Vũ trụ hình thành không phải ngẫu nhiên (P.1): Vạn vật trong trời đất đều có quy luật

Nhật nguyệt tinh tú, thiên địa vạn vật, từ xưa đến nay tồn tại độc lập với ý thức của con người, gọi là tự nhiên. Tuy vậy, hết thảy sự tồn tại, vận hành đều không hề ngẫu nhiên, mà đều được an bài tỉ mỉ từ một thế giới vô hình.

Vũ trụ hình thành không phải ngẫu nhiên (P.1): Vạn vật trong trời đất đều có quy luật - H1
Vạn sự vạn vật trên đời đều tồn tại có quy luật của nó. (Ảnh qua Vanhoahoc)

Về nguồn gốc hình thành của vũ trụ, trước nay vẫn có sự tranh luận giữa hai trường phái lớn là Thuyết Sáng Thế và Thuyết Tiến Hóa. Thuyết Sáng Thế cho rằng tất cả đều là ý chí của Thượng Đế, ngay cả những tranh luận không nghỉ về Thuyết Sáng Thế cũng là kiệt tác của Thượng Đế hoặc Tạo Hóa.

Thuyết Tiến Hóa thì nói rằng, tất cả vật chất đều do phân tử lớn nhỏ ngẫu nhiên va chạm mà thành. Vũ trụ do vụ nổ lớn mà ra, từ một điểm vô cùng nhỏ hình thành như ngày nay, hơn nữa còn tiếp tục mở rộng. Rất nhiều thí nghiệm khoa học và các khoa học gia nổi danh cũng ủng hộ điểm này. Trước mắt có thể coi là nhận thức chủ đạo.

Thuyết Tiến Hóa cho rằng nguồn gốc của con người là tiến hóa từ vượn, điều này căn cứ vào học thuyết tiến hóa của Darwin. Đã nhiều năm qua, hai phái lớn duy trì quan điểm của mình. Vậy cuối cùng cái nào đúng, cái nào sai. Hãy xem bài đàm luận bên dưới để suy ngẫm và nhận định.

Thiên thể vũ trụ sắp xếp có trật tự

Chúng ta nhìn khắp bầu trời, vô cùng vô tận những tinh cầu và thiên hà, đầy khắp bầu trời như cỏ dại, không có trật tự, không có quy cách. Nhưng cẩn thận nghiên cứu thì phát hiện ra không hẳn như thế. Chúng ta lấy Hệ Mặt trời làm ví dụ.

Hệ Mặt trời có 9 hành tinh lớn, mỗi hành tinh vận hành theo quỹ đạo riêng. Tốc độ vận hành có liên hệ với nhau mà không nhiễu loạn lên nhau, đi hết một vòng lại bắt đầu. Mỗi hành tinh lại có thiên thể xoay quanh, tự chủ vận hành, chắc chắn không thể có thiên thể của Trái đất tùy ý chạy tới sao Hỏa hay thiên thể của sao Mộc chạy tới sao Thủy.

Mà Hệ Mặt trời chỉ là một tinh hệ bình thường trong Hệ Ngân hà, còn có vô số các Hệ Mặt trời khác tồn tại. Từ ngàn vạn năm nay, con người quan trắc các ngôi sao gần hoặc xa dường như rất tuân thủ quy củ, không giống con người phân tranh không ngừng, hôm nay tốt đẹp cùng ai đó thì tiến gần một chút, nếu không tốt đẹp thì ra xa một chút. Các tinh hệ khác nhau có thể giống như thôn làng của con người, phân bố tại các vị trí và tồn tại trong phạm vi đó.

Cụ thể hơn chút, con người đã biết những tinh cầu bên ngoài đều là tròn, quỹ đạo của nó cũng là tròn hoặc gần tròn. Và vô số các tinh cầu cấu thành các thiên hà cũng có hình thái tròn. Vậy tại sao đều tròn như thế? Nếu hình thành một cách hỗn loạn thì đáng lẽ hình thái của chúng cũng phải có đủ các loại mà không nên chỉ có một loại hình thái như vậy.

