Những thói quen xấu gây hại cho khả năng thính giác của bạn
Không chỉ nghe nhạc to mới gây nguy hiểm cho đôi tai. Uống rượu, hút thuốc, vệ sinh tai không đúng cách… sẽ dần khiến bạn mất thính giác.
1. Uống nhiều rượu
Các chuyên gia cảnh báo, uống nhiều rượu có thể gây trở ngại cho khả năng phân tích và xử lý âm thanh của não, đặc biệt ở những tần số thấp hơn. Nồng độ cồn cao trong máu tạo ra một môi trường độc hại ở tai trong, gây nguy hiểm cho các tế bào lông của ốc tai. Vùng vỏ não trung tâm phân tích thính giác có thể sẽ co lại ở những người uống rượu quá mức.
2. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ nghe kém, lãng tai lên đến 70%. Còn nhiễm liên tục khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đến 1/3. Nguyên nhân là vì các hóa chất được tìm thấy trong khói thuốc lá – bao gồm formaldehyde, arsenic và hydrogen cyanide – có khả năng gây tổn thương tai giữa và các tế bào lông ở tai trong.
3. Nghe nhạc quá to
Theo Viện Quốc gia về chứng điếc của Mỹ, khoảng 15% người Mỹ trong độ tuổi 20-69 gặp vấn đề về thính giác do tiếp xúc với âm thanh quá lớn. Theo bác sĩ Richard, để tai tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài chính là nguyên nhân khiến màng nhĩ bị ảnh hưởng, từ đó làm khả năng nghe các âm thanh khác trong cuộc sống giảm sút.
Nếu những người xung quanh có thể nghe được âm thanh phát ra từ tai nghe, chứng tỏ bạn đang nghe nhạc quá to.
Vì vậy để bảo vệ đôi tai bạn nên thực hiện thao tác sau:
– Trước hết, để chèn củ tai bên trái bạn hãy dùng tay phải nắm vành tai trái kéo nhẹ lên phía trên và hơi hướng ra ngoài. Tiếp đến há miệng ở một mức độ vừa phải để làm giãn nở ống tai đồng thời nhét củ tai vào trong ống tai. Sau cùng, xoay nhẹ phần củ tai sao cho cảm giác thật thoải mái rồi tiến hành với củ tai còn lại.
– Khi tháo tai nghe, bạn cũng phải nhẹ nhàng xoay phần củ tai và rút ra từ từ nhằm tránh thay đổi áp suất không khí đột ngột, có thể gây ảnh hưởng đến màng nhĩ. Và quan trọng là phải thường xuyên vệ sinh tai cũng như phần đệm silicon của tai nghe.
– Bạn nên điều chỉnh âm lượng nhỏ hơn 2/3 mức cho phép (khoảng 60-70 dB), không nên nghe âm thanh lớn hơn (90-100 dB) vì sẽ tổn thương ốc tai. Chỉ nên đeo headphone dưới 2 giờ/ngày.
4. Vệ sinh tai không đúng cách
Dùng ngón tay ngoáy vào tai: Thói quen này gây nhiều nguy hiểm cho bạn bởi móng tay thường chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng cao. Bệnh tiểu đường sẽ cản trở dòng chảy của máu đến tai. Các chất chống viêm trong máu không được sản sinh để ngăn ngừa vi khuẩn ở bộ phận này.
Dùng vật nhọn ngoáy tai: Nhiều người có thói quen dùng các vật ngoáy tai bằng kim loại cứng, hoặc bất cứ đồ vật gì cứng nhọn như đầu bút, que nhọn, ghim giấy. Việc dùng những vật cứng này ngoáy tai sẽ làm vùng tai giữa bị tổn thương và đưa vi khuẩn vào gây viêm nhiễm tai giữa, nguy hiểm hơn là mất đi hoàn toàn thính giác.
Ngoài ra bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bởi vì sức khỏe răng miệng kém cho phép vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu, thu hẹp và ngăn chặn các động mạch dẫn đến não. Điều này cũng có thể gây gián đoạn tiếp nhận tín hiệu từ dây thần kinh thính giác.
Hà My
Bài viết trên chỉ mang tính tham khảo.
Xem thêm: