Những hiểu lầm thường gặp dẫn đến ngược đãi người sắp lâm chung

03/08/16, 05:00 Tri thức

Hiện nay, nhận thức của mọi người về lâm chung rất mơ hồ, đa số đều hiểu sai nên dẫn đến những hành động vô tình ngược đãi người bệnh.

20150119163755854
Nhiều người hiểu sai về lâm chung nên dẫn đến những hành động vô tình ngược đãi người bệnh.

Một nam thanh niên 22 tuổi gặp tai nạn xe, và được đưa đến bệnh viện cấp cứu, cậu ta trong lúc hấp hối không thể nói gì.

Trong 3 tiếng đồng hồ sau đó, bệnh viện không cho người thân vào thăm, rồi tiếp đó cứ 2 tiếng đồng hồ lại cho 1 người vào thăm 5 phút. Khi không có ai bên cạnh, cậu ta đã ra đi.

Trong khoảng thời gian chờ đợi dài đằng đẵng, bạn gái của anh ta cũng đành phải ủ rũ ra về, bố mẹ cũng mệt mỏi, tinh thần suy xụp ngủ thiếp đi, chỉ khi y tá cho họ biết cậu đã tử vong thì họ mới vội tỉnh dậy. Bởi vì không thể gặp mặt cậu lần cuối để nói lời từ biệt nên người nhà cảm thấy rất thống khổ.

Trị liệu quá mức chính là một kiểu ngược đãi người sắp lâm chung

Trường hợp trên vẫn chưa phải là tàn nhẫn nhất. Kỳ thực, đối với người sắp lâm chung thì trị liệu quá mức cũng là một kiểu ngược đãi.

dialysis_1_3227470b
Điều trị quá mức cũng là một kiểu ngược đãi người sắp lâm chung.

Trong những ngày cuối đời, bệnh nhân thường bị động nhận điều trị quá mức. Có một số bệnh nhân cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vẫn phải tiếp nhận sự đau đớn từ trị liệu. Một điều cực đoan khác là trị liệu không đủ, nói cách khác chính là bệnh nhân chịu đựng đau đớn và khó chịu tới tận lúc chết cũng không được giải thoát hoàn toàn.

Vậy trong khoảng thời gian cuối cùng của cuộc đời rốt cuộc người bệnh có trạng thái như thế nào? Trong lúc một người tiến gần đến cái chết, cơ thể họ có biến đổi gì? Chúng ta nên làm gì, không nên làm gì? Làm sao để họ thoải mái trong những ngày cuối đời?

Trong thời gian lâm chung thường là 10-14 ngày (có khi chỉ có 24 tiếng đồng hồ), bác sĩ nên chuyển từ giúp bệnh nhân “phục hồi sức khỏe” sang “giảm nhẹ đau đớn”.

Làm gì khi bệnh nhân sắp lâm chung mất nước, nuốt rất khó khăn?

Vì lượng máu tuần hoàn giảm mạnh nên da của người bệnh sẽ vừa ẩm vừa lạnh. Lúc này bạn đừng nghĩ rằng cần đắp chăn để giữ ấm, thực tế lại ngược lại, bạn chỉ cần đắp một chút chăn lên tay chân họ, vì đa số bệnh nhân lúc hấp hối đều rất khó chịu khi bị chăn đè lên người.

Hô hấp suy kiệt khiến cho người sắp lâm chung thở rất khó khăn, theo suy nghĩ thông thường thì lúc này nên cho người bệnh thở oxy. Nhưng họ đã mất khả năng sử dụng khí oxy, lúc này dù cấp bao nhiêu oxy cũng không thể giúp họ thoát khỏi tình trạng “đói khát hô hấp”.

dt_141121_pt_on_O2_800x600

Cách làm đúng: Mở cửa sổ và bật quạt để không gian thông thoáng. Ngoài ra, việc sử dụng morphin hay những loại thuốc gây mê được bào chế từ thuốc phiện khác là phương pháp tốt nhất làm giảm triệu chứng thở gấp và lo âu của người bệnh.