Chúng ta không có cách nào đoán được ý định của Chủ Sáng thế đã sáng tạo thiên địa vạn vật, nhưng chúng ta biết rõ, với những hình thể mà con người đã biết thì trừ hình tròn ra đều có hạn, đều có điểm cuối. Chỉ có hình tròn là vô hạn, hết vòng lại bắt đầu, vô cùng vô tận, không đầu không cuối. Đây có phải là một trạng thái tồn tại tốt đẹp nhất, là một hình thức rộng lớn nhất?

Nhìn vào vi quan, vật chất có phân tử, nguyên tử, proton, quark, neutrino và các hình thức tồn tại khác,… con người thường bị giới hạn trong cái khung nhận thức của khoa học hiện đại, nên chỉ có thể nhận thức đến mức ấy. Thêm nữa, các trạng thái khác và mức độ cao hơn nữa khẳng định là có, chỉ là chúng ta không nhận thức đến mà thôi.

Chỉ riêng những hiện tượng và trạng thái này, chúng ta cũng có thể cảm giác khá rõ ràng rằng sự vật tồn tại hẳn là có sự an bài, mà không phải được tạo thành một cách tùy tiện. Bởi vì bản thân mỗi vật đều có quy luật và nguyên tắc để tuân theo mà không phải hỗn loạn.

Vũ trụ to lớn, sức người không thể đi đến cùng tận. Con người rất khó biết vũ trụ vĩ đại với vô vàn tinh cầu vì lý do gì mà tồn tại. Nhưng chúng ta có thể lấy sự tồn tại của bản thân nhân loại làm đối chiếu, để tìm lý do tồn tại và nhận định ý nghĩa tồn tại của nó.

Vũ trụ hình thành không phải ngẫu nhiên (P.1): Vạn vật trong trời đất đều có quy luật - H2
Vũ trụ to lớn, sức người không thể đi đến cùng tận, con người rất khó biết vũ trụ vĩ đại với vô vàn tinh cầu vì lý do gì mà tồn tại. (Ảnh: Khaimo)

Ở mức vi quan mà nhìn thì cơ thể con người chúng ta cũng là một hệ thống lớn với vô số tế bào, phân tử cấu thành. Xét riêng một tế bào hay phân tử thì chúng ta không phán đoán ra ý nghĩa của nó, nhưng khi chúng ta nhìn rộng ra sẽ phát hiện sự liên hệ giữa các phân tử, liên hệ giữa các tế bào.

Cũng giống như nhìn riêng Trái đất thì cũng là một tinh cầu cô lập, nhưng khi nhìn rộng ra thì nó là bộ phận tổ thành Hệ Mặt trời và Hệ Mặt trời là một phần tổ thành của Hệ Ngân hà và tiếp đến là vũ trụ.

Đối với cơ thể người mà nói, chúng ta biết, phân tử tổ hợp thành tế bào, tế bào cấu thành tứ chi, da thịt, cơ, lục phủ ngũ tạng, thần kinh, xương cốt,… của chúng ta. Mà tất cả đều có rất ý nghĩa, thiếu cái gì cũng không được. Cá nhân là thành viên của gia đình, gia đình lại cấu thành nên xã hội. Xã hội nhân loại phồn vinh hình thành nên văn minh nhân loại.

Vì thế chúng ta có thể nói rằng, thiên thể vũ trụ mà chúng ta đã biết có lẽ có cùng lý do và ý nghĩa tồn tại. Chỉ là lý do này lớn vượt qua phạm vi nhận thức của chúng ta.

Thiên địa vạn vật tồn tại có quy luật

“Trăng sáng có tự khi nào; nâng chén rượu lên hỏi trời cao; không biết cung điện trên trời đêm nay là năm nào”. Từ xưa tới nay, con người luôn khổ sở tìm cầu lý do và ý nghĩa của sự tồn tại của nhân loại, trời đất, vạn vật. Đối diện với trời đất mênh mang, vạn vật vô cùng như vậy, rất nhiều người đều đặt câu hỏi, tìm kiếm.

