Lăng Cha Cả ở Sài Gòn – Đền thờ ông giáo Tây từng đem hoàng tử Việt tha hương cầu viện

20/04/17, 10:19 Tri thức

Vòng xoay Lăng Cha Cả đông đúc hiện nay vốn là khu lăng mộ 2.000 m2 của một giám mục người Pháp có công lớn trong việc dựng nên triều Nguyễn và đóng góp quan trọng cho tiếng Việt ngày nay.

Đức Giám mục Bá Đa Lộc và khung cảnh khu vực Lăng Cha Cả năm 1970. (Ảnh: vietdethuong.com)

Vòng xoay Lăng Cha Cả (phường 4, quận Tân Bình, TP HCM) là nút giao thông quan trọng của TP HCM. Đây là điểm giao cắt của các trục đường lớn như Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn, Lê Văn Sỹ, Bùi Thị Xuân. Vòng xoay nổi bật với quả địa cầu hai màu xanh, đỏ, đường kính khoảng 2m.

Đây là khu vực duy nhất còn sót lại của khu lăng mộ rộng hơn 2.000 m2, nơi chôn cất và thờ cúng Giám mục Bá Đa Lộc, người xưa gọi là “Cha Cả”.

Lăng cha cả ngày nay, ở giữa là quả địa cầu lớn. (Ảnh: xoay24h.com)

Khi nói tới ông Cha Cả, nhiều người thường mường tượng ông là người Việt và thắc mắc tại sao lăng của ông không kết cấu theo đạo Thiên chúa mà lại giống một ngôi đình. Dưới đây là phần nói về thân thế của ông:

Giám mục Bá Đa Lộc và những ngày đầu truyền giáo tại Việt Nam

Giám mục Bá Đa Lộc, tên tiếng Pháp là Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine, sinh tại Aisne, Pháp ngày 02/11/1741, là một linh mục truyền giáo thuộc hội truyền giáo nước ngoài Paris. Ông là đức Giám mục ở Nam kỳ và cũng là nhà ngoại giao Pháp.

Nhiều sử gia chỉ nhìn Bá Đa Lộc qua lăng kính chủ nghĩa “thực dân” Pháp. Nhưng nếu nhìn vào thực tế quân sự và chính trị của Việt Nam ở nửa sau thế kỷ 18 thì Bá Đa Lộc đã có công rất lớn trong việc giúp Nguyễn Ánh thắng Nhà Tây Sơn, thống nhất sơn hà, lập nên triều đại nhà “Nguyễn”, một cái tên họ thông dụng nhất của người Việt mà cả thế giới đều biết đến.

Bá Đa Lộc có tài lãnh đạo, biết nhìn ra tiềm năng của thời cơ và nắm bắt cơ hội. Ông là anh cả của một gia đình có 19 người con, ông theo học tại Laon, sau đó ở Paris tại chủng viện Trente Trois. Ông vào Đại Chủng viện của hội truyền giáo nước ngoài Paris năm 1765 và lên tàu đi làm nhiệm vụ ở châu Á vào ngày 09/9/1765.

Cùng năm 1765, giáo sĩ Bá Đa Lộc thành lập một chủng viện nhỏ tại Hòn Đất (xưa thuộc tỉnh Hà Tiên) với khoảng 40 giáo dân Việt, Xiêm và Hoa sống trong mấy ngôi nhà bằng tre. Tuy nhiên, những năm này, vùng Hà Tiên hay bị loạn lạc giặc giã xâm chiếm, đánh cướp trụ sở truyền đạo, sát hại nhiều giáo sinh và giáo dân.

Vì thế năm 1770, các học sinh chủng viện khoảng 40 người phải di tản qua Pondichéry, Ấn Độ và lập thành chủng viện mới ở đó.

Cũng chính ở Pondichéry năm 1772, mới 31 tuổi, Bá Đa Lộc được phong làm Giám mục d’Adran bởi Giáo hoàng Clement XIV. Sau cái chết của Đức Giám mục Piguel năm 1771, ông trở thành vị Đại Diện Tông Tòa Nam Kỳ, kế nghiệp giám mục phụ trách giáo phận Đàng Trong.

Mãi đế năm 1773, Hà Tiên mới sống lại thời yên bình. Một năm sau, Bá Đa Lộc trở về Hòn Đất thành lập họ đạo, năm 1775 ông được Tổng trấn Mạc Thiên Tứ tiếp đãi trọng hậu và cho phép đi giảng đạo khắp Hà Tiên.

