Những nguy cơ tiềm ẩn về loại thuốc tiêm xóa nhăn Botox

26/06/19, 08:17 Sức khỏe

Khi bạn bước chân vào thẩm mỹ viện, tư vấn viên sẽ đưa ra lý lẽ để thuyết phục bạn sử dụng dịch vụ tiêm xóa nhăn Botox. Nếu không đủ tỉnh táo, có thể bạn sẽ bị thuyết phục bởi những lập luận “nghe có vẻ đúng” nhưng hóa ra lại không phải như vậy. 

Để níu kéo tuổi xuân tươi trẻ của mình, các quý bà và quý ông hiện nay rất ưu ái tiêm xóa nhăn Botox.
Để níu kéo tuổi xuân tươi trẻ của mình, các quý bà và quý ông hiện nay rất ưu ái tiêm xóa nhăn Botox. (Ảnh: Boclinic)

Sức hút lớn từ quảng cáo “có cánh”

Những năm gần đây, chị em phụ nữ truyền tai nhau một phương pháp kỳ diệu xóa nếp nhăn hiệu quả mà không đau đớn. Đó là tiêm thuốc chống nhăn Botox, dịch vụ này được quảng cáo có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện và làm giảm các vết nhăn ở đuôi mắt hay ở trán.

Bên cạnh nhiều bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ triển khai phương pháp này thì một số cơ sở thẩm mỹ tư nhân khác cũng đã “khởi động” dịch vụ chích thuốc chống nhăn. Một bác sĩ thẩm mỹ cho biết, vì đây là một phương pháp không cần dao kéo, không chảy máu và có vẻ khá là an toàn nên nó còn được… âm thầm thực hiện ở một số cơ sở làm đẹp chỉ có chức năng cắt, uốn tóc.

Thoạt đầu, một số ca sĩ, người mẫu, diễn viên điện ảnh tiêm Botox để “giữ mãi nét thanh xuân”. Và không chỉ xóa vết nhăn, có người còn tiêm Botox để làm đầy cặp má hóp, cằm lẹm, hoặc làm cho hai góc hàm trước đây vốn bạnh ra trở nên thon gọn hơn. 

Dần dà, các thẩm mỹ viện bằng các chiêu thức quảng cáo, đã khiến những người có tiền – cả đàn ông lẫn đàn bà – phần lớn đã có tuổi cũng tìm đến với niềm tin Botox là một loại thần dược, cải lão hoàn đồng dù họ biết rằng nó chỉ “cải” được một thời gian.

Phương pháp này có sức hút khá lớn đối với những chị em có nhiều vấn đề về da như: nám da, sạm da hay các nếp nhăn tại đuôi mắt, trán, quanh miệng… Theo đánh giá của những người đã từng tiêm Botox, thuốc có tác động nhanh, bắt đầu có hiệu quả sau 24- 48 giờ, mạnh nhất sau 2 tuần và có thể kéo dài từ 3- 6 tháng.

Trên các trang web trên mạng, một số thẩm mỹ viện cũng không tiếc lời đăng những  quảng cáo “có cánh”: “Không đau khi tiêm, độ an toàn cao, đơn giản, có hiệu quả ngay, chỉ định rộng rãi, không cần phải chuẩn bị gì trước, không cần thời gian hồi phục và không ảnh hưởng đến công việc của bệnh nhân”.

Botox liệu có thực sự an toàn?

Hãy cẩn thận trước khi làm đẹp với tiêm botox vì đó thực sự là những “con dao 2 lưỡi” vô cùng nguy hiểm
Hãy cẩn thận trước khi làm đẹp với tiêm botox vì đó thực sự là những “con dao 2 lưỡi” vô cùng nguy hiểm. (Ảnh: Tiền Phong)

Một số tư vấn viên nói rằng: Nếu bạn tìm từ khóa ‘Paracetamol gây tác dụng phụ nghiêm trọng’ trên google, bạn sẽ thấy hàng loạt tin. Nhưng chưa có tin nào cho thấy Botox gây chết người. Vậy mà Paracetamol vẫn được bày bán khắp các hiệu thuốc mà không cần kê toa. Botox thì chưa có tin nào như vậy, kể ra đây là loại thuốc an toàn nhất”. 

