Những phiến đá được chạm khắc kỳ lạ ở Mông Cổ

25/07/15, 18:30 Tin Tổng Hợp

Xuyên qua những cánh đồng cỏ ở miền bắc Mông Cổ và miền nam Siberia, hàng trăm cự thạch rải rác được chạm khắc bí ẩn, dường như để mô tả con tuần lộc đang bay.

Được gọi là đá hươu hay đá tuần lộc, những phiến đá thẳng đứng này có độ cao từ 3 đến 15 m. Các đỉnh đá thường là bằng phẳng, tròn hay dạng bị đập vỡ.
Những thanh đá thường được định hướng với khuôn mặt được trang trí nằm ở phía đông và xuất hiện theo những nhóm nhỏ hay tập trung trong những nhóm lớn hơn, thường được chôn vào gò đá mà được gọi là “Khirigsuur” trong ngôn ngữ bản địa.
Hiện có hơn 900 phiến đá hươu ở Trung Á và Nam Siberia, riêng ở Mông Cổ là chiếm tới 700 phiến.
Những tính năng độc đáo của phiến đá được cho là tượng đài được người du mục ở thời đại đồ đồng dựng lên, khoảng 3.000 năm trước.
Đá hươu thường được làm bằng đá granit hoặc đá xanh, tùy thuộc vào khu vực mà những phiến đá được chôn sẽ cho thấy mật độ phong phú của loại đá nào được sử dụng để chạm khắc nhiều hơn.
Hình ảnh tuần lộc được khắc họa trên phiến đá nổi bật mà gần như được tìm thấy ở tất cả các loại đá hươu.
Ban đầu đá có hình ảnh rất đơn giản của con tuần lộc, nhưng theo thời gian, các mẫu thiết kế tăng lên dần, đặc biệt là trong từng chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ hơn.
Một khoảng cách 500 năm đã đưa đến sự xuất hiện phức tạp của những họa tiết khi người ta mô tả con tuần lộc đang bay.
Tuần lộc được mô tả như đang bay trong không trung, chứ không chỉ đơn thuần là chạy trên mặt đất. Đôi khi con tuần lộc giữ một cụm đèn trần hay hình ảnh liên quan đến mặt trời trong đôi gạc của chúng.
Tuần lộc và mặt trời là một sự liên tưởng rất phổ biến của pháp sư ở Siberia hay hình xăm trên cơ thể của những chiến binh được chôn cất chứa hình xăm của tuần lộc có đặc điểm là đôi gạc được trang trí cùng với những đầu chim nho nhỏ.
Hình ảnh của những con tuần lộc bay cách điệu này có lẽ tượng trưng cho sự chuyển hóa tinh thần của pháp sư từ lúc còn ở mặt đất cho đến lúc ở trên trời: Mô tả cuộc sống trần gian với cuộc sống trên thiên đàng.
Vì hình ảnh tuần lộc xuất hiện trong những hình xăm của chiến binh, có thể chúng được tin tưởng là mang đến điềm lành, bảo vệ cho các chiến bình tránh khỏi các thế lực nguy hiểm.
Một giả thuyết khác là hình ảnh của tuần lộc phục vụ như một người hướng dẫn để giúp những linh hồn chiến binh đến thiên đàng an toàn.

Theo Tuệ Tâm
Zing

Theo Tấm Gương

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

x