Bí ẩn những viên đá thủy tinh hàng chục triệu năm tuổi – Dấu tích bom nguyên tử thời tiền sử?
Những viên đá thủy tinh có niên đại hàng chục triệu năm trên sa mạc Sahara là một trong những bí ẩn kỳ lạ nhất Ai Cập. Kỳ lạ ở chỗ, dị vật này có mặt với số lượng rất lớn ở Ai Cập ngày nay nhưng lại có niên đại vượt xa lịch sử của cả nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Cùng lúc, nó lại mang dáng dấp của nền khoa học kỹ thuật hiện đại, là sản vật của một phân ngành vật lý học mới chỉ manh nha vào khoảng thời gian cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đó chính là những viên “cát hóa thủy tinh”, “cát hóa kính”, đá thạch anh, đá thủy tinh, những viên ngọc trong mờ với độ tinh khiết lên đến gần như tuyệt đối trên sa mạc Sahara ở Châu Phi, phần giáp ranh giữa Libya và Ai Cập.
Dù đã có mặt ở đây hàng chục triệu năm, nhưng chỉ đến năm 1932, những viên đá thủy tinh này mới bắt đầu được biết đến rộng rãi bởi giới khoa học, khi Patrick Clayton, một nhà khảo sát của Cục Địa chất Ai Cập, tình cờ phát hiện ra chúng khi lái xe xuyên qua vùng sa mạc Great Sand Sea.
Các viên đá thủy tinh kỳ lạ
Có rất nhiều hòn đá kiểu này nằm trên một vùng sa mạc rộng lớn trải dài hàng trăm kilomet, với tổng khối lượng lên đến hàng nghìn tấn. Một số tảng đá có thể nặng đến hàng chục kg, nhưng hầu hết có dạng các viên đá nhỏ, góc cạnh, trong suốt pha nhiều màu sắc đa dạng từ vàng nhạt, vàng đậm, vàng xanh lục, trắng sữa, cho đến xám đen.
Được cấu thành từ khoáng vật sillica (SIO2), những viên đá này có mức độ trong suốt và tinh khiết gần như hoàn hảo, lên đến 98-99%. Một bài viết với tựa đề “Câu đố của lớp cát (Riddle of the sand)” trên tờ tạp chí khoa học Anh New Scientist số ra năm 1999 thậm chí đã nhận định đây là những hòn đá silica tinh khiết nhất từng được tìm thấy trong tự nhiên.
Có lẽ chính bởi lý do đó mà một viên đá như vậy đã được mài giũa thành viên ngọc màu xanh lục tuyệt đẹp hình con bọ hung, được đính trên vòng cổ trang sức của Pha-ra-ông Tutankhamun nổi tiếng. Hiện vật này được lưu trữ tại Bảo tàng Cairo, Ai Cập.
Nguồn gốc bí ẩn
Các viên đá thủy tinh này bắt nguồn từ đâu? Kể từ khi phát hiện cho đến nay, có vô số giả thuyết được đưa ra, nhưng dường như vẫn chưa có một câu trả lời chính thức. Một giả thuyết phổ biến là các viên đá thủy tinh này được sinh ra khi một thiên thạch cực nóng, với nhiệt độ cực lớn rơi xuống khu vực này, biến đổi cát sa mạc thành thủy tinh. Trên thực tế, cát và thủy tinh chỉ là hai biến thể khác nhau của silica (SIO2), cát khi được nung nóng qua mức nhiệt độ nhất định sẽ biến thành thủy tinh.
Tuy nhiên theo phân tích thành phần hóa học và vật lý, loại đá thủy tinh trên sa mạc này rất khác với loại đá thủy tinh hình thành từ một vụ va chạm thiên thạch.
Đồng thời cũng không có bất kỳ hố va chạm thiên thạch nào được tìm thấy trong khu vực. Do đó giả thuyết này đã bị bác bỏ, bởi không khả thi.
Cũng có người cho rằng một nguồn nhiệt lượng cực đại để hình thành những viên đá trên có thể bắt nguồn từ một vụ phun trào núi lửa trong quá khứ. Tuy nhiên, cũng không có bất kỳ núi lửa nào – đang hoạt động hay không hoạt động – được biết đến trong khu vực gần nơi có những viên đá.
Cũng có một giả thuyết khác cho rằng, những viên đá thủy tinh tinh khiết này có thể là thành quả sau khi sét đánh vào cát. Nhưng sản phẩm này, gọi là Fulgurite, hay lưỡi tầm sét, thường có cấu trúc dạng hình ống và nhỏ hơn các viên đá thủy tinh cỡ lớn trên sa mạc.
Sau khi tất cả những giả thuyết hình thành tự nhiên của các viên đá thủy tinh này lần lượt bị bác bỏ với những sơ hở khác nhau, bí ẩn ngày càng trở nên bí ẩn. Vậy rốt cuộc loại hiện tượng nào có thể làm gia tăng nhiệt độ của cát sa mạc lên đến ít nhất 1.800 độ C, để biến nó thành những mẩu thủy tinh cứng màu vàng-xanh lục?
Albion W. Hart, một trong kỹ sư đầu tiền tốt nghiệp Đại học MIT, một trong những trường đại học về kỹ thuật và công nghệ bậc nhất thế giới, đã từng đi qua vùng sa mạc này và rất kinh ngạc khi nhìn thấy những viên đá thủy tinh màu xanh lục nằm rải rác trên bề mặt cát nơi đây. 50 năm sau, trong một lần tình cờ đi ngang qua khu vực Cát trắng ở Alamogordo, bang New Mexico – khu vực thử bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới – một cảnh tượng quen thuộc xuất hiện trước mắt ông; những viên đá thủy tinh trên mặt cát còn sót lại tại di chỉ trông rất giống với những gì ông từng được nhìn thấy vào 50 năm trước trên sa mạc Libya – Ai Cập.
