Nỗi ám ảnh bị chụp mũ “phản động” của người dân Trung Quốc

21/08/15, 22:36 Trung Quốc

“Phản động” là một “cây gậy” được chính quyền Trung Quốc sử dụng thường xuyên để tấn công những ai có tư tưởng đối lập hoặc không thuận theo ý nó, qua hàng thập kỷ người dân phải e dè, sống trong sợ hãi, vậy “phản động” thực chất là gì mà ghê gớm vậy?

aaa

Có người nói hai từ “phản động” được trích trong cổ văn từ xưa như: “phản giả Đạo chi động, nhược giả Đạo chi dụng” ( trở lại là cái động của Đạo, yếu mềm là cái dụng của Đạo) trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, được dùng để giải thích cho ý nghĩa của nó (đi ngược lại, quay trở về), vốn không mang hàm nghĩa gì sai trái.

Lấy một thí dụ: Một ngày nào đó, bốn người là A, B, C, D đi ra ngoài du lịch, họ bàn nhau đến lúc nào đó mỗi người sẽ rẽ ra các hướng Đông, Nam, Tây, Bắc; như vậy A là phản động C, B là phản động D (có thể nói ngược lại, C là phản động của A, D là phản động của B).

Nhưng nhiều “phản động” như vậy đang đi cùng với nhau, chẳng ai sẽ cảm thấy rằng A là tội nhân gì đó của C, B là tội nhân gì đó của A, họ cũng không tự dưng coi nhau như thù địch.

Nhưng dưới sự tẩy não của chính quyền Đảng CSTQ qua hàng trăm năm, “phản động” đã trở thành một tội danh, nhưng cụ thể là tội danh gì thì không nói được rõ, nó ngụ ý ai đó chống lại, hay thù địch, nhưng cụ thể ra sao thì vẫn rất mơ hồ

Thật ra, phản động mà chính quyền nước này dùng, chẳng qua chính là không có cùng ý kiến hoặc phản đối chính quyền Đảng CSTQ, điều này trong xã hội tự do là chuyện bình thường, bởi vì sự vật đều có tính chất hai mặt, những gì chính quyền thích không hẳn là mọi người đều thích, những gì chính quyền phản đối không hẳn là mọi người đều phản đối, điều này thì lại có gì là sai?

Người ta cho rằng cái chính quyền nước này, hoạt động như một tà giáo, không có lý trí và văn minh như xã hội bình thường nên rất nhạy cảm điều gì phản đối nó chính là có tội, chính là “phản động”.

Thực chất, hai từ “phản động” này có khởi nguồn từ thời cách mạng Pháp, từ gốc là “réactionnaire”, những người ủng hộ dân chủ sẽ bị quy chụp là đi ngược lại “trào lưu tiến hóa” của Cách mạng Cộng sản Pháp thời bấy giờ. Hai từ này sau nhiều lần thay hình đổi dạng đã đi vào Trung Quốc như chúng ta nghe thấy ngày nay.

Xã hội phương Tây hiện không có ai dùng hoặc thậm chí định nghĩa phản động là gì, một số ít nước như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên… vẫn còn áp dụng.

Hai từ “phản động” đã trở thành một điều cấm kỵ ở Trung Cộng, mọi người hễ nói đến mặt liền biến sắc.

Ngoài ra, “phản động” mà chế độ độc tài này áp dụng cũng luôn “phản động” nhau.

Ví dụ thời Liên Xô còn cộng sản, vì hùa theo khí thế Liên Xô, cũng kêu gọi Trung Quốc phải thành lập liên bang, ai mà chủ trương thống nhất thì bị quy cho là phản động, nhưng hiện nay Trung Quốc lại phản đối tư tưởng “đất nước phân chia”, ai mà lên tiếng đòi ly khai thì bị chụp ngay vào cái mũ “phản động”.

Trong thời kỳ kháng chiến, để lấy lòng dân thì đảng luôn hô lớn “dân chủ và nhân quyền”, bây giờ thì lại gọi những nghị luận yêu cầu “dân chủ và nhân quyền” là “ phản động”.

Những năm 50, 60 chế độ nước này coi tư bản, tư sản là “phản động”, là đối tượng phải bị triệt tiêu, nhưng hiện tại cán bộ Đảng CSTQ từ trên xuống dưới lại là những tư bản, sở hữu lượng tài sản kếch xù, nhưng chẳng ai gọi họ là “phản động” cả.

Những năm 70, Đảng tuyên bố Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình là thành phần “phản động”, nhưng chỉ chục năm sau, Đảng CSTQ xoay lại tung hô các nhân vật này như “khai Đảng công thần” nên được học tập tư tưởng.

Cũng chính là nói “phản động” của chính quyền Trung Quốc không cố định: Qua thời gian nó cứ tự “ phản động” với chính nó, mà nội bộ cũng “phản động” lẫn nhau, giống câu chuyện ngụ ngôn xưa kể về rắn hai đầu, một đầu muốn đi như thế này, một đầu khác lại muốn đi như thế kia, cuối cùng hai cái đầu quay ra đánh nhau.

Ngày nay, việc quy chụp này không phát huy tác dụng nhiều như trước nữa, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, và đặc biệt là các chính sách hà khắc của chính quyền nước này ngày càng dồn dân đến đường cùng.

Việc “lạm dụng thuốc” sẽ gặp tác dụng phụ, việc càng dùng nhiều chiêu thức chụp mũ càng khiến dân Trung Quốc hiểu rõ hơn bản chất thật sự của chính quyền Đảng CSTQ.

Tiểu Thiện – theo Tiểu Phụng từ Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x