Lão Tử trong “Đạo Đức Kinh”, Khuất Nguyên trong “Ly Tao” hay sớm hơn nữa là trong “Sơn Hải Kinh”, “Kinh Dịch”…v..v đều tìm kiếm sự liên hệ tương hỗ giữa sự tồn tại của vạn vật. Văn hóa cổ đại Trung Quốc đối với vấn đề này luôn giữ một cách nhìn đó là “Thiên nhân hợp nhất”, con người và vạn vật trong trạng thái hài hòa kéo dài vài nghìn năm.

Trời cao có Nhật, Nguyệt; thế gian có Âm, Dương. Mặt trời mọc và lặn, ngày con người đi làm việc, tối về nghỉ ngơi. Ngày sáng sủa làm việc, có ánh sáng rực rỡ, những thứ nhỏ bé cũng hiện ra; đêm có ánh trăng tỏ mờ, ánh sao mờ nhạt, con người chuẩn bị nghỉ ngơi, cảm giác mệt mỏi càng rõ, phù hợp để đi ngủ.  

Mặt trời mỗi ngày đều xuất hiện, do vậy gọi là “nhật”. Ánh trăng thay đổi trong một tháng do vậy gọi là “nguyệt”. Mặt trời, Mặt trăng có chức năng của mình, phối hợp nhau lại càng tăng thêm sức mạnh. Mặt trời lúc ẩn lúc hiện, Mặt trăng lúc tròn lúc khuyết, có mọc có lặn, phương hướng xuất hiện rất tự nhiên mà thú vị. Nếu như cứ treo mãi trên cao mà không thay đổi thì con người cũng có ngày chán ghét.

Thể tích của Mặt trời và Mặt trăng không giống nhau. Đường kính Mặt trời gấp 387 lần Mặt trăng, nhưng cự ly giữa Mặt trăng và Trái đất xảo diệu làm sao khiến cho nhìn từ Trái đất hai quả cầu to như nhau. Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất nhưng các vệ tinh của các hành tinh đã biết đều tự quay mà Mặt trăng lại không quay. Luôn hướng một mặt về phía Trái đất.

Trái đất quay quanh Mặt trời một vòng, đi hết chu kỳ ấy gọi là “năm”; Mặt trăng quay quanh Trái đất một vòng và thời gian đi hết chu kỳ ấy gọi là “tháng”, thời gian mọc rồi đến lúc lặn của Mặt trời gọi là “ngày”. Trái đất tự quay sản sinh ra ngày đêm, vòng quanh Mặt trời sinh 4 mùa và 24 tiết khí. 24 tiết khí này tương ứng với gió, sương, mưa, tuyết. Con người căn cứ vào đó mà xuân trồng cấy đến thu thì gặt hái.

Tất cả mọi thứ chỉ có thể lý giải vì đến từ một sự sắp đặt hữu ý, tuyệt đối không phải may mắn mà thành được.

Đồng thời vật lý, hóa, sinh vật, y học, tâm lý, cơ học thiên thể… rất nhiều dữ liệu khoa học đã biết như định lý, định luật, quy định cho đến giới tự nhiên đã phát hiện rất nhiều quy luật như “Sương mù lên thì không ra ngoài, sắp tan thì đi vạn dặm”,..v..vv.. Ở phương diện địa chất thì ví dụ quá nhiều không thể nói hết. Tất cả tuyệt đối không phải ngẫu nhiên mà hình thành, nó chỉ có thể từ sự sắp đặt của đại trí huệ, tuy vậy chúng ta cũng không biết căn nguyên của ý định sắp đặt này là gì.

Chỉ có từ sự sắp đặt kỳ diệu có chủ ý thì mới có thể giải thích hợp tình hợp lý tất cả. Dù là biến đổi của thiên thể vũ trụ hay xã hội nhân loại thay đổi, phát triển đều chỉ là nằm trong sự an bài sẵn.

(Còn tiếp)

Phúc Hải (Theo Secretchina)

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x