Điều đó không đúng. Bởi vì người ta tìm đến Paracetamol để điều trị bệnh, có thể có sẵn những tổn thương gan mà chỉ cần một lượng paracetamol quá liều sẽ gây ra nguy cơ dẫn tới tình trạng phải cấp cứu, trong khi Botox lại tiêm cho người khỏe mạnh.  

Botox là loại thuốc tiêm để ngăn chặn cử động cơ, mà chúng ta thường gọi là “thư giãn” cơ, được ứng dụng để xóa nếp nhăn động trong ngành thẩm mỹ như các nếp nhăn chân chim, nếp nhăn gian mày.  

Cho đến hiện nay, tác dụng phụ lâu dài của loại thuốc này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Như vậy, việc bạn khuyên một người bình thường tiêm một loại thuốc “chưa rõ tác dụng phụ về lâu dài” sẽ khác với việc bạn đưa viên thuốc Paracetamol cho một bệnh nhân đang bị sốt cao nhức đầu. 

Tác dụng phụ của Botox chỉ do kỹ thuật tiêm chưa tốt? 

Các tác dụng phụ được báo cáo hiện nay của Botox đều là tác dụng phụ ngắn hạn, chỉ như cảm cúm (đau đầu, mệt mỏi cơ), hoặc sụp mí mắt, cười lệch do kỹ thuật tiêm chưa đúng. Nhưng tác dụng phụ về lâu dài trên hệ thần kinh thì đến nay chúng ta vẫn chưa biết rõ.

Vì vậy, khi nhắc tới tác dụng phụ, bạn không thể chỉ nhắc tới tác dụng phụ ngắn hạn, mà bỏ quên tác dụng phụ dài hạn vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. 

Tiến sĩ Ayham al-Ayoubi, chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ hàng đầu của Bệnh viện thẩm mỹ Harley Street, Anh, từng nói: “Nếu được sử dụng để làm mềm các đường nhăn trên trán, Botox cho kết quả rất tốt. Nhưng nếu dùng nó để tiêm vào phần dưới của khuôn mặt thì nó sẽ tạo ra ‘khuôn mặt đông lạnh’, chưa kể nó còn có thể gây chết người”. 

Mặc dù nguy cơ này khá hiếm, nhưng các bác sĩ thẩm mỹ đã ghi nhận một số trường hợp sốc phản vệ sau khi tiêm Botox, dẫn đến suy hô hấp rồi tử vong. Nếu làm đẹp mà phải đánh đổi bằng tính mạng, thì liệu ai còn dám thử? 

Gương mặt Madonna cứng đơ không khác gì tượng sáp
Gương mặt Madonna cứng đơ không khác gì tượng sáp. (Ảnh: Canacopegdl)

Ranh giới giữa “y đức” và “thất đức” thật mong manh

Tây y là sự chọn lựa cân bằng giữa lợi ích và tác hại. Nếu bạn bị bệnh thì trong thâm tâm bạn nghĩ rằng cần phải uống thuốc. Mặc dù bất kỳ loại thuốc nào cũng chuyển hóa qua hai đường chính: gan và thận, đều tích tụ chất độc trong cơ thể. Nhưng đứng trước nguy cơ bệnh lý thì người ta vẫn chọn uống thuốc.

Tuy nhiên, về làm đẹp có hai trường hợp: trường hợp thứ nhất bạn rất muốn làm thủ thuật thẩm mỹ, ngay cả phẫu thuật, bất chấp tác dụng phụ lâu dài có được biết rõ hay chưa, chỉ để được đẹp trong một thời gian ngắn. Như vậy bạn vẫn chọn lựa phương pháp này. Đó cũng là lý do Botox được chấp nhận.

