Nỗi ám ảnh của những người sống sót sau vụ tấn công hóa học ở Syria

09/04/17, 11:30 Cuộc sống

Vụ tấn công bằng khí độc tại thị trấn Khan Sheikhoun ở miền bắc Syria đã gây ra cái chết cho hơn 80 người, trong đó có rất nhiều trẻ em. Những người còn sống đang phải trải qua những giây phút kinh hoàng.

Gần 100 người thiệt mạng, bao gồm cả 11 đứa trẻ vô tội cùng hàng trăm người khác bị thương sau cuộc tấn công hóa học tại Syria. (Ảnh: Ryb.ru)
Hơn 80 người thiệt mạng, bao gồm 11 đứa trẻ vô tội cùng hàng trăm người khác bị thương sau cuộc tấn công hóa học tại Syria. (Ảnh: Ryb.ru)

Hơn 80 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công vào thị trấn do phe đối lập kiểm soát hôm 4/4. Mỹ cáo buộc chính quyền Syria đứng sau vụ việc, trong khi Nga bác bỏ và chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad cũng khẳng định không bao giờ dùng vũ khí hóa học.

AP dẫn lời người dân và các bác sĩ cho hay nhiều người bỏ chạy khỏi đây vẫn chưa dám quay về do lo sợ hít phải khí độc còn sót lại hoặc phải hứng chịu thêm một vụ tấn công khác. Những người thiệt mạng được chôn cất ở các rãnh hào.

Mazin Yusif, 13 tuổi, mất tổng cộng 19 người thân trong gia đình sau vụ tấn công bằng chất hóa học tồi tệ nhất từ trước tới nay tại Syria.

“Cháu tận mắt thấy một vụ nổ ngay trước nhà của bà. Cháu lao vào nhà bằng chân đất và nhìn thấy ông cháu, đang ngồi, dường như không thể thở nổi”, Yusif cho biết. “Cháu cũng chóng mặt rồi ngất đi. Lúc tỉnh dậy, cháu thấy mình nằm trên giường, không mặc quần áo”.

Cậu bé Mazin Yusif. (Ảnh: CNN)
Cậu bé Mazin Yusif. (Ảnh: CNN)

“Cháu nghĩ mình đang ở một phòng khám nào đó tại Khan Shaikhoun. Cháu quay sang người đàn ông nằm giường bên và nói ‘chúng ta cần đi khỏi đây. Máy bay sẽ tiếp tục tấn công'”, Yusif  cho hay.

Những người hàng xóm đã báo cho Yusif biết rằng, ông nội, các anh em của cậu bé đều đã chết sau vụ tấn công.

Nước mắt lăn dài trên má, Yusif xót xa đếm lại những thân nhân đã bỏ mạng, tổng cộng 19 người. Đến đây, giọng cậu bé lạc đi vì không thể kìm nổi cảm xúc. Khuôn mặt cậu bé nhăn nhó, đôi mắt đỏ hoe, đẫm lệ. Yusif thả người xuống chiếc ghế nhựa nơi hành lang bệnh viện, nức nở.

Là một trong vài người may mắn thoát chết ở một ngôi nhà gần trung tâm của vụ tấn công, những hình ảnh về người em họ và người cô đã thiệt mạng cứ bủa vây lấy tâm trí Fatima Alyousef.

Cô òa khóc khi nhớ lại cảnh tượng đưa người cô đang thở hấp hối lên mái ngôi nhà hai tầng của họ để tránh khói. Vì không thể dìu người cô lên cầu thang, Fatima đã gọi chú xuống giúp đỡ nhưng ông cũng ngã khuỵu ngay bên cạnh người chị gái.

“Tôi cố gắng dìu cô ấy nhưng không thể. Tôi yếu quá”, cô kể.

Cô đã đưa người em họ 17 tuổi vào phòng tắm để rửa mặt bằng nước nhưng cũng chẳng ích gì. Cô bé cũng qua đời trong vòng tay của Fatima. Khi vụ tấn công kết thúc, có tới 25 người trong đại gia đình của cô gái 24 tuổi đã thiệt mạng.