Phò trợ Nguyễn Ánh trong 24 năm trời

Năm 1777, quân Tây Sơn tiến chiếm Gia Định, sát hại cả dòng họ Chúa Nguyễn, chỉ có người cháu là Nguyễn Ánh, (sau này là vua Gia Long) chạy thoát được, lúc đó mới 16 tuổi. Cơn hoạn nạn của gia đình Chúa Nguyễn cũng là cơ duyên cho tương lai của Bá Đa Lộc. Ông giúp Nguyễn Ánh trốn thoát vào Vịnh Thái Lan. Vì trong dịp ra tay cứu người này, Bá Đa Lộc, vốn là một giáo sĩ, một nhà giáo dục, một học giả, nay trở thành một “chính trị gia” và “quân sư” bất đắc dĩ cho nguyễn Ánh.

Suốt 4 năm (1777-1781), Nguyễn Ánh bôn ba trong Vịnh Hà Tiên, gom góp được một số binh sĩ Việt, Miên và chiếm lại được một vài tỉnh miền Nam cùng với Sài Gòn để làm đất dung thân. Trong thời gian này, Giám mục Bá Đa Lộc vẫn theo khuyên bảo, nhắn nhủ vị tướng trẻ này bớt hung hăng, cố chịu đựng kiên nhẫn và đối xử tử tế với hàng quan lại lớn tuổi. Cũng lúc đó, ông còn giúp Nguyễn Ánh trong các quyết định quân sự và nội bộ triều đình.

Rất tiếc, thành công quân sự của Nguyễn Ánh không giữ được lâu. Năm 1782, Tây Sơn đem thủy quân đánh chiếm lại Sài Gòn. Cả Bá Đa Lộc và Nguyễn Ánh phải bỏ chạy lần nữa, lẫn trốn trong Vịnh Thái Lan gần một năm. Sau khi quân Tây Sơn rút về, Nguyễn Ánh nóng lòng đem mười ngàn lính do vua Thái cung cấp trở lại chiếm Sài Gòn, nhưng cũng bị đánh vỡ tan tành.

Lần này, Nguyễn Ánh bị rượt đuổi đến cùng, phải bỏ cả thủy đoàn mà chạy, chỉ đem theo được vài trăm tên lính hộ vệ. Lang thang đó đây, trong cơn đói rách quân lính phải đào củ trên các hoang đảo mà ăn. Lúc này Nguyễn Ánh bắt đầu hoang mang, phân vân có nên cầu cứu sức mạnh Âu Tây để có thể đẩy ngược làn sóng vận mệnh của Nhà Tây Sơn.

Trong lúc đó thì vị Giám mục, vì đã tính trước nên đang sống an toàn với các chủng sinh trên đảo Pulo Way (Phú Quốc ngày nay). Nguyễn Ánh thường đến tá túc và xin thực phẩm cho binh lính, và tỏ ra rất cảm động trước tấm lòng nhân đạo của Bá Đa Lộc. Ngược lại vị Giám Mục này đã chinh phục được lòng tin cậy của Nguyễn Ánh và từ đó, vị chúa trẻ tuổi đã giao cho ngài đứa con độc nhất, tức Hoàng Tử Cảnh mới lên 6, để được dạy dỗ chăm sóc.

Trong lúc quân Anh cũng như quân Hà Lan ở Batavia chuẩn bị thương lượng việc giúp đỡ cho Nguyễn Ánh, giám mục Bá Đa Lộc đã đề nghị một sự hỗ trợ từ phía Pháp. Ông cũng nhận ra rằng Tây Sơn là kẻ thù không đội trời chung của Kitô giáo. Phụ tá của ông Labartette đã viết: “Thiên chúa giáo đối với quân Tây Sơn là không thể tồn tại. Nếu triều đại của họ kéo dài, chúng tôi gặp khó khăn lớn trong việc thoát khỏi bàn tay của họ. Họ đã thực sự đã ban hành sắc lệnh đàn áp ở miền đông Nam Kỳ”.

Nguyễn Ánh liên minh với vua Xiêm La và bị bại trận. Ông liền gởi chiếc ấn và con trai của mình là hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh cho Bá Đa Lộc. Kết quả là tháng 2/1787, Bá Đa Lộc tới Lorient, Pháp qua ngả Pondicherry, Ấn Độ. Ban đầu, các bộ trưởng của cung điện Versaille chưa thật sự nhất trí với đề nghị này, chỉ có mình Đức Tổng Giám mục Dillon đầy quyền lực tán thành. Cuối cùng, vua Louis XVI cũng tiếp kiến Giám mục Ba Đa Lộc vào đầu tháng 5/1787 và đưa ra một thỏa thuận.

