Những quan chức Phòng 610 và quả báo bi thảm vì bức hại người tu luyện
Công việc ở Phòng 610 của Trung Quốc được coi như cái “bẫy chết người”. Trong 16 năm qua, vô số nhân viên ở cơ quan này đã bị tai nạn giao thông, ung thư, chết bất đắc kỳ tử, tự sát, tuyên án, cách chức… Có thể thấy rõ, chức vụ ở cơ quan này đồng nghĩa với “chức vụ chết”.
Theo lệnh của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bấy giờ là Giang Trạch Dân, Phòng 610 đã được thành lập vào ngày 10/6/1999 nhằm giám sát cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc. Tổ chức này chịu trách nhiệm báo cáo lên cấp lãnh đạo Trung ương của Đảng và thâm nhập vào tất cả các cấp chính quyền.
Với quyền lực vượt trên cả cảnh sát và hệ thống tư pháp, tổ chức này có hiệu lực trên cả pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của nó là tiêu diệt Pháp Luân Công. Các văn phòng trực thuộc Phòng 610 có mặt tại tất cả các cấp của các cơ quan chính phủ, các tổ chức và các doanh nghiệp nhà nước.
Trong suốt 17 năm ĐCSTQ tiến hành bức hại Pháp Luân Công, “Phòng 610” có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các chiến dịch tuyên truyền trên toàn quốc, tẩy não và ngược đãi những học viên Pháp Luân Công vô tội.
Một ví dụ có thể đưa ra là ông Trần Hồng Huy tại huyện Hoa Nam, tỉnh Hắc Long Giang. Ông đã bắt giữ 16 học viên; trong đó, hai học viên đã bị bỏ tù và hai học viên bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức.
Khi học viên cảnh báo ông nên dừng việc tham gia bức hại để tránh hậu quả do những việc làm sai trái này gây ra thì ông Chen đã cao giọng nói: “Mọi người thường nói rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nhưng tôi không tin điều đó. Trên thực tế, tôi là một người trung thành tuyệt đối với Đảng”.
Vài ngày sau đó, xe ô tô của ông Trần đã bị đâm vào một cái cây và ông đã qua đời trong tai nạn đó.
Nhiều cán bộ khác của tổ chức này cũng gặp phải những số phận tương tự.
Các khu vực có các trường hợp cán bộ gặp quả báo
Mặc dù các học viên đã cố cảnh báo các nhân viên của Phòng 610 dừng việc tham gia vào cuộc bức hại, nhưng một số lượng lớn các cán bộ dường như đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo đó. Một số người nghi ngờ rằng những bi kịch xảy ra với các quan chức là quả báo cho những hành động của họ.
Theo thông tin nhận được từ trang Minghui.org, ít nhất 783 cán bộ Phòng 610 đã phải chịu hậu quả gây ra do việc tham gia vào bức hại. Trong đó, 656 người (chiếm 72.1%) thuộc các Phòng 610 độc lập, 140 người (17.9%) thuộc các văn phòng liên lạc tại sở cảnh sát và 78 người khác (10.0%) thuộc các văn phòng liên lạc của các cơ quan chính phủ khác.
Dưới đây là các khu vực địa lý có các trường hợp cán bộ đã phải gánh chịu hậu quả do việc tham gia bức hại, các khu vực này trải khắp cả nước ngoại trừ Tây Tạng. Ngoài ra, các tỉnh có số lượng các trường hợp gánh chịu hậu quả nhiều nhất là hai tỉnh Hà Bắc và tỉnh Hắc Long Giang. Đây là những nơi mà cuộc đàn áp đã diễn ra tàn bạo nhất.
Các trường hợp này xảy ra tại tất cả các cấp chính quyền, từ lãnh đạo Đảng ở Trung ương một mạch cho tới các cấp ở quận huyện và thị trấn. Năm quan chức ở cấp chính quyền trung ương đã bị hạ bệ vì các lý do khác nhau.
Năm quan chức Phòng 610 ở chính quyền trung ương chịu quả báo
- Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Bộ Công An (giai đoạn năm 2002-2007) là Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp Luật nhiệm kỳ năm 2007-2012. Năm 2007, ông lên thay La Cán và đứng đầu Nhóm lãnh đạo Phòng 610. Đến cuối năm 2013, ông bị điều tra và bị kết án vào Tháng 6/2015 với án tù chung thân.