Nhưng trường hợp thứ hai: bạn hoàn toàn không quan tâm đến nếp nhăn đó, nhưng do cơ chế thị trường, người bán sản phẩm luôn muốn tạo ra nhu cầu. Thẩm mỹ viện sẽ liên tục nói rằng: “Chiếc cằm của bạn không ổn! Trông không tương xứng với chiếc mũi và gò má của bạn!”

Bạn nghe đi nghe lại 5- 10 lần thì bắt đầu nghĩ rằng chiếc cằm của mình đúng là không ổn thật! Mình nên làm gì đó, như tiêm một ít botox để thư giãn cái cơ đang co rúm lại kia, giúp cho chiếc cằm được dài ra một chút. Như vậy, liệu tư vấn Botox ở trường hợp này có còn đúng với y đức?

Trên thực tế, botox chỉ có tác dụng làm thả lỏng các cơ trong một thời gian nhất định, nó không làm biến mất các nếp nhăn, chỉ làm quá trình co cơ không diễn ra trong thời gian tiêm botox, sau từ 4 – 6 tháng, gương mặt bạn lại xuất hiện các nếp nhăn như cũ.

Bởi vậy, để duy trì sự tươi trẻ tạm thời đó, bạn cần tiếp tục bơm botox với đợt trị liệu sau kéo dài hơn đợt trị liệu trước. Việc này dễ dẫn đến tâm lý nghiện bơm botox để bảo trì sắc đẹp, ngăn chặn tiến trình lão hóa. Và khi bạn nghiện botox, sớm muộn thì bạn cũng sở hữu một gương mặt cứng đơ như tượng sáp do dùng quá liều.

Botox là gì?

Là một chất đạm (protein), Botox được Hãng dược phẩm Allergan ở Irvine, bang California, Mỹ, chiết xuất từ một loại vi khuẩn yếm khí có tên Clostridium Botulinum Type A – là loại vi khuẩn thường thấy trong đồ hộp, nhất là thịt hộp, cá hộp, xúc xích, sữa nước, sữa bột quá hạn sử dụng, rất nguy hiểm nếu ăn vào. 

Thoạt đầu, Botox được dùng để trị chứng căng cơ quá mức, hoặc bệnh bại não, cơn đau nửa đầu và một số bệnh về mắt như co thắt mí mắt. Sau đó người ta phát hiện ra hiệu quả “trẻ hóa” của Botox khi làm biến mất nếp nhăn trên mặt một cụ già 60 tuổi. 

Và thế là Botox trở thành phương thuốc thẩm mỹ thần kỳ. Tháng 12/1989, khi nó được Cơ quan Quản lý dược phẩm, thực phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận về độ an toàn, đồng thời cho phép lưu hành rộng rãi trên thị trường để chữa các bệnh liên quan đến cơ mặt.

Đến năm 2002, FDA tiếp tục cho phép ứng dụng Botox trong lĩnh vực thẩm mỹ. Chỉ riêng năm 2003, đã có 1,1 triệu người Mỹ tiêm Botox, trong đó các ngôi sao ca nhạc, điện ảnh lừng danh thế giới như Madonna, Nicole Kidman là “đệ tử trung thành”.

BS. Đỗ Quyên

BS Đỗ Quyên

BS Đỗ Quyên

CTV trang TinhHoa.net. Bác sĩ Tây y, chuyên khoa da liễu, thông thạo nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Trung và có đam mê đặc biệt với Đông y. Thông qua việc đọc và nghiên cứu y học cổ Trung Hoa, cô mong muốn giúp đọc giả có thêm góc nhìn sâu sắc và toàn diện về các phương thức chăm sóc sức khỏe hay Đạo dưỡng sinh trong mối tương quan với y học hiện đại phương Tây.

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x