Kết quả hình ảnh cho hoàng thái tử bảo long

Chân dung hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh tại Pháp năm 1787. (Ảnh: vi.wikipedia.org)

Tháng 11/1787, một hiệp ước được ký kết giữa Pháp và đế quốc An Nam tại Versailles bởi bá tước de Vergennes và bá tước de Montmorin đại diện cho vua Louis XVI, và một bên là Nguyễn Phúc Cảnh con trai của Gia Long do Giám mục Ba Đa Lộc đại diện bảo trợ. Nước Pháp cam kết giúp đỡ Nguyễn Ánh lên ngôi, thay vào đó Pháp nhận được cảng Tourane, đảo Pulo Condor và đặc biệt là thương mại độc quyền với Pháp.

Tuy nhiên, Nguyễn Ánh đã không nhận được sự trợ giúp về người vì hiệp ước không được thi hành.

Trước thất bại đau đớn sau khi đã dự tính kỹ lưỡng và vận động hết mình để thuyết phục triều đình Pháp mà không đi đến đâu, Bá Đa Lộc đành phải ra tay một mình, ông vận động quyên tiền khắp nơi để mua tàu bè, đạn dược giúp cho Chúa Nguyễn.

Thế là kể từ năm 1789 một số tàu bè hải quân trang bị súng ống, đạn dược đầy đủ, với một số binh sĩ “đào ngũ” từ quân đội Pháp, bắt đầu trên đường tiến về Việt Nam. Ngoài một số giáo sĩ đi theo ngài về Việt Nam (8 linh mục), còn có các chuyên viên quân sự và cơ khí, thủy binh, bộ binh, tổng cộng trên 300 người, giúp cho thế lực Nguyễn Ánh càng ngày càng mạnh.

Các chuyên viên Pháp giúp trang bị lại các tàu hải quân Chúa Nguyễn thành một thủy đoàn sẵn sàng tác chiến trên biển cả, trên bờ cũng cho thiết lập những đồn lũy vững chắc tại Gia Định và những địa thế hiểm nghèo khác.

Tượng đài Giám mục Bá Đa Lộc một cánh tay đưa ra với tờ điều ước Versailles, tay kia dẫn dắt Hoàng tử Cảnh nhỏ tuổi, pho tượng bằng đồng này trước quảng trường Nhà thờ Đức Bà, được dựng và được khánh thành trọng thể năm 1901 kỉ niệm 100 năm ngày mất Bá Đa Lộc. Năm 1945, người Việt đã phá huỷ cùng với những tượng đài khác của Pháp. Và trên bệ tượng cũ này, năm 1959 khánh thành pho tượng bằng đá hoa cương Nữ vương Hoà bình (Regina Pacis) mang đến từ Roma, như ta thấy hiện nay. (Ảnh: Flickr)

Sau nhiều năm giúp Chúa Nguyễn kéo buồm đi đánh Qui Nhơn (1790-1799) không thành công, Bá Đa Lộc cũng hơi nản chí, bắt đầu nghi ngờ có lẽ mình đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào vị vua trẻ này. Về phần Nguyễn Ánh thì từ khi nắm được thế chân vững chắc ở Sài Gòn, giờ đây sau mười mấy năm bôn ba đây đó vị chúa trẻ này bắt đầu đam mê tửu sắc, chơi bời, không còn thao thức cho lắm với giấc mộng lập quốc ngày nào. Nhiều lúc Bá Đa Lộc ngăn cản không được, nổi giận đòi trở về Pháp. Chỉ lúc ấy, Nguyễn Ánh mới thức tỉnh.

Mãi đến cuối năm 1799, khi Qui Nhơn, bàn đạp của nhà Tây Sơn, bị sụp đổ, từ đó Chúa Nguyễn mới tiến đánh miền Bắc một cách dễ dàng. Tuy nhiên, sự thành công cuối cùng này đến quá trễ cho Bá Đa Lộc. Ông mất vì bệnh nặng vào sáng 09/10/1799 tại Quy Nhơn.

Tin tức này được Nguyễn Ánh giữ kín không cho quân sĩ ở chiến trường biết. Trong lúc đó, Hoàng tử Cảnh đã đưa xác vị Thượng Sư trên một chiếc thuyền hoàng gia về Sài Gòn làm Lễ An táng, theo đúng nghi thức Công giáo.

Mặc dù các chiến dịch đang diễn ra tại Quy Nhơn, chúa Nguyễn Phúc Ánh tự thực hiện một chuyến để xuôi nam đến Gia Định để tham dự tang lễ của Giám Mục Bá Đa Lộc.