Abdul-Hamid Alyousef, 29 tuổi, bế hai con song sinh đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Anh cũng mất vợ, hai anh em trai, các cháu và nhiều người thân khác. (Ảnh: AP)
Abdul-Hamid Alyousef, 29 tuổi, bế hai con song sinh đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Anh cũng mất vợ, hai anh em trai, các cháu và nhiều người thân khác. (Ảnh: AP)

3 ngày sau vụ tấn công, thị lực của Alaa Alyousef, một người sống sót khác, vẫn còn mờ mờ và bị cơn mất ngủ giày vò. Anh biết mình may mắn mới thoát nạn nhưng rất lo lắng về hậu quả lâu dài của vụ tấn công.

“Chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra với mình. Ảnh hưởng của nó đã chấm dứt chưa? Những đứa trẻ liệu có ổn không?”, Alaa nói.

Chàng trai 27 tuổi kể rằng người anh họ Abdul-Hamid Alyousef đang chịu đựng cơn đau thần kinh hàng đêm và cũng gặp vấn đề về thị lực sau khi mất vợ và hai đứa con song sinh 9 tháng tuổi. “Tình trạng của anh ấy rất, rất tệ”, Alaa nói.

Bản thân anh còn bị ám ảnh bởi ký ức về những người thân đã thiệt mạng, những nụ cười của họ. Những người anh em họ của Alaa đã chết gần một sân bóng nơi họ hay chơi đùa và ở lại cả đêm. “Bây giờ nó trở thành cánh đồng của những thi thể”, anh nói.

Bác sĩ Mohammed Hassoun, hiện đang làm việc tại một trung tâm y tế ở thị trấn Sarmin chia sẻ: “Những nạn nhân của vụ tấn công đã được đưa tới nhiều cơ sở y tế trên khắp tỉnh Idlib. Trong đó, trung tâm của chúng tôi phải tiếp nhận 18 nạn nhân trong tình trạng nguy kịch.

Khí độc chlorine không thể khiến nạn nhân bị co giật mạnh như vậy. Tôi nghi ngờ đây là do chất độc sarin hoặc hỗn hợp nhiều loại chất độc thần kinh khác”.

Hình ảnh đau lòng về những đứa trẻ là nạn nhân trong cuộc chiến hóa học tại Syria - Ảnh 7.
Những đứa trẻ ngây thơ phải gánh chịu nỗi đau quá lớn sau cuộc tấn công khủng khiếp trên chính quê hương mình.

Bác sĩ phẫu thuật Osama Abo Elezz, quê ở Khan Sheikhoun nhưng hiện cư ngụ tại Thổ Nhĩ Kỳ, đã băng qua biên giới và trở về quê nhà ngay khi biết tin về vụ tấn công. Lúc đó các máy bay vẫn còn lượn trên đầu ông. “Đó là một thị trấn ma”, ông nói.

Những cuộc gọi cấp cứu liên tiếp đổ chuông khi các nhân viên y tế tức tốc tới khu vực bị ảnh hưởng để di chuyển những thi thể khỏi các hầm ẩn nấp hoặc cung cấp oxy cho những người ban đầu dường như vẫn bình thường nhưng sau đó xuất hiện các triệu chứng.

Một đứa trẻ bị gãy dập đôi chân khi cố gắng chạy tới nơi trú ẩn an toàn. (Ảnh: Getty)
Một đứa trẻ bị gãy dập đôi chân khi cố gắng chạy tới nơi trú ẩn an toàn. (Ảnh: Getty)

Một gia đình có 6 trẻ em đã được chuyển tới chỗ ông ngay sau khi ông có mặt tại thị trấn. Tuy nhiên, tất cả đều không qua khỏi. “Nước bọt sủi trên mép họ, mắt họ đỏ ngầu và máu mũi chảy ra”, ông kể.

Những con chim và mèo cũng bị chết trong vụ tấn công. Ông Elezz và các bác sĩ, nhân viên cứu hộ đã thu thập bằng chứng tại hiện trường để cung cấp cho các cơ quan quốc tế điều tra vụ việc.

“Giết người bằng khí hóa học tàn nhẫn không kém gì bom thùng, bom chân không hay giết người trong những trại giam”, người bác sĩ nói. “Có nhiều nguyên nhân gây tử vong, nhưng rút cuộc, người Syria vẫn đang ngày càng thiệt mạng nhiều hơn mà cộng đồng quốc tế không quan tâm”.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x