Khó nuốt làm cho thức ăn và nước khó đi vào dạ dày của bệnh nhân, nhiều người thân sẽ nghĩ đến việc dùng ống để đưa thức ăn và nước vào trong dạ dày bệnh nhân, nhưng con người vào thời điểm cận tử thì lại không cảm thấy đói khát. Mà ngược lại, trạng thái thiếu dinh dưỡng và mất nước sẽ khiến ceton trong máu tích tụ lại từ đó sinh ra hiệu ứng thuốc giảm đau, khiến người bệnh có cảm giác rất phấn khởi.

Lúc này nếu truyền dung dịch glucose cho người bệnh thì cảm giác sảng khoái này sẽ biến mất. Ngoài ra, nếu cho ăn thì bệnh nhân cũng có thể nôn ói, đưa thức ăn vào qua đường ống có thể khiến họ nghẹt thở, đau đớn, khó chịu. Truyền dịch vào tĩnh mạch dù có thể khiến bệnh nhân không rơi vào trạng thái mê sảng do mất nước, những lại làm cho bệnh nhân bị phù, buồn nôn và đau đớn.

20150120150811740
Truyền dịch có thể khiến bệnh nhân bị phù, buồn nôn và đau đớn.

Xuất hiện “tiếng gào thét khi tử vong” thì nên làm gì?

Trước khi ra đi 3 tháng, rất nhiều bệnh nhân ít nói chuyện hơn, nhưng tâm hồn của họ lại hoạt động nhiều hơn. Đừng nghĩ rằng họ đang từ chối sự quan tâm của người thân, mà đó là một nhu cầu của người cận tử: Tách khỏi thế giới bên ngoài, nói chuyện trong tâm hồn.

Một cuộc điều tra thực hiện trên 100 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối cho thấy: Trước khi chết một tuần, có đến 56% bệnh nhân tỉnh táo, 44% thèm ngủ, không có ai rơi vào trạng thái hôn mê không biết gì. Nhưng trong 6 tiếng đồng hồ cuối đời, trường hợp tỉnh táo chỉ chiếm 8%, 42% rơi vào trạng thái thích ngủ, 50% bị hôn mê.

Càng đến gần thời khắc tử vong, các cơ ở vùng miệng càng trở nên lỏng, ở cổ và phổi tiết đờm tích tụ lại, khi hô hấp sẽ phát ra tiếng khanh khách. Trong y học gọi là “tiếng gào thét khi tử vong”, âm thanh rất khó chịu.

Lúc này không nên dùng thiết bị hút đờm, vì nó không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh nhân đau đớn hơn.

Nên cho người bệnh nằm nghiêng một bên, đầu gối nâng cao một chút, hoặc dùng thuốc làm giảm sự bài tiết của đường hô hấp. Người sắp tử vong thường phát ra tiếng khò khè hoặc nức nở, nhưng không nhất định là bệnh nhân đang đau khổ, lúc này có thể tiêm thuốc giảm đau để họ tiếp tục nói chuyện với người thân hoặc ra đi một cách nhẹ nhàng.

Hãy nhớ, chưa có chứng cứ chứng minh thuốc giảm đau khiến người bệnh tử vong nhanh hơn.

Terminal-patients
Thính giác là giác quan ngưng hoạt động cuối cùng nên bạn hãy nói hết những lời muốn nói dù người bệnh có hôn mê.

Thính giác là giác quan ngưng hoạt động cuối cùng, vì thế, cho đến thời khắc cuối cùng người bệnh vẫn có thể nghe thấy mọi điều bạn nói.

Biết được những điều trên bạn mới có thể giúp người sắp lâm chung ra đi một cách bình thản và nhẹ nhàng hơn.

Lê Hiếu, theo Cmoney

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Hạt giống

    Hạt giống

x