Cuốn từ điển Việt – Latinh của Giám Mục Bá Đa Lộc

Kết quả hình ảnh cho Lăng Cha Cả

Cuốn tự điển tiếng Việt mang tên Dictionarium Anamitico Latinum. (Ảnh: madeinsaigon.vn)

Ngoài công việc là nhà truyền giáo, phò vua Gia Long, ông còn có một công trình đóng góp quan trọng cho tiếng Việt đó là có công soạn cuốn từ điển tiếng Việt mang tên Dictionarium Anamitico Latinum vào năm 1773 và được Jean-Louis Taberd xuất bản năm 1838, chú bằng chữ Latin, chữ Quốc Ngữ, chữ Nôm và chữ Nho.

Cuốn từ điển này nguyên bản nay còn được giữ ở Thư khố Hội Truyền giáo Ngoại quốc tại Paris. Cuốn từ điển Việt-LaTinh làm trong thời gian Bá Đa Lộc ở Pondichéry, Ấn Độ, nghĩa là chỉ 5 năm sau khi ông tiếp xúc với Việt Nam.

Như vậy Bá Đa Lộc phải có một sức làm việc, một óc tổ chức và một năng khiếu tầm cỡ về ngôn ngữ. Đồng thời, ông lại được một nhóm người đắc lực phụ trợ, như nhà nho Trần Văn Học (Việt Nam), Mạn Hoè (người Pháp, tên Manuel), Nguyễn Văn Chấn (người Pháp, tên Dayot), Nguyễn Văn Thắng (người Pháp, tên Vannier), Gia Đô Bi (gốc Tây Ban Nha), Ma Nộ Y (người Tây Ban Nha),…

Lăng Cha Cả xưa và nay

Khu Lăng Cha Cả ngày nay là vòng xoay ở quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: madeinsaigon.vn)

Giám mục Bá Đa Lộc (Cha Cả) mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn. Vì được vua Gia Long trọng vọng, coi là “Giám mục Thượng sư”, ông được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định. Khu vực đó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhất phía tây bắc Sài Gòn.

Tuy nhiên, cũng có một số nguồn tin khác cho rằng: Giám mục Bá Đa Lộc được chôn lần đầu tại Nha Trang. Thời đó, Nguyễn Ánh còn phải chống đỡ nhà Tây Sơn, nên rất có thể sợ Tây Sơn có ngày chiến thắng, khiến ông phải bôn tẩu lần nữa. Vì vậy việc chôn cất Bá Đa Lộc phải giấu kín, cho làm đám tang Bá Đa Lộc thật lớn và cho dựng lăng ở Gia Định để đánh lạc hướng.

Mãi đến năm 1925, người Pháp mới đem chút xương cốt còn lại của Ba Đa Lộc từ ngôi mộ thực ở Nha Trang về cải táng nơi lăng ở Gia Định. Triều đình giao việc xây mộ cho linh mục Barthélémy Sang. Tuy Giám mục Bá Đa Lộc là người Pháp, nhưng kiến trúc mộ ông theo kiểu Việt Nam, có bình phong, bái đường và hậu cung. Lăng Cha Cả là khu đất rộng khoảng 2.000 m2, gồm một nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn.

Hài cốt của Giám mục Bá Đa Lộc được thờ ở Lăng Cha Cả cho đến hết thời nhà Nguyễn sang chính thể Việt Nam Cộng hòa. Năm 1983, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cải táng mộ phần, san bằng khu lăng cổ và trao di cốt lại cho lãnh sự Pháp đem hồi hương. Di cốt khi về lại Pháp được đem chôn trong nhà thờ Séminaire des Missions Etrangères, rue du Bac tại quận XV, Paris, Pháp.

Còn mấy nếp nhà cũ của Lăng Cha Cả thì bị san bằng, chỉ còn lại là điểm tròn làm vòng xoay lưu thông trên đường Hoàng Văn Thụ và Cộng Hòa, quận Tân Bình ngày nay.

Một số hình ảnh về Lăng Cha Cả trước năm 1975:

Chính diện Lăng Cha Cả ngày xưa. (Ảnh: xoay24h.com)
19312401060_86f0c5ef1c_z
Khung cảnh khu vực Lăng Cha Cả nhìn từ trên cao. (Ảnh: madeinsaigon.vn)
Hình ảnh có liên quan
Quang cảnh trước Lăng Cha Cả xưa. (Ảnh: skyscrapercity.com)

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x