Một điểm nhấn đáng lưu ý là, phạm vi phân bổ các viên đá thủy tinh ở Alamogordo nhỏ gấp 1 phần 10.000 lần so với tại sa mạc Libya – Ai Cập. Nói cách khác, nếu quả thực đây là một vụ nổ hạt nhân, thì nó phải có sức công phá mạnh gấp 10.000 lần vụ thử bom hạt nhân đầu tiên thế giới. Nếu là vậy, thì vụ nổ hạt nhân trên sa mạc Sahara này xảy ra vào lúc nào?
Giới chuyên gia đã tiến hành thẩm định niên đại hình thành các mẫu đá dựa trên phương pháp định tuổi theo vết phân hạch (Fission track dating). Kết quả thu được cho thấy mốc niên đại rơi vào tầm khoảng 28-29 triệu năm tuổi, tức thuộc Thế Oligocen hay thế Tiệm Tân (một thế địa chất kéo dài từ 33,9 tới 23 triệu năm trước).
Phải chăng một vụ nổ hạt nhân cổ đại đã xảy ra tại đây vào 28-29 triệu năm trước, hình thành nên những viên ngọc thủy tinh lấp lánh trên sa mạc Sahara này? Phải chăng từ hàng chục triệu năm trước, đã từng tồn tại một nền văn minh với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến với khả năng sử dụng năng lượng hạt nhân, nhưng vì một lý do chưa rõ nào đó, đã biến mất không dấu tích trong dòng sông dài của lịch sử?
Một giả thuyết thoạt nghe có phần hoang đường, nhuốm màu sắc khoa học viễn tưởng, nhưng dưới ánh sáng của các phương pháp thực chứng khách quan, đã chứng minh tính đúng đắn của nó.
Không đâu xa, ngay tại phía bên kia của châu lục này, ở khu vực Trung Phi, tại nước Cộng hòa Gabon, một lò phản ứng hạt nhân cổ đại với niên đại lên đến gần 2 tỷ năm tuổi đã được phát hiện. Phát hiện tình cờ này xuất hiện khi một nhà máy ở Pháp nhập khẩu quặng thô uranium tại đây, và bất ngờ khi nhận thấy một mẫu quặng thô nhập về đã được chiết luyện và đã bị sử dụng.
Đây là một phát hiện chấn động, bởi lẽ xứ Gabon khi đó, một nước thuộc thế giới thứ ba với nền khoa học kỹ thuật có thể được coi là chậm tiến lạc hậu, không thể có đủ trình độ để khai thác năng lượng hạt nhân từ quặng thô uranium.
Nhiều khoa học giả từ các nước đã kéo đến địa điểm mở quặng uranium khi đó để tiến hành đo đạc nghiên cứu. Họ đã rất chấn động khi nhận ra mỏ quặng uranium này không hề thô sơ chút nào, bởi nơi đậy từng tồn tại cả một nhà máy khai thác chiết luyện quặng uranium, một lò phản ứng hạt nhân cổ đại được vận hành liên tục trong 500.000 năm, với tuổi thọ lên đến 1,8 tỷ năm tuổi. Thật khó tin khi con người đã biết khai thác năng lượng hạt nhân từ thời điểm đó.
TS. Glenn T. Seaborg, cựu giám đốc của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ và là người giành giải Nobel Vật lý cho công trình tổng hợp các nguyên tố nặng, cũng nhận định đây không phải là một hiện tượng tự nhiên, mà phải là một lò phản ứng hạt nhân do con người xây dựng. Mà những khám phá kiểu này không chỉ có một cái, hai cái, mà có rất nhiều trên toàn cầu, ở khắp các châu lục khác nhau.
GS. J. Robert Oppenheimer là người được mệnh danh là “cha đẻ của bom nguyên tử” bởi vai trò của ông trong Dự án Manhatttan thời Thế chiến II, dự án chế tạo phát triển những quả bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình xoay quanh vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên tại New Mexico vào năm 1965, ông đã bình luận:
“Giờ đây ta đang trở thành Tử thần, kẻ hủy diệt thế giới”.
Câu nói bất chợt thốt ra khỏi miệng ông này là một câu trích trong tác phẩm Bhagavad Gita, một văn bản tiếng Phạn của Ấn Độ cổ. Câu trích này nằm trong một đoạn nội dung miêu tả một thảm họa mang tính toàn cầu được gây ra bởi “một vũ khí vô tiền khoáng hậu chưa được biết đến, một tia sắt [năng lượng]”.
Trong một dịp giảng bài tại Đại học Rochester, một học sinh đã đứng lên hỏi Oppenheimer rằng liệu quả bom được phát nổ tại New Mexico có phải là quả bom hạt nhân đầu tiên được phát nổ trên thế giới. Ông đã trả lời một cách khá bí ẩn:
“Vâng, tất nhiên rồi. Ít nhất là trong thời hiện đại”.
Phải chăng Oppenheimer đang ám chỉ đến những vụ nổ bom hạt nhân từng được tiến hành trong một thời quá khứ xa xưa nào đó trên Trái Đất, của một nền văn minh phát triển rực rỡ đã mất tích mà chưa được nền lịch sử chính thống ngày nay ghi nhận?
Theo DKN