- Sau 7 năm giữ chức phó trưởng Ban Tuyên truyền trung ương, Lý Đông Sinh được bổ nhiệm chức giám đốc Phòng 610 từ Tháng 10/2009 đến Tháng 12/2013. Ông cũng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công An trong cùng giai đoạn đó. Sau khi đã tận lực đàn áp Pháp Luân Công thông qua công tác tuyên truyền vào bạo lực, năm 2013 ông đã bị điều tra về tham nhũng và bị kết án 15 năm tù vào năm 2016.
- Lưu Kinh, giám đốc Phòng 610 từ năm 2001-2009, đóng vai trò là công cụ thi hành chính sách bức hại của Giang Trạch Dân. Sau đó ông ta được chuẩn đoán bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối.
- Lý Lam Thanh, giám đốc đầu tiên của nhóm lãnh đạo Phòng 610 và là cựu Phó Thủ tướng, là người chỉ đạo cuộc bức hại Pháp Luân Công trong những ngày đầu. Sau khi cháu họ của ông ta bị cảnh sát đánh đập đến chết vào năm 2001 và chứng kiến hậu quả mà các quan chức khác gặp phải do bức hại những người vô tội, ông đã từ chức khỏi vị trí này.
- Chu Bản Thuận và thành viên khác của nhóm lãnh đạo Phòng 610 đã bị bắt giữ vào Tháng 7/2015 để điều tra.
Các trường hợp gặp quả báo khác ở các cấp chính quyền thấp hơn
- Trương Lệ Tân, trưởng Phòng 610 cấp huyện tại quận Kỳ, tỉnh Hà Nam. Trong một cuộc họp năm 2001 nhằm lên kế hoạch hành động đối với các học viên Pháp Luân Công tại địa phương, ông ta bị nôn ra máu, bất tỉnh và chết ngay sau đó.
- Lưu Địch Hoa, trưởng Phòng 610 cấp quận tại thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây đã qua đời vào Tháng 1/2004 trong khi đang tắm cùng với tình nhân tại nhà.
- Trịnh Hữu Khuê, trưởng Phòng 610 cấp huyện tại quận Pi, tỉnh Tứ Xuyên, qua đời tháng 5 năm 2006 sau khi bị sét đánh. Cơ thể ông đã bị bỏng nghiêm trọng.
- Khách sạn Lạc Dương tại tỉnh Hà Nam từng là khách sạn tốt nhất khu vực. Tuy nhiên, sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, khách sạn này thường được Phòng 610 thuê để tổ chức các buổi tẩy não nhằm buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ. Quản lý khách sạn đã phải đệ đơn tuyên bố phá sản vào đầu năm 2006. Một vụ cháy lớn vào Tháng 5 năm đó gần như đã phá hủy toàn bộ tầng thứ tư của khách sạn.
Bài học chưa từng biết
- Vương Thư Hàn, trưởng Phòng 610 cấp quận tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã ngược đãi các học viên một cách tàn nhẫn. Khi một học viên cố gắng can ngăn thì ông Wang đã phản ứng lại: “Tôi không sợ quả báo. Tôi đã bỏ tù nhiều học viên và tôi chẳng làm sao cả”. Sau đó ông đã qua đời trong một tai nạn xe hơi trong khi lái xe từ Song Dương tới Trường Xuân vào Tháng 6/2010.
- Lưu Vượng, một nhân viên của Phòng 610 tại Thiên Tân, từng đánh đập nghiêm trọng ba học viên. Lưu không tin rằng làm việc ác sẽ bị trừng phạt và phải đền tội và anh ta đã nói: “Ngay cả khi cuộc sống của tôi có ngắn đi 10 năm thì tôi vẫn sẽ đánh anh”. Liu đã đổ bệnh sau đó và chết trên đường đến bệnh viện.
- Lý Bính Toàn, nhân viên Phòng 610 tại một ngôi làng ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông đã nói: “Tu luyện chỉ vô nghĩa thôi. Nếu anh có thể tu luyện thành công, tôi sẽ sẽ chết ngay trước mặt anh”. Vài ngày sau đó, Lý đã đổ bệnh mà chết.
- Phùng Cửu Vĩ, nhân viên Phòng 610 tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã được chuẩn đoán bị hoại tử mô xương. Cho rằng căn bệnh của mình có thể liên quan tới vị trí của mình trong cuộc bức hại, anh ta đã từ chức khỏi vị trí làm việc của mình. Anh đã nói với những người khác rằng: “Nếu tôi biết sớm hơn, tôi đã không làm việc tại Phòng 610. Tôi vui vì mình đã dừng lại kịp thời, nếu không thì bây giờ tôi đã chết rồi”.
Theo Minhhue.net