỉ người tu luyện tuân theo pháp lý của Đạo gia.

Tóm lại trong nhận thức văn hóa truyền thống, Thiên Đạo và Thần tạo ra vũ trụ vạn vật, hình tượng và tín tức của Ông không chỗ nào không có.

Cho nên, văn hóa truyền thống từ trước đến nay đều xem trọng thuận theo Đạo và hòa hợp với trời, kính Thần, lễ Phật. Cho dù Nho gia nhấn mạnh tam cương ngũ thường, thì tiền đề cũng là kính thiên thuận đạo, “kính sợ thiên mệnh”, xem luân thường đạo lý nơi thế gian con người là “Thiên Luân”, tức luân thường đạo lý do trời quy định cho con người. Sự sùng kính cao nhất với tổ tiên chính là tôn kính và thờ cúng anh linh tổ tiên theo nghi thức cúng tế Thần, hiểu được đạo tam tài “Thiên Địa Nhân”.

Có thể thấy rõ cội nguồn văn minh của người Trung Quốc cổ đại liên quan đến Thiên. Ví dụ như triều Chu áp dụng 6 chức quan “Thiên, Địa, Xuân, Hạ, Thu, Đông” cai trị thiên hạ. “Cha Trời – mẹ Đất” được xem trọng qua nhiều triều đại, và cũng là lý Âm Dương và Thiên Đạo trong Đạo gia, cho thấy luân lý làm người và hiếu đạo của nho gia.

Lại thêm “Quân vi thần cương” của Đại Nho Đổng Trọng Thư thời Tây Hán (từ 206 TCN – 25 SCN) được luận theo Ngũ Hành tương sinh tương khắc, âm dương của Âm Dương gia và Đạo gia, nó cũng đến từ “Thần sự quân, tử sự phụ, thê sự phu” của Pháp gia Hàn Phi thời Chiến Quốc (từ năm 475 TCN – năm 221 TCN), mở rộng thành “Tam cương ngũ thường” và “Thiên địa quân thân sư” được tôn kính phổ biến đời sau, những điều này đều là lẽ trời, Thiên Đạo trong các thời kỳ khác nhau được diễn dịch ở mức độ khác nhau. Vì người Trung Quốc xem Thiên lý Thiên Đạo là ngọn nguồn văn minh, nên người xưa coi “nghịch thiên phản Đạo“, “khi sư diệt tổ” là đại tội không thể tha thứ.

Nội hàm thâm sâu của "Thiên nhân hợp nhất" trải dài lịch sử văn minh phương Đông - ảnh 3
Đại Nho Đổng Trọng Thư thời Tây Hán là một đại diện tiêu biểu của Nho học. (Ảnh: kknews)

Đến ngày nay, trong hệ thống tư duy của người Trung Quốc vẫn giữ nguyên ký ức đối với Trời, đối với Thần. Vì vậy dù là những người cố chấp miệng nói không tin Thần Phật nhưng khi đến bước đường cùng từ nội tâm cũng sẽ la lên: Trời ơi! Ông Trời ơi!. Cho dù là người cuồng vọng nói không sợ trời không sợ đất, nhưng khi rơi vào tình cảnh vạn kiếp bất phục thì cũng phải “chấp nhận số mệnh”.

“Thiên” này chính là Thần, nhưng Thần có hàm nghĩa càng rộng lớn, phong phú, sâu xa hơn. Mệnh này cũng là thiên mệnh, mệnh số do trời định ra.

“Thiên” trong câu cửa miệng hàng ngày của người Trung Quốc, tuyệt đại đa số đều là chỉ Thiên Đạo, thiên ý, thiên số, thiên mệnh, thiên cơ, Thiên Đế, thiên thần, thiên giới, thiên đường, thiên uy… Cho dù chỉ bầu trời vũ trụ thấy được mà sờ không được trên đầu chúng ta, thì cũng vĩnh viễn thần bí khó lường.

