Những lỗ khoan hoàn hảo trên đảo Corse – Bằng chứng công nghệ tiên tiến thời cổ đại
Những lỗ khoan tinh xảo phát hiện tại di chỉ khảo cổ trên đảo Corse (Corsica) được tạo ra dựa trên kỹ thuật có độ khó rất cao. Phải chăng đây chính là bằng chứng của một nền công nghệ tiên tiến cổ xưa đã bị mất tích?
Những bằng chứng về công nghệ tiên tiến thời cổ đại vẫn luôn được tìm thấy trên toàn cầu. Trong đó, các di chỉ nổi tiếng nhất về công nghệ cổ đại có lẽ là ở Puma Punku, Bolivia và Abusir, Ai Cập.
Tuy nhiên, các vết tích tương tự cũng được tìm thấy ở châu Âu, chính xác là ở đảo Corse, phía nam nước Pháp trong vùng biển thuộc Địa Trung Hải.
Tại đây, người ta không chỉ phát hiện dấu vết của những cấu trúc khổng lồ mà còn có những lỗ khoan bí ẩn. Các học giả chính thống cũng không thể hiểu và giải thích đầy đủ về chúng. Điều đặc biệt là những lỗ khoan gây tò mò này lại trông khá giống với những lỗ khoan được tìm thấy tại Puma Punku và Abusir.
Lần theo lịch sử, chúng ta sẽ thấy từ năm 1284, Corsica lần lượt bị Genoa và Pháp cai trị. Tuy nhiên trước đó, nơi đây từng là thuộc địa của những quốc gia hùng mạnh quanh Địa Trung Hải như Hy Lạp, Etruscans, Romans, Carthaginians. Đồng thời, hòn đảo này vẫn luôn có người sống trong thời kỳ đồ đá mới và đồ đồng.
Những lỗ khoan được tìm thấy trên hòn đảo này khiến cho các học giả chính thống đặt ra nhiều giả thuyết. Phải chăng các lỗ khoan đó được người La Mã hoặc người Hy Lạp tạo ra? Cũng có thể chúng đã tồn tại trong thời kỳ xa xưa hơn? Điều đặc biệt là loại công nghệ nào đã được sử dụng để tạo ra chúng?
Thật kỳ lạ, những lỗ khoan được thao tác trên đá bazan vốn cực kỳ khó làm, vì vậy mũi khoan không thể làm bằng đồng hay hợp kim của nó, nếu bạn cố khoan bằng mũi khoan bằng đồng, nó sẽ bị mòn ngay lập tức.
Điều này khiến người ta tự hỏi loại công nghệ cổ đại nào có thể tạo ra những lỗ khoan này?
Một số hình ảnh cho thấy những đường khoan rất “ngọt”. Quan sát kỹ chúng ta có thể thấy, chắc chắn một loại công nghệ tiên tiến đã được áp dụng vào công trình này, không thể thông qua lao động thủ công mà đạt được, tất cả những điều này đã tạo nên sự huyền bí xung quanh các công trình.
Cho đến nay, những học giả chính thống vẫn chưa thể đưa ra lời giải thích hợp lý cho những câu hỏi xoay quanh các công trình này. Và thật thú vị khi biết rằng những lỗ khoan như thế được tìm thấy ở khắp nơi trên toàn cầu. Liệu đây có phải là bằng chứng của sự kết nối giữa các nền văn minh tiên tiến thời tiền sử?
Hoàng An