Bởi vì con người là tạo hóa của Trời, của Thần, cho nên bẩm sinh của nhân loại và cũng là thứ trân quý nhất chính là ngây thơ, thiên tính, thiên phú, thiên luân…

Thiên, vĩnh viễn chỉ có “một” trên đỉnh đầu con người, chính là một trong “Đạo sinh nhất” của Lão Tử, cũng là một được “Pháp” sinh ra trong “Đạo pháp tự nhiên”. Cuối cùng cái cao cao tại thượng đó rõ ràng là “Đạo” của người, nhất định là “Pháp” của người.

Câu nói “thiên ngoại hữu thiên“, “Bách tính nhật dụng nhi bất tri” của người xưa đã tiết lộ một thiên cơ cực lớn: Thiên là Thần Minh thống trị con người, với lại thần có rất nhiều cấp độ, có nhiều loại vô cùng, hữu hình hoặc vô hình. Theo cách nói hiện đại , truyền thống Trung Hoa từ xưa đến nây đều là “đa thần luận”. Nhận thức này càng sâu sắc hơn các dân tộc hoặc tôn giáo khác.

Các dân tộc khác đều tôn kính Thần Sáng Thế trong thần thoại lưu truyền đời đời, thậm chí những người cố chấp với loại hình tôn giáo nào đó sẽ bài xích những vị Thần khác. Trên thực tế, Thần khác nhau tạo ra các chủng người và dân tộc khác nhau, truyền xuống hệ thống tín ngưỡng, tu luyện và giáo hóa của những vị Thần tương ứng với dân tộc đó, tôn giáo đó. Cho nên đối với một dân tộc hoặc tôn giáo đặc định nào đó, họ đương nhiên chỉ tín ngưỡng một vị Thần duy nhất. Nhưng trong văn hóa thần truyền Trung Hoa, lại là chúng thần cùng tồn tại cho nên mới có câu “thiên ngoại hữu thiên“. Vì vậy hệ thống văn hóa thần truyền Trung Hoa đã chỉ hướng về tầng diện cao hơn “trên Thần có Thần, ngoài trời có trời”.

Nhân loại từ xưa đến nay đều có một nhận thức chung là vạn vật đều có cùng một nguồn gốc, còn cách nói “thiên ngoại hữu thiên” của người Trung Quốc ý chỉ đến nguồn gốc của vạn vật. Từ thuở ban sơ của nhân loại, trên bầu trời vô biên, tầng tầng lớp lớp các đại khung vũ trụ, nhất định có một tầng trời cao nhất, có vị Thần cao nhất được chúng ta tôn xưng là “Sáng Thế Chủ”. Ngài không những thống trị mà còn tạo hóa ra các tầng tầng trời, đất, Thần, con người và vạn sự vạn vật. Còn mỗi triều đại độc nhất vô nhị trong lịch sử, văn hóa Trung Quốc tựa như từng cõi trời triển hiện ở nhân gian. Chính bởi nội hàm của “Thần” trong văn hóa thần truyền Trung Quốc bác đại tinh thâm như vậy, nên người Trung Quốc cổ đại mới thuận theo Thiên Ý, dùng “Thiên” có hàm nghĩa sâu rộng vô cùng để ca ngợi chư Thần có nguồn gốc khác nhau và Sáng thế chủ – vị Thần thống trị cao nhất “vạn Vương chi Vương, vạn Chủ chi Chủ”.

Cho nên người Trung Quốc vẫn luôn tôn sùng lý niệm “Thiên nhân hợp nhất“, mỗi nhà mỗi tôn giáo thậm chí mỗi người đều có cách lý giải riêng đối với lý niệm thiên nhân hợp nhất này. Thế nhưng dù giải thích thế nào thì nói chung “Thiên nhân hợp nhất” chính là con người phải phù hợp với trời, đạo làm người phải thuận theo Thiên Đạo, ý chỉ của chư Thần, cuối cùng quy tắc phải phù hợp với thiên pháp cao nhất – đại đạo đại pháp của Sáng Thế Chủ.

Iris, theo